I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. Học sinh biết cách hát khi có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi
Biết bài hát Chim sáo là dân ca của đồn bào Khơ-me (Nam Bộ)
- Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết vận động phụ hoạ theo bài hát.
- Thái độ: Qua bài hát, các em thêm yêu thích các bài hát dân ca.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát Chim sáo.
- Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan,
- Máy hát, băng đĩa bài hát.
Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: BỐN Tiết 23 : Học hát bài: CHIM SÁO MỤC TIÊU: Kiến thức: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. Học sinh biết cách hát khi có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi Biết bài hát Chim sáo là dân ca của đồn bào Khơ-me (Nam Bộ) Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết vận động phụ hoạ theo bài hát. Thái độ: Qua bài hát, các em thêm yêu thích các bài hát dân ca. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác bài hát Chim sáo. Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan, Máy hát, băng đĩa bài hát. Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Phần mở đầu (5’): Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ: Bài hát Bàn tay mẹ do ai sáng tác? Gọi 2 học sinh hát lại bài hát Bàn tay mẹ và gõ đệm theo phách? Gọi 1 học sinh đọc lại bài tập đọc nhạc số 6: Múa vui và gõ đệm theo tiết tấu. Nhận xét, cho điểm. Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với 1 bài hát dân ca của đồng bào Khơ-me sinh sống tại Nam Bộ nước ta. Giáo viên cho học sinh xem bản đồ hành chính Việt Nam và chỉ cho học sinh thấy vị trí Nam bộ trên bản đồ và một số tỉnh có người Khơ-me sinh sống. Tên của bài hát đó là: Chim sáo. Bài hát này được viết theo nhịp 4/4, còn được viết tắt là chữ C. Mỗi ô nhịp có 4 phách. Sau đây chúng ta sẽ nghe bài hát này. Giáo viên mở băng cho học sinh nghe. Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng). Bài hát Bàn tay mẹ do nhạc sĩ Bùi Đình Thảo viết nhạc, phổ từ thơ của Tạ Hữu Yên. 2 học sinh hát. 1 học sinh đọc bài tập đọc nhạc Nhận xét bạn hát. Lắng nghe Lắng nghe bài hát. Học sinh nhận xét về bài hát. Phần hoạt động (25’): Hoạt động 1: Tập hát bài “Chim sáo”: (15’) Mục tiêu: Học sinh hát đúng và thuộc bài Chim sáo. Học sinh biết cách hát khi có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi Biết bài hát Chim sáo là dân ca của đồn bào Khơ-me (Nam Bộ) Phương pháp: Hát mẫu, đàm thoại và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, Máy hát, băng đĩa bài hát. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp: Hát mẫu, đàm thoại, luyện tập a) Tập đọc lời ca theo tiết tấu: Bài hát này sử dụng dấu quay lại, giáo viên chỉ cho học sinh thấy, hướng dẫn học sinh thứ tự hát các câu hát trong bài. Gọi học sinh đọc lời ca của bài hát. Giải thích: đom boong nghĩa là quả đa. Tập cho học sinh đọc lời ca từng câu: Lời 1 Câu 1: Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay. Câu 2: Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay. Câu 3: Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui bầy la là la la. Lời 2 Câu 1: Trong rừng cây xanh sáo tìm trái thơm. Câu 2: Trong rừng cây xanh tiếng đùa líu lo. Câu 3: Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui bầy la là la la. Làm mẫu và yêu cầu học sinh làm lại. Nghe và sửa sai cho học sinh b) Tập hát: “Chim sáo”: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh hát nối tiếp nhau từ đầu cho đến hết bài. Luyện hát theo dãy, nhóm, tổ. Gọi vài học sinh hát để sửa lỗi cho học sinh. Lưu ý những chỗ có dấu hoa mĩ phải hát luyến nhanh, chỗ luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại. Những chỗ cuối câu hát, trường độ ngân và nghỉ 2 phách rưỡi (nốt trắng và lặng đơn). c) Hướng dẫn học sinh gõ đệm theo bài hát: Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo phách: Trong rừng cây xanh sáo tìm trái thơm. x x x x x x x Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp: Trong rừng cây xanh sáo tìm trái thơm. x x x x x x x x Cho học sinh luyện tập theo nhóm, tổ, cá nhân, cả lớp. Giáo dục tư tưởng cho học sinh. d) Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Tên trò chơi: Thi viết tên các bài hát dân ca. Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội: A và B, mỗi đội cử 2 học sinh lên viết tên các bài hát dân ca. Luật chơi: Giáo viên mở 1 bài hát, khi hết bài hát, đội nào viết nhiều tên bài hát và đúng nhất thì thắng cuộc. Nhận xét 2 đội chơi, khen đọi có nhiều hiểu biết về dân ca. Hỏi học sinh bài hát vừa nghe là bài hát gì? Bài hát này là một sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ông qua bài đọc thêm “Tiếng sáo của người tù” Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp Lắng nghe 1-3 học sinh đọc. Tập đọc lời ca từng câu Đọc lời ca và gõ đệm theo tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên Các nhóm tập hát theo yêu cầu của giáo viên. 1-4 học sinh hát. Học sinh hát theo hướng dẫn Thực hiện theo hướngdẫn của học sinh Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên Lắng nghe. Học sinh tham gia trò chơi Học sinh trả lời: Bài hát Việt Nam quê hương tôi. Hoạt động 2: Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù (10’): Mục tiêu: Học sinh hiểu biết thêm về tác giả Đỗ Nhuận Đồ dùng: Tranh ảnh nhạc sĩ Đỗ Nhuận và một số tư liệu về ông Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. Yêu cầu 2 học sinh đọc bài đọc thêm trong sách giáo khoa. Giới thiệu: Trong bài đọc thêm có nhân vật nào? Đó chính là nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ông sinh năm 1922 và mất năm 1991. Ông có nhiều tác phẩm xuất sắc trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam như: Chiến thắng Điện Biên, Trên đồi Him Lam, Việt Nam quê hương tôi, Nhớ Chiến khu, hành quân xa, Yêu cầu học sinh nói lên cảm nghĩ của mình về nghị lực của những người tù thời kháng chiến? Chốt: những người chiến sĩ cách mạng trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Hình thức: Cá nhân, cả lớp 2 học sinh đọc Nhân vật chàng Tiêu. Lắng nghe Học sinh trả lời C. Phần kết thúc: (5’) - Bài hát Chim sáo là dân ca của dân tộc nào? - Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát và gõ đệm theo phách. - Cho học sinh nghe bài hát “Hành quan xa” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận - Dặn học sinh ôn lại bài hát, chuẩn bị tiết học sau. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: NgàythángNăm. NgàythángNăm. Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: