I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết về Gam (một đơn vị đo khối lượng) và sự liên hệ giữa gam và kilôgam.
- Biết cách đọc kết quả khi cân một vật bằng hai cân đĩa và cân đồng hồ.
- Biết thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Cân đĩa, cân đồng hồ, các quả cân, 1 số vật dụng nhỏ để cân
Môn : Toán Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011 Tiết : Gam Tuần : 13 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: Giúp HS: Nhận biết về Gam (một đơn vị đo khối lượng) và sự liên hệ giữa gam và kilôgam. Biết cách đọc kết quả khi cân một vật bằng hai cân đĩa và cân đồng hồ. Biết thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán. II. Đồ dùng dạy học: Cân đĩa, cân đồng hồ, các quả cân, 1 số vật dụng nhỏ để cân III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 37’ A. Bài mới 1. Giới thiệu bài: + Chúng ta đã học đơn vị đo khối lượng nào ? (Ki-lô-gam) Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một đơn vị đo khơi lượng nữa là Gam, để xem mối quan hệ giữa các đơn vị này thế nào. 2. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng Gam ã Gam là một đơn vị đo khối lượng Gam viết tắt là g. 1000 g = 1 kg ã Giới thiệu các quả cân thường dùng ã Giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ, cân mẫu bằng hai cân cùng một vật => kết quả bằng nhau ã HS lên cân thử * PP vấn đáp - GV nêu câu hỏi - HS trả lời - GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài * PP trực quan, thuyết trình - GV ghi bảng, giới thiệu trực tiếp - HS đọc lại - Cả lớp đồng thanh - GV giới thiệu - HS thực hành 3. Làm bài tập ã Bài 1 : a) Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam ? (Hộp đường cân nặng 200 g) b) 3 quả táo cân nặng : 200 + 500 = 700 (g) c) Gói mì chính cân nặng : 200 + 10 = 210 (g) d) Quả lê cân nặng : 200 x 2 = 400 (g) - Gợi ý : nếu cần + ở hình b, 3 quả táo cân nặng bàng những quả cân nào ? (quả cân 500g và quả cân 200g.) + Muốn tìm cân nặng của 3 quả táo ta phải làm thế nào ? (cộng hai khối lượng của hai quả cân,...) + ở hình d, quả lê cân nặng bàng những quả cân nào ? (2 quả cân 200g) + Ta có mấy cách tính khối lượng quả lê ? (2 cách : tổng hoặc tích ) * PP luyện tập, thực hành - 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS làm mẫu câu a - HS khác nhận xét - GV nêu câu hỏi gợi ý - HS trả lời - HS khác nhận xét - HS làm miệng - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chấm điểm ã Bài 2 : a) Quả đu đủ cân nặng 800 g b) Bắp cải cân nặng 600g * PP trực quan, luyện tập - 1 HS đọc đề bài - HS làm bài miệng - HS chưã miệng - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chấm điểm ã Bài 3: Tính (theo mẫu) 22g + 47g = 69g a) 163g + 28g = 191g b) 50g x 2 = 100g 42g - 25g = 17g 96g : 3 = 32g 100g + 45g – 26g = 119g - Cách tính : như với số tự nhiên, sau đó ta viết thêm đơn vị. - 1 HS đọc đề bài và đọc mẫu - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài - HS khác nhận xét - GV chấm điểm, hỏi cách tính - HS trả lời - HS khác nhận xét - GV nhận xét ã Bài 4 Cả hộp : 455g Vỏ hộp : 58 g Sữa : ... g ? Bài giải Trong hộp còn số gam sữa là : 455 – 58 = 397 (g) Đáp số : 397g sữa ã Bài 5 Mỗi túi : 210g 4 túi : ... g ? Bài giải 4 túi mì chính như thế cân nặng là : 210 x 4 = 840 (g) Đáp số : 840g - 1 HS đọc đề bài và đọc mẫu - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài - HS khác nhận xét - GV chấm điểm, hỏi cách tính - HS khác nhận xét - GV nhận xét 2’ C. Củng cố – dặn dò Gam là một đơn vị đo khối lượng Gam viết tắt là g. 1000 g = 1 kg - Dặn dò : Học thuộc bài - HS nhắc lại nội dung bài học - HS khác nhận xét - GV nhận xét, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: