Bài :22 Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong
I.Mục tiêu :
-HS biết :Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam bộ ngày nay .
-Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hóa .
-Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau .
-Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc .
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Việt Nam Thế kỉ XVI- XVII .
-PHT của HS .
KỲ II Bài :22 CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG I.Mục tiêu : -HS biết :Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam bộ ngày nay . -Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hóa . -Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau . -Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc . II.Chuẩn bị : -Bản đồ Việt Nam Thế kỉ XVI- XVII . -PHT của HS . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Cho HS hát 1 bài . 2.KTBC : GV cho HS đọc bài “Trịnh –Nguyễn phân tranh” -Cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK gây ra những hậu quả gì ? GV nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt độngcả lớp: GV treo bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII lên bảng và giới thiệu . -GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam bộ ngày nay . -GV yêu cầu HS chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến thế kỉ XVII và vùng đất Đàng Trong từ thế kỉ XVIII. *Hoạt độngnhóm: -GV phát PHT cho HS. -GV yêu cầu HS dựa vào PHT và bản đồ VN thảo luận nhóm :Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến ĐB sông cửu Long . -GV kết luận : Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam ,đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt .Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn .Từ cuối thế kỉ XVI ,các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng . *Hoạt động cá nhân: -GV đặt câu hỏi :Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì ? -GV cho HS trao đổi để dẫn đến kết luận: Kết quả là xây dựng cuộc sống hòa hợp ,xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người . 4.Củng cố : Cho HS đọc bài học ở trong khung . -Nêu những chính sách đúng đắn ,tiến bộ của triều Nguyễn trong việc khẩn hoang ở Đàng Trong ? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII”. -Nhận xét tiết học . -Cả lớp hát . -HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS khác nhận xét . -HS theo dõi . -2 HS đọc và xác định. -HS lên bảng chỉ : +Vùng thứ nhất từ sông Gianh đến Quảng Nam. +Vùng tiếp theo từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ ngày nay. -HS các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp . -Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung . -HS trao đổi và trả lời . -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -3 HS đọc . - HS khác trả lời câu hỏi . -HS cả lớp . Bài : 23 THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII I.Mục tiêu : -HS biết ở thế kỉ XVI – XVII ,nước ta nổi lên ba thành thị lớn :Thăng Long ,Phố Hiến, Hội An . -Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế ,đặt biệt là thương mại. II.Chuẩn bị : -Bản đồ Việt Nam . -Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVII . -PHT của HS . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.KTBC : - Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ? - Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp ? -GV nhận xét, ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp:ai2 -GV trình bày khái niệm thành thị : Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển . -GV treo bản đồ VN và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long ,Phố Hiến ,Hội An trên bản đồ . GV nhận xét . *Hoạt động nhóm: - GV phát PHT cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến ,Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác: Đặc điểm Dân cư Quy mô thành thị Hoạt động buôn bán Thành thị Thăng Long Đông dân nhiều hơn thành thị ở châu Á. Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á. Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được Phố Hiến Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp. Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở. Là nơi buôn bán tấp nập. Hội An Là nơi dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong. Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. -GV yêu cầu một vài HS dựa vào bảng thống kê -GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII . - GV nhận xét . *Hoạt động cá nhân : - GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau: +Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII . +Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào ? -GV nhận xét . 4.Củng cố : -GV cho HS đọc bài học trong khung . -Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào? 5.Tổng kết - Dặn dò: - Về học bài và chuẩn bị trước bài : “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”. -Nhận xét tiết` học . -HS trả lời . -HS cả lớp bổ sung . -HS phát biểu ý kiến. -2 HS lên xác định . -HS nhận xét . -HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống ke âđể hoàn thành PHT. -Vài HS mô tả. -HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất. -HS cả lớp thảo luận và trả lời. -2 HS đọc bài . -HS nêu. -HS cả lớp . Bài :24 NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG NĂM 1786 I.Mục tiêu : - HS biết trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn . - Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước , chấm dứt thời kì Trịnh –Nguyễn phân tranh . II.Chuẩn bị : -Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn . -Gợi ý kịch bản :Tây Sơn tiến ra Thăng Long. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: GV cho HS chuẩn bị SGK. 2.KTBC : -Trình bày tên các đô thị lớn hồi thế kỉ XVI-XVII và những nét chính của các đô thị đó . -Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ? GV nhận xét ,ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp : GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh . -GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn. -GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ. *Hoạt động cả lớp: (Trò chơi đóng vai ) -GV cho HS đọc hoặc kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn . -GV dựa vào nội dung trong SGK để đặt câu hỏi: +Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ? +Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc,thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào? +Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ? -Sau khi HS trả lời ,GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn Quân Tây Sơn . -GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện.Tùy thời gian GV tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp . GV nhận xét . *Hoạt động cá nhân: -GV cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. -GV nhận xét ,kết luận . 4.Củng cố : -GV cho HS đọc bài học trong khung . -Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long nhằm mục đích gì ? -Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn PK họ Trịnh có ý nghĩa gì ? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Quang Trung đại phá quân thanh năm 1789”. -Nhận xét tiết học . -HS chuẩn bị . -HS hỏi đáp nhau và nhận xét . -HS lắng nghe. -HS theo dõi . -HS lên bảng chỉ. -HS theo dõi. -HS kể hoặc đọc . -HS chia thành các nhóm,phân vai,tập đóng vai . -HS đóng vai . -HS đóng tiểu phẩm . -HS thảo luận và trả lời:Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt. -3 HS đọc và trả lời. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -HS cả lớp. Tiết :25 QUANG TRUNG ĐẠI QUÂN THANH NĂM 1789 I.Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : -Thuật lại diễn biến trận Quang trung đại phá quân thanh theo lược đồ . -Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn . - Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn . II.Chuẩn bị : -Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) . -PHT của HS . III.Ho ... ân Đảo, Hoàng sa, Trường Sa. -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta . -Vai trò của Biển Đông , các đảo và quần đảo đối với nước ta . II.Chuẩn bị : -BĐ Địa lí tự nhiên VN. -Tranh, ảnh về biển , đảo VN. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:HS hát . 2.KTBC : -Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của ĐN. -Vì sao ĐN lại thu hút nhiều khách du lịch? GV nhận xét, ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Vùng biển Việt Nam: *Hoạt động cá nhân hoặc từng cặp: GV cho HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong mục 1, SGK: +Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? +Chỉ vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan trên lược đồ . +Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta . Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau: +Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? +Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? -GV cho HS trình bày kết quả. -GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta. 2/.Đảo và quần đảo : *Hoạt động cả lớp: -GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: +Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? +Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không? +Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất? -GV nhận xét phần trả lời của HS. * Hoạt động nhóm: Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau: -Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ. -Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào? -Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? GV cho HS thảo luận và trình bày kết quả. GV nhận xét và cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp về giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta. 4.Củng cố : -Cho HS đọc bài học trong SGK. -Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta. -Chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”. -HS hát . -HS trả lời . -HS nhận xét, bổ sung. -HS quan sát và trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung . -HS trình bày. -HS trả lời. -HS thảo luận nhóm 4. -HS trình bày. -HS đọc. Bài : 30 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM I.Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết: -Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; Nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển. -Nêu thứ tự tên các công việc trong quá trình khai thác mà sử dụng hải sản của nước ta. -Chỉ trên bản đồ VN vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. -Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển. -Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển. II.Chuẩn bị : -Bản đồ địa lí tự nhiên VN. -Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN. -Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; Khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 2.KTBC : -Hãy mô tả vùng biển nước ta . -Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta . GV nhận xét, ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : GV hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào? 1/.Khai thác khoáng sản : *Hoạt động theo từng cặp: -Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh trả lới các câu hỏi sau: +Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì? +Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì? +Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó. -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp. GV nhận xét: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu. 2/.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản : *Hoạt động nhóm: -GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý: +Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản. +Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ. +Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản? -GV cho các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản. -GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. Có thể cho HS kể những loại hải sản mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn. 4.Củng cố : -GV cho HS đọc bài trong khung. -Theo em, nguồn hải sản có vô tận không ? -Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đó ? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau “Tìm hiểu địa phương”. -HS chuẩn bị . -HS trả lời . -HS trả lời . -HS trả lời . -HS trình bày kết quả . -HS thảo luận nhóm . -HS trình bày kết quả . -2 HS đọc -HS trả lời. -HS cả lớp. Bài:31 TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG Bài:32 ÔN TẬP I.Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết: -Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên Tây Nguyên và các TP đã học trong chương trình. -So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ và dải ĐB duyên hải miền Trung. -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các TP đã học. II.Chuẩn bị : -Bản đồ địa lí tự nhiên VN. -Bản đồ hành chính VN. -Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN. -Các bản hệ thống cho HS điền. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Cho HS hát . 2.KTBC : -Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển . -Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ . GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp: Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: -Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên. -Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ. -Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. GV nhận xét, bổ sung. *Hoạt động nhóm: -GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau: Tên TP Đặc điểm tiêu biểu Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Đà Lạt TP HCM Cần Thơ -GV cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ. 4.Củng cố : GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập . 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét, tuyên dương . -Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp theo . -Cả lớp. -HS trả lời . -HS khác nhận xét. -HS lên chỉ BĐ. -HS cả lớp nhận xét . -HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống . -HS trả lời . -Cả lớp. Bài :33 Ôn Tập I.Mục tiêu : -Như tiết 32. II.Chuẩn bị : -Như tiết 32. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC : GV nhận xét về tiết ôn tập trước . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cá nhân hoặc theo cặp: -GV cho HS kể tên một số dân tộc sống ở: a/.Dãy núi Hoàng Liên Sơn. b/.Tây Nguyên. c/.ĐB Bắc Bộ. d/.ĐB Nam Bộ. đ/.Các ĐB duyên hải miền Trung. -GV cho HS trao đổi và trình bày kết quả trước lớp. GV nhận xét. Cho HS làm bài tập 4/ SGK trang 155. Chọn ý em cho là đúng: -Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi. d/.Tất cả điều sai. -Tây Nguyên là xứ sở của : b/.Các cao Nguyên có độ cao khác nhau như sân cao , sân thấp. -Đồng bằng lớn nhất nước ta là : b/.Đồng bằng Nam Bộ. -Nơi có nhiều đất mặn ,đất phèn nhất là : b/.Đồng bằng Nam Bộ. - GV cho HS trao đổi kết quả và chuẩn bị đáp án chuẩn xác. *Hoạt động cá nhân hoặc theo cặp: -Cho HS làm bài tập 5 trong SGK: đọc và ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sau cho phù hợp. -GV cho HS ghép theo cặp và trả lới đáp án. +1 ghép với b. +2 ghép với c. +3 ghép với a. +4 ghép với d. +5 ghép với e. +6 ghép với d. -GV nhận xét kết quả phần trình bày của HS. * Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi sau: Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta. -Cho HS trình bày kết quả của nhóm mình. GV nhận xét, tuyên dương. 4.Củng cố : GV chuẩn bị vài bài tập cho HS điền . 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học . -Về xem lại bài và chuẩn bị Kiểm tra HKII. -HS lắng nghe. -HS kể . -HS khác nhận xét. -HS chọn ý đúng. -HS nhận xét, bổ sung. -HS ghép . -HS trình bày kết quả . -HS thảo luận nhóm và trả lời . -HS trình bày kết quả . -HS cả lớp . KIỂM TRA HỌC KÌ II.
Tài liệu đính kèm: