Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tuần 17 đến tuần 20

Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tuần 17 đến tuần 20

I) Mục Tiêu:

- Sau bài học, bước đầu học sinh biết một số quy định đối với người đi xe đạp.

II) Đồ Dùng Dạy Học:

- Tranh, áp phích về an toàn giao thông.

- Các hình trong sách giáo khoa trang 64, 65.

III) Hoạt Động Dạy - Học:

 

doc 7 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2396Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tuần 17 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: Thứ ba, ngày 28 tháng 12 năm 2004
Tiết 33: tự nhiên và xã hội
Bài 33: 	an toàn khi đi xe đạp
I) Mục Tiêu:
- Sau bài học, bước đầu học sinh biết một số quy định đối với người đi xe đạp.
II) Đồ Dùng Dạy Học: 
- Tranh, áp phích về an toàn giao thông.
- Các hình trong sách giáo khoa trang 64, 65.
III) Hoạt Động Dạy - Học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm.
Mục tiêu:
Thông qua quan sát tranh, học sinh hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
 + Bước 1: Giáo viên chia nhóm.
 + Bước 2: Gọi học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Học sinh thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
+ Bước 1: Giáo viên chia nhóm.
+ Bước 2: Gọi học sinh trình bày kết quả.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi đèn xanh, đèn đỏ.
+ Bước 1: Học sinh cả lớp đứng tại chổ giáo viên hướng dẫn.
+ Bước 2: Học sinh chơi trò chơi.
- GV nhận xét tiết học
- Làm việc theo nhóm, học sinh quan sát các hình 64, 65 Sách giáo khoa chỉ và nói người nào đi đúng, sai?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Mỗi nhóm 4 người, đi xe đạp thế nào cho đúng luật giao thông?
- Một số nhóm trình bày - các nhóm khác bổ sung.
- HS chú ý giáo viên hướng dẫn và thực hiện.
- HS thực hiện trò chơi.
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2004
Tiết 34 - 35: tự nhiên và xã hội
Bài 34 - 35: ôn tập và kiểm tra học kì
I) Mục Tiêu:
Sau bài học:
- Kể tên các bộ phân của từng cơ quan trong cơ thể.
- Nêu chức năng của một trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, nước tiểu thần kinh.
- Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghệp.
II) Đồ Dùng Dạy Học: 
- Tranh ảnh do học sinh sưu tầm.
- Hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn...
III) Hoạt Động Dạy - Học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Chơi trò chơi ai nhanh? Ai đúng?
- Bước 1: GV treo tranh vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn...
- Bước 2: GV chốt lại những đội thực hiện đúng.
Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm.
- Bước 1: chia nhóm
- Bước 2; Gọi học sinh dán tranh ảnh các hoạt động.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Gọi học sinh giới thiệu gia đình mình - GV nhận xét.
- GV theo dõi nhận xét về kết quả học tập của học sinh (nội dung đã học ở học kỳ 1)
để khẳng định việc đánh giá cuối học kỳ 1 của học sinh.
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm.
- Học sinh thực hiện gắn thẻ vào tranh.
- Học sinh thảo luận nhóm
Quan sát hình 1, 2, 3, 4 nêu các hoạt động: nông nghiệp, công nghiệp.
- Từng nhóm dán tranh.
- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu gia đình.
- Học sinh trình bày kết quả vẽ và giới thiệu gia đình mình.
TUAÀN 18 	Thửự sáu ngày 07 tháng 01 năm 2005
Tiết 36 	tự nhiên và xã hội
Bài 36 	 vệ sinh môi trường
I) Mục Tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra dối với môi trường sống.
II) Đồ Dùng Dạy Học: 
- Tranh ảnh (thu gom và xử lý rác thải).
- Các hình SGK trang 69.
III) Hoạt Động Dạy - Học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
+ Bước 1: Thảo luận nhóm 
- GV gợi ý để học sinh thảo luận.
+ Bước 2: GV có thể nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại...
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải 
+ Bước 1: HS quan sát, trả lời.
+ Bước 2; HS trình bày
GV có thể gợi ý:
- Cần phải làm gì để giử vệ sinh nơi công cộng?
- Em đã làm gì để giử vệ sinh nơi công cộng?
- Hảy nêu cách xử lý rác ở địa phương em?
Hoạt động 3: Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẳn hoặc những hoạt cảnh ngắn để đóng vai. 
Nhận xét tiết học
- Học sinh quan sát hình 1, 2 và thảo luận.
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Từng cặp học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trả lời theo gợi ý.
Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
TUAÀN 19 	Thứ ba, ngày 11 tháng 01 năm 2005
Tiết 37: 	tự nhiên và xã hội
Bài 37: 	 vệ sinh môi trường(tt)
I) Mục Tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu tác hại của của việc người và gia súc phóng uế bừa bải đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Những hành vi đúng để giử cho nhà tiêu hợp vệ sinh.
II) Đồ Dùng Dạy Học: 
- Các hình trang 70, 71 SGK.
III) Hoạt Động Dạy - Học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Quan sát tranh
+ Bước 1: Quan sát cá nhân.
+ Bước 2: GV yêu cầu một số em nói, nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
+ Bước 3: Thảo luận nhóm
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Mục tiêu: biết được các loại nhà tiêu và cách sữ dụng hợp vệ sinh.
+ Bước 1: GV chia nhóm chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
+ Bước 2: Thảo luận
GV hướng dẫn học sinh, ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau.
* Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý phân người và động vật hợp lý sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
GV nhận xét tiết học
- Học sinh quan sát hình 70, 71 SGK
- HS thảo luận.
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bải.
- Cần phải làm gì để tránh hiện tượng trên.
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- HS quan sát hình 3, 4.
- HS thảo luận.
- ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
- Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giử cho nhà tiêu sạch sẽ?
- Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 01 năm 2005
Tiết 38 	tự nhiên và xã hội
Bài 38 	 vệ sinh môi trường
I) Mục Tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ
- Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cho cộng đồng.
- Giải thích được tại sao cần phải xử lý nước thải.
II) Đồ Dùng Dạy Học: 
- Các hình trang 72, 73 SGK.
III) Hoạt Động Dạy - Học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Quan sát tranh
Mục tiêu: biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
+ Bước 1: Quan sát cá nhân.
- Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình
- Hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
+ Bước 2: 
+ Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người.
- Theo em các loại nước loại nước thải cần cho chảy ra đâu?
Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh.
Mục tiêu: giải thích được tại sao cần phải xử lý nước thải.?
+ Bước 1: trả lời cá nhân
+ Bước 2: Quan sát hình 3, 4.
+ Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của mình.
GV nhận xét tiết học.
- Học sinh quan sát hình 1, 2
Một vài nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời cá nhân
- HS quan sát theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Tuần 20	Thứ sáu, ngày 14 tháng 01 năm 2005
Tiết 39 	tự nhiên và xã hội
Bài 39 	 ôn tập: xã hội
I) Mục Tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với bạn gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu quí gia đình, trường học và tỉnh của mình
- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và nơi sinh sống.
II) Đồ Dùng Dạy Học: 
Tranh ảnh do GV sưu tầm hoặc do học sinh vẽ về chủ đề xã hội.
III) Hoạt Động Dạy - Học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hình thức1: Quan sát, theo nhóm ngoài thiên nhiên
+ Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm.
+ Bước 2: làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
- Chỉ và nói từng bộ phận của mỗi cây.
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của cây.
+ Bước 3: làm việc cả lớp
GV giới thiệu tên một số cây (SGK tranmg 76, 77).
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu 1số cây.
+ Bước 1: yêu cầu học sinh, lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một vài cây mà em quan sát được.
* Tô màu ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
+ Bước 2: Trình bày
- GV nhận xét đánh giá các bức tranh.
- Từng nhóm học sinh quan sát.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn.
- Chỉ vào từng cây và nói trên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
- Cả lớp quan sát tập hợp và lần lượt đi đến khu vực từng nhóm nghe đại diện báo cáo kết quả.
- HS vẽ một hoặc vài cây mà em quan sát được.
- Từng cá nhân dán bài mình trước lớp.
- HS tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- HS nhận xét các tranh vẽ của lớp.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 01 năm 2005
Tiết 40 	tự nhiên và xã hội
Bài 40 	 thực vật
I) Mục Tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
- Vẽ và tô màu một số cây.
II) Đồ Dùng Dạy Học: 
- Các hình trong sách giáo khoa trang 76, 77.
- Các cây có ở sân trường, vườn trường.
III) Hoạt Động Dạy - Học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt dộng 1: Quan sát tranh
- ở cuối tiết học trước GV dặn dò HS sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh, ảnh hoặc hỏi bố, mẹ, ông bà, già làng...) về một trong những điều kiện ăn, ở, vệ sinh của gia đình, trường học, công cộng trước kia và hiện nay.
- GV khen ngợi những cá nhân, những nhóm có sãn phẩm đẹp, có ý nghĩa.
Hình thức 2: Chơi trò chơi truyền hộp.
- GV soạn một số hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội, mỗi câu được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp tư và để vào một hộp giấy nhỏ. 
- GV nhận xét tiết học
- HS trình bày ảnh đã sưu tầm trên tờ giấy có ghi chú thích nội dung tranh. Mỗi nhóm sưu tầm về một nội dung của tranh.
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm lắng nghe bổ sung và đặt câu hỏi.
- HS vừa hát vừa chuyền hộp. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi đã được trả lời sẽ bỏ ra ngoài cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17-20.doc