Giáo án môn học Lớp 1- Tuần 22

Giáo án môn học Lớp 1- Tuần 22

Môn : Học vần

BÀI : UƠ - UYA

I.Mục tiêu: -HS hiểu được cấu tạo các vần uơ, uya, các tiếng: huơ, khuya.

 -Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uơ, uya.

 -Đọc và viết đúng các vần uơ, uya, các từ: huơ vòi, đêm khuya.

-Đọc được từ và câu ứng dụng.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.

-Tranh minh hoạ luyện nói: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

-Bộ ghép vần của GV và học sinh.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Lớp 1- Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 22
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
Học vần (2)
Đạo đức
Thủ công
Uơ - uya.
Luyện tập
Gấp mũ ca lô (T2)
Ba
Thể dục
Học vần (2)
Toán
Bài thể dục – Trò chơi
Uân - uyên
Giải toán có lời văn
Tư
Học vần (2)
Toán
TNXH
Mĩ thuật
Uât - uyêt
Xăngtimet – đo độ dài.
Cây rau
Vẽ vật nuôi trong nhà
Năm
Học vần (2)
Toán
Tập viết
Uynh - uych
Luyện tập 
T21: Tàu thuỷ, giấy pơ - luya, .
Sáu
Học vần (2)
Toán
Hát 
Sinh hoạt
Ôn tập
Luyện tập
Ôn bài hát: Tập tầm vông
Thứ hai ngày tháng năm 2004
Môn : Học vần
BÀI : UƠ - UYA
I.Mục tiêu:	-HS hiểu được cấu tạo các vần uơ, uya, các tiếng: huơ, khuya.
	-Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uơ, uya.
 	-Đọc và viết đúng các vần uơ, uya, các từ: huơ vòi, đêm khuya.
-Đọc được từ và câu ứng dụng.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần uơ, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần uơ.
Lớp cài vần uơ.
GV nhận xét.
HD đánh vần vần uơ.
Có uơ, muốn có tiếng huơ ta làm thế nào?
Cài tiếng huơ.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng huơ.
Gọi phân tích tiếng huơ. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng huơ. 
Dùng tranh giới thiệu từ “huơ vòi”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng huơ, đọc trơn từ huơ vòi.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần uya (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: uơ, huơ vòi, uya, đêm khuya.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Thuở xưa, huơ tay, giấy pơ – luya, phéc – mơ – tuya.
Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1.
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
ứng dụng: GT tranh rút câu và đoạn thơ ứng dụng ghi bảng:
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một vầng trên sân.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói: Chủ đề: “Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya”.
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya”.
Cảnh trong tranh là cảnh của buổi nào trong ngày?
Trong tranh em thấy người hoặc vật đang làm gì? Em tưởng tượng xem người ta còn làm gì nữa vào các buổi này?
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV.
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi: Tìm từ chứa vần uơ và vần uya.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm viết vào giấy các từ có chứa vần uơ và uya mà nhóm tìm được (không lấy những từ có trong bài), thời gian giành cho việc này khoảng 3 phút. Sau đó các nhóm cử người dán tờ giấy ghi đó lên bảng. Cho đọc để kiểm tra sự chính xác kết quả làm việc của các nhóm. Nhóm nào ghi được nhiều từ đúng nhóm đó sẽ thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em + chỉ tiếng từ theo yêu cầu của giáo viên.
N1 : bông huệ; N2 : khuy áo.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
u – ơ – uơ. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm h đứng trước vần uơ.
Toàn lớp.
CN 1 em.
Hờ – uơ – huơ.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng huơ.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : bắt đầu bắng u.
Khác nhau : uya kết thúc bằng uy.
3 em
1 em.
Nghỉ giữa tiết.
Toàn lớp viết.
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
CN 2 em.
CN 2 em, đồng thanh.
Vần uơ, uya
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm.
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
HS đọc thầm, phát hiện và gạch chân nối tiếp giữa các nhóm, mỗi nhóm đọc 2 dòng thơ, thi đọc cả đoạn thơ.
Học sinh nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 4 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Các nhóm thi nhau tìm và ghi các tiếng vào giấy. Hết thời gian giáo viên cho các nhóm nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
1 học sinh đọc lại bài học trong SGK.
Môn : Thủ công
BÀI : GẤP MŨ CA LÔ (Tiết 2)
I.Mục tiêu:	-Giúp HS biết cách gấp và gấp được mũ ca lô bằng giấy.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Mẫu gấp mũ ca lô bằng giấy mẫu.
-1 tờ giấy màu hình vuông.
	-Học sinh: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Học sinh thực hành:
Giáo viên nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy và gợi ý để học sinh nhớ và nhắc lại quy trình gấp.
Đặt giấy hình vuông phía màu úp xuống và
Gấp lấy đường dấu giữa theo đường chéo (H2)
Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở H2 ta được H3.
Gấp đôi H3 để lấy đường dấu giữa, sao đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa H4.
Lật H4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự ta được H5
Gấp lớp giấy phía dưới của H5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như H6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên H7 ta được H8.
Lật H8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy ta được H10.
Cho học sinh thực hành gấp hình mũ ca lô.
Hướng dẫn học sinh trang trí bên ngoài mũ ca lô cho đẹp theo ý thích của các em.
Quan sát hướng dẫn uốn nắn giúp đỡ các em yếu hoàn thành sản phẩm tại lớp.
Tổ chức cho các em trưng bày sản phẩm của mình tại lớp và dán vào vở thủ công.
4.Củng cố: 
Học sinh nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô.
5.Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương các em gấp đẹp.
Chuẩn bị bài học sau: ôn lại nội dung của các bài 13, 14, 15 và chuẩn bị giấy để kiểm tra hết chương II – Kĩ thuật gấp hình.
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại
Học sinh lắng nghe các quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy.
Học sinh nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy. Học sinh khác bổ sung nếu thấy cần thiết.
Học sinh thực hành gấp mũ ca lô bằng giấy.
Học sinh trang trí sản phẩm của mình và trưng bày sản phẩm trước lớp.
Học sinh nêu quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy.
 Thứ ba ngày tháng năm 2004
MÔN : THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I.Mục tiêu:
-Ôn 4 động tác TD đã học. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện ở mức độ cơ bản đúng.
-Làm quen trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy.
II.Chuẩn bị: 
-Dọn vệ sinh nơi tập, kẽ ô chuẩn bị cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Phần mỡ đầu:
Thổi còi tập trung học sinh.
Phổ biến nội dung yêu cầu của bài học.
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút)
Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp (1 -> 2 phút).
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc theo địa hình tự nhiên ở sân trường 50 đến 60 mét.
Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu (1 -> 2 phút)
2.Phần cơ bản:
Học động tác bụng: 3 -> 5 lần mỗi lần 2x4 nhịp
Từ lần 1 đến lần 3: Giáo viên làm mẫu, hô nhịp cho học sinh tập theo. Lần 4 và 5 giáo viên chỉ hô nhịp không làm mẫu.
Chú ý: Nhịp 2 và 6 khi cúi xuống không được co chân.
Ôn 5 động tác TD đã học (vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng): 2 -> 3 lần, mỗi động tác 2 x 4 nhịp.
Lần 3 giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giữa các nhóm.
Điểm số hàng dọc theo tổ: 2 đến 3 phút.
Cho học sinh tập hợp những điểm khác nhau trên sân trường. Các tổ trưởng cho tổ mình điểm số, báo cáo sĩ số cho lớp trưởng. Lớp trưởng bái cáo cho giáo viên.
Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh: 1 – 5 phút.
GV nêu trò chơi sau đó giải thích cách chơi, làm mẫu động tác nhảy chậm vào từng ô. Tổ chức cho học sinh chơi thử một vài lần. Khi đa số học sinh chơi được thì cho học sinh chơi chính thức
3.Phần kết thúc :
GV dùng còi tập hợp học sinh.
Đi thường theo nhịp và hát 2 -> 4 hàng dọc và hát : 1 – 2 phút.
Trò chơi hồi tỉnh: Do giáo viên chọn 1 phút.
GV cùng HS hệ thống bài học.
4.Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà thực hành.
Học sinh ra sân. Đứng tại chỗ, khởi động.
Học sinh lắng nghe nắmYC nội dung bài học.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Học sinh tập động tác bụng.
Học sinh nêu lại quy trình tập 5 động tác đã học và biểu diễn giữa các tổ.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướn ... cá nhân).
Học sinh thi đọc nối tiếp giữa các nhóm, mỗi nhóm đọc mỗi câu, thi đọc cả đoạn.
Học sinh làm việc trong nhóm nhỏ 4 em, nói cho nhau nghe về nội dung của các câu hỏi do giáo viên đưa ra và tự nói theo chủ đề theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 10 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
Môn: Tập viết
BÀI: TÀU THUỶ – GIẤY PƠ – LUYA – TUẦN LỄ
CHIM KHUYÊN– NGHỆ THUẬT– TUYỆT ĐẸP
I.Mục tiêu :
-Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết.
	-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 20, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 3 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước.
3 học sinh lên bảng viết: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn. 
Lớp viết bảng con: áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
Chấm bài tổ 2.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
Tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : Các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h, l, k. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, y. Các con chữ cao 4 dòng kẻ là: đ, p (kể cả nét kéo xuống); 3 dòng kẻ là: t. Còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ. 
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: Tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
Thứ sáu ngày tháng năm 2004
Môn : Học vần
BÀI : ÔN TẬP
I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
	-Hiểu được cấu tạo các vần đã học.
	-Đọc và viết một cách chắc chắn các vần: uê, uy, uơ, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych.
-Đọc được từ và câu ứng dụng trong bài, các từ, câu có chứa vần đã học.
-Nghe, hiểu và kể lại theo tranh câu chuyện kể: Truyện kể mãi không hết.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng ôn tập trong SGK.
-Tranh minh hoạ các từ, câu ứng dụng, chuyện kể.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
Giáo đã kẻ sẵn lên bảng lớp.
3.Ôn tập các vần vừa học:
 a) Gọi học sinh lên bảng chỉ và đọc các vần đã học.
GV đọc và yêu cầu học sinh chỉ đúng các vần giáo viên đọc (đọc không theo thứ tự).
 b) Ghép âm thành vần:
GV yêu cầu học sinh ghép chữ cột dọc với các chữ ở các dòng ngang sao cho thích hợp để được các vần tương ứng đã học.
Gọi học sinh chỉ và đọc các vần vừa ghép được.
Đọc từ ứng dụng.
Gọi học sinh đọc các từ ứng dụng trong bài: uỷ ban, hoà thuận, luyện tập. (GV ghi bảng)
GV sửa phát âm cho học sinh.
GV đưa tranh hoặc dùng lời để giải thích các từ này cho học sinh hiểu (nếu cần)
Tập viết từ ứng dụng:
GV hướng dẫn học sinh viết từ: hoà thuận, luyện tập. 
Cần lưu ý các nét nối giữa các chữ trong vần, trong từng từ ứng dụng
GV nhận xét và sửa sai.
Gọi đọc toàn bảng ôn.
4.Củng cố tiết 1: 
Hỏi những vần mới ôn.
Đọc bài, tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn.
Cho học sinh chơi trò chơi: Tìm từ có chứa vần vừa ôn để mở rộng vốn từ cho các em.
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phải tìm đủ từ có chứa 10 vần ôn, số lượng cho mỗi từ không hạn chế, viết các từ tìm được vào phiếu trắng. Thời gian cho trò chơi là 3 phút. Hết thời gian nhóm nào ghi được nhiều từ đúng theo yêu cầu thì nhóm đó thắng cuộc.
Giáo viên chốt lại danh sách các vần vừa ôn.
Luyện đọc trơn đoạn thơ trong bài:
Sông nâng thuyền
Lao hối hả
Lưới tung tròn
Khoang đầy cá
Gió lên rồi
Cánh buồm ơi.
Giáo viên đọc mẫu cả đoạn.
Quan sát học sinh đọc và giúp đỡ học sinh yếu.
GV nhận xét và sửa sai.
Kể chuyện: Truyện kể mãi không hết.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh kể được câu chuyện: Truyện kể mãi không hết.
GV kể lại câu chuyện cho học sinh nghe.
GV treo tranh và kể lại nội dung theo từng bức tranh. 
GV hướng dẫn học sinh kể lại qua nội dung từng bức tranh.
Ý nghĩa câu chuyện: Mưu trí, thông minh của người nông dân đã làm cho nhà vua thua cuộc và đây là bài học cho những người quan to hay ra những lệnh kỳ quặc để hành hạ dân lành.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV.
GV thu vở để chấm một số em.
Nhận xét cách viết.
5.Củng cố dặn dò:
Gọi đọc bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương.
Về nhà học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : phụ huynh; N2 : ngã huỵch.
Học sinh kiểm tra đối chiếu và bổ sung cho đầy đủ bảng ôn tập.
Học sinh chỉ và đọc 8 em.
Học sinh chỉ theo yêu cầu của GV 10 em.
Học sinh ghép và đọc, học sinh khác nhận xét.
Cá nhân học sinh đọc, nhóm đọc.
Nghỉ giữa tiết.
Toàn lớp viết.
4 em.
Vài học sinh đọc lại bài ôn trên bảng.
Cá nhân 8 ->10 em.
Các nhóm tìm và viết vào phiếu trắng các từ có chứa vần vừa ôn theo hướng dẫn của giáo viên.
Vỗ tay hoan nghênh nhóm thắng cuộc.
Học sinh đọc lại các vần vừa ôn.
Tìm các tiếng trong đoạn chứa vần vừa ôn.
HS luyện đọc theo từng cặp, đọc từng dòng thơ, đọc cả đoạn thơ có nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.
Đọc đồng thanh cả đoạn.
Đọc tiếp nối giữa các nhóm: mỗi bàn đọc 1 đến 2 dòng thơ sau đó mỗi nhóm đọc cả đoạn thơ.
Học sinh lắng nghe giáo viên kể. 
Học sinh kể chuyện theo nội dung từng bức tranh và gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh đọc vài em.
Toàn lớp
CN 1 em
Môn : Hát
BÀI : ÔN TẬP BÀI: TẬP TẦM VÔNG.
Phân biệt các chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
I.Mục tiêu :
 	-HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát: Tập tầm vông.
-Qua các ví dụ cụ thể, học sinh biết thế nào là chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
II.Đồ dùng dạy học:
	-Giáo viên thuộc và hát chuẩn xác bài hát.
-Nhạc cụ quen dùng, vật dụng để tổ chức trò chơi.
- Một số ví dụ để giải thích về chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang
Chuổi âm thanh đi lên: gồm các âm đi từ thấp lên cao, ví dụ: Đồ – Rê – Mi – Pha – Son hay Đồ – Mi – Son – La – Đố. Đi lên thường tạo cảm giác như phải vươn tới, đòi hỏi một sự cố gắng .
Chuổi âm thanh đi xuống: gồm các âm đi từ cao xuống thấp, ví dụ: Son – Pha – Mi – Rê – Đồ hay Đố – Son – Mi – Rê – Đồ. Đi xuống thường tạo cảm giác dịu dần, như ánh sáng đang dịu bớt.
Chuổi âm thanh đi ngang: gồm các âm có cao độ bằng nhau diễn ra liên tục, ví dụ: Son, son, son, son, son.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ 
Gọi HS hát trước lớp.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới : 
GT bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Ôn bài hát : Tập tầm vông.
-Ôn bài hát
-Hát kết hợp trò chơi.
-Hát và gõ đệm theo phách hay vỗ tay theo nhịp 2.
Hoạt động 2 :
Nghe hát, nghe nhạc để nhạn ra chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
Giáo viên hát hoặc đánh đàn một đoạn bài hát để học sinh phân biệt chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
Âm thanh đi lên:
Mẹ mua cho áo mới nhé
Mùa xuân nay em đã lớn
Âm thang đi xuống:
Biết đi thăm ông bà.
Âm thanh đi ngang:
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi
Rồi tung tăng ta đi bên nhau.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài hát, tên tác của bài hát.
Cho học sinh hát lại kết hợp vận động phụ hoạ “đố nhau”
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà: 
Thực hành bài hát và đố những người trong gia đình cùng tham gia trò chơi
HS nêu.
4 em lần lượt hát trước lớp bài: Tập tầm vông.
HS khác nhận xét bạn hát.
Lớp hát tập thể 1 lần có phụ hoạ.
Vài HS nhắc lại
Học sinh hát kết hợp đố nhau.
Học sinh kết hợp vỗ tay theo phách.
Tập tầm vông tay không tay có
x	x xx x x xx 
Đệm theo nhịp 2:
Tập tầm vông tay không tay có
 x	 x x x
Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu, để nhận ra thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
Tập nhận thử 1, 2 lần. Sau đó giáo viên hát hoặc đánh đàn để học sinh phân biệt âm thanh dưới dạng trò chơi.
Đi lên – Đi xuống – Đi ngang.
Học sinh nêu tên bài hát và tác giả.
Hát tập thể cả lớp và đố nhau theo từng cặp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN T22.doc