I. Mục tiêu:
1. HS hiểu:
- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn.
- Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn.
2. HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn.
3. Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Môn : Đạo đức Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011 Tiết : Chia sẻ buồn vui cùng bạn Tuần : 10 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: 1. HS hiểu: Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn. ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn. 2. HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn. 3. Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn. II. Đồ dùng dạy học: Micro (làm bằng nhựa hoặc giấy...) Vở BT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 4’ A. Kiểm tra bài cũ + Kể những việc mình làm trong tuần qua thể hiện sự quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn. * PP kiểm tra, đánh giá - HS kể. - HS nhận xét . - GV đánh giá, khen ngợi... 32’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : - Hôm nay chúng ta tiếp tục thảo luận về những việc làm thể hiện sự Chia sẻ vui buồn cùng bạn. * PP trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài. - HS lấy vở BT. 2. Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai - Mục tiêu : HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn. ã Bài tập 4: Em hãy viết vào ô chữ Đ trước các việc làm đúng, chữ S trước các việc làm sai đối với bạn bè. a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém. c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10. d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ các bạn kém. đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp. e) Thờ ơ cười nói khi bạn có chuyện buồn. g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo. h) Ghen tức khi thấy các bạn học giỏi hơn mình. - Câu hỏi : + Vì sao thờ ơ với nỗi buồn của người khác là hành vi sai? (... vì như vậy là không quan tâm, hỏi han đến người khác, sông như vậy là ích kỉ ...) + Khi thấy bạn học giỏi hơn mình, chúng ta không ghen tức mà nên làm gì? (... chúng ta nên chúc mừng, học hỏi để được như bạn) * PP luyện tập, thực hành - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài tập. - HS nêu ý kiến. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, hỏi thêm. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. 3. Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ - Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời, giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. ã Bài tập 5 : a) Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ thế nào ? b) Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buông chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào? Kết luận : Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ cung nhau. * PP thảo luận, sắm vai - HS đọc nội dung BT. - HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm. - GV gợi ý, giúp đỡ. - 3 HS lên liên hệ trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung... - GV nhận xét, kết luận. 4. Hoạt động 3 : Trò chơi Phóng viên - Mục tiêu: Củng cố bài học. ã Bài tập 6 : Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học, ví dụ : - Vì sao bạn bè cần quan tâm, chia sẻ cùng nhau? - Cần làm gì khi bạn có niềm vui? Khi bạn có chuyện buồn? - Hãy kể một câu chuyện mà bạn biết về việc bạn bè biết chia sẻ vui buồn cùng nhau. - Bạn hãy hát một bài hoặc đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ chủ đề tình bạn. - Bạn đã từng được chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể, khi đó, bạn cảm thấy như thế nào? - Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật?... Kết luận : Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cầm chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng. * PP sắm vai, luyện tập theo nhóm - 1 HS đọc yêu cầu. - HS chơi theo nhóm 4, mỗi người làm phóng viên 1 lần. - HS lên bảng chơi, hỏi cả lớp. - HS nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận. - GV nhận xét, kết luận. - HS nhắc lại. 3’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò: Quan tâm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè trong lớp, trong trường. + Tham gia các phong trào ủng hộ của nhà trường - GV nhận xét giờ học, dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
Tài liệu đính kèm: