Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Năm học 2007-2008 - Trịnh Thành Trung

Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Năm học 2007-2008 - Trịnh Thành Trung

I- MỤC TIÊU:

+ Giúp học sinh:

- Tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của họa sĩ về đề tài môi trường.

- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1- Giáo viên:

- Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác.

- Tranh của họa sĩ vẽ cùng đề tài.

2- Học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường.

- Đồ dùng học vẽ.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

A- Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.

B- Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài:

Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về đề tài môi trường để học sinh quan sát.

Giáo viên giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống.

- Giáo viên giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về đề tài khác nhau để học sinh nhận ra:

+ Tranh vẽ về đề tài môi trường

+ Đề tài về bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như: Trồng cây, chăm sóc, bảo vệ rừng, chim thú .

- Giáo viên nhấn mạnh: Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem.

Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và tìm hiểu nội dung tranh.

+ Tranh vẽ hoạt động gì?

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trrong tranh.

+ Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào? ở đâu.

+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh.

- Sau 10 phút đại diện các nhóm trưởng nhận xét về các bức tranh.

- Giáo viên nhấn mạnh:

+ Xem tranh, tìm hiểu tranh và tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp

+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình.

Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá:

- Giáo viên nhận xét chung tiết học

- Khen ngợi, động viên những học sinh và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh.

 

doc 68 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1281Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Năm học 2007-2008 - Trịnh Thành Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Từ ngày 10 đến 14 tháng 9 năm 2007
BàI 1: 	 Thường thức mĩ thuật
 xem tranh thiếu nhi
 (Đề tài môi trường)
I- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh:
- Tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của họa sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác.
- Tranh của họa sĩ vẽ cùng đề tài.
2- Học sinh:
- Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường.
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về đề tài môi trường để học sinh quan sát. 
Giáo viên giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống.
- Giáo viên giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về đề tài khác nhau để học sinh nhận ra: 
+ Tranh vẽ về đề tài môi trường
+ Đề tài về bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như: Trồng cây, chăm sóc, bảo vệ rừng, chim thú ...
- Giáo viên nhấn mạnh: Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và tìm hiểu nội dung tranh.
+ Tranh vẽ hoạt động gì?
+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trrong tranh.
+ Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào? ở đâu.
+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh.
- Sau 10 phút đại diện các nhóm trưởng nhận xét về các bức tranh.
- Giáo viên nhấn mạnh: 
+ Xem tranh, tìm hiểu tranh và tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp
+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên nhận xét chung tiết học 
- Khen ngợi, động viên những học sinh và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh.
* Dặn dò: 
Chuẩn bị cho bài học sau (tìm và xem những đồ vật có dạng trang trí đường diềm).
Tuần 2 : Từ ngày 17 đến 21 tháng 9 năm 2007
BàI 2: 	 	 Vẽ trang trí
 vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
I- Mục tiêu:
- Học sinh tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu đường diềm
- Thấy được vẽ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Một số đồ vật có trang trí đường diềm (đơn giản, đẹp)
- Bài mẫu đường diềm chưa hoàn chỉnh cà đã hoàn chỉnh phóng to.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước
2- Học sinh:
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Giáo viên giới thiệu các đồ vật có trang trí đường diềm như: áo, váy ... để các em nhận biết được thế nào là trang trí đường diềm và vẻ đẹp của chúng.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng (những hoạ tiết hình hoa, lá cách điệu được sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, lặp đi lặp lại nối tiếp, kéo dài thành đường diềm. Đường diềm trang trí để đồ vật đẹp hơn).
- Giáo viên cho học sinh xem 2 mẫu đường diềm 
* Đường diềm chưa hoàn chỉnh và hoàn chỉnh và gợi ý các em nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về hai đường diềm này.
+ Có những hoạ tiết nào ở đường diềm.
+ Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?
+ Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu hoạ tiết gì?
+ Những màu nào được vẽ trên đường diềm.
- Giáo viên bổ sung và nêu yêu cầu của bài học này là vẽ tiếp họa tiết và vẽ hoàn chỉnh đường diềm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ở Vở tập vẽ 3 và chỉ cho các em những hoạ tiết đã có ở đường diềm để ghi nhớ và vẽ tiếp ở phần thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu lên bảng cách vẽ tiếp học tiết để học sinh quan sát .
* Chú ý:
+ Cách phác trục để vẽ hoạ tiết đối xứng cho đều và cân đối 
+ Khi vẽ cần phác nét nhẹ trước để có thể tẩy sửa, hoặc vẽ lại cho hoàn chỉnh hoạ tiết.
- Giáo viên cho học sinh xem lại hình gợi ý cách vẽ và chỉ cho học sinh thấy cách làm bài từ hình chưa xong đến hình đã hoàn thành.
- Hướng dẫn cách vẽ màu vào đường diềm:
+ Chọn màu thích hợp, có thể dùng 3 hoặc 4 màu, các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu (vẽ màu nhắc lại hoặc xen kẽ).
- Nên vẽ màu nền, màu hoạ tiết khác nhau về đậm nhạt.
-Giáo viên cho xem các bài vẽ đường diềm của học sinh lớp trước.
 Hoạt động 3: Thực hành: 
Bài tập: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
+ Vẽ tiếp hoạ tiết đều và cân đối.
+ Chọn màu thích hợp, hoạ tiết giống nhau, vẽ cùng màu. Màu ở đường diềm có đậm, có nhạt.
- Giáo viên cho 1- 2 học sinh lên vẽ trực tiếp lên bảng.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
- Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi, động viên những học sinh có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: 
Chuẩn bị cho bài học sau (quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại quả).
Tuần 3 : Từ ngày 24 đến 28 tháng 9 năm 2007
BàI 3: 	 	 Vẽ theo mẫu
 Vẽ quả
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài loại quả.
- Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả và vẽ màu theo ý thích.
- Cảm nhận vẻ đẹp của các loại quả. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Một vài loại quả sẵn có ở địa phương (quả to, hình dáng, màu sắc đẹp).
- Bài vẽ quả của học sinh các lớp trước. 
2- Học sinh:
- Quả hoặc tranh, ảnh về quả (nếu có). 
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- Giáo viên bắt cái cho các em hát bài hát về quả
- Yêu cầu các em kể tên các loại quả trong bài hát.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu một vài loại quả và đặt các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời. Các câu hỏi nên tập trung vào:
+ Tên các loại quả.
+ Đặc điểm, hình dáng (quả tròn hay dài, cân đối hay không cân đối, ...)
+ Tỷ lệ chung và tỷ lệ từng bộ phận (phần nào to, phần nào nhỏ, ...)
+ Màu sắc của các loại quả.
- Giáo viên tóm tắt: Những đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại quả và nêu yêu cầu, mục đích của bài vẽ quả.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- Giáo viên đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp hoặc giúp học sinh đặt mẫu vẽ theo nhóm, sau đó hướng dẫn cách vẽ theo trình tự :
+ So sánh, ước lượng tỷ lệ chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho vừa với phần giấy.
+ Vẽ phác hình quả.
+ Sửa hình cho giống quả mẫu.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành: 
- Quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ.
- Ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ hình vào giấy hoặc phần giấy ở Vở tập vẽ cho cân đối.
- So sánh để điều chỉnh hình cho giống mẫu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét, đánh giá một số bài vẽ.
- Học sinh nhận xét và xếp loại theo ý mình.
- Khen ngợi một số bài vẽ để động viên học sinh.
Dặn dò:
Chuẩn bị cho bài học sau (quan sát quang cảnh trường học).
Tuần 4 : Từ ngày 01 đến 05 tháng 10 năm 2007
BàI 4: 	 	 Vẽ tranh 
 Đề tài trường em
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết tìm, chọn nội dung phù hợp.
- Vẽ được tranh về đề tài Trường em
- Học sinh thêm yêu mến trường, lớp. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Tranh của học sinh về đề tài nhà trường.
- Tranh về các đề tài khác.
2- Học sinh:
- Sưu tầm tranh về trường học (nếu có) 
- Đồ dung học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về đề tài nhà trường và đề tài khác để các em nhận biết rõ hơn về đề tài trường học.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên cho các em quan sát tranh đã chuẩn bị:
+ Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì? (giờ học trên lớp, các hoạt động ở sân trường trong giờ ra chơi , ...).
+ Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh ? (Nhà, cây, người, vườn hoa, ...).
+ Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu như thế nào để rõ được nội dung ?
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- Chọn hình ảnh chính, phụ để làm rõ nội dung cho bức tranh.
- Cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối. (Hình ảnh chính, hình ảnh phụ ở đâu? Hình dáng và động tác như thế nào?). Nhắc học sinh nên vẽ đơn giản, không tham nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết.
- Vẽ màu theo ý thích (nên vẽ ít màu, màu sắc tươi sáng, phù hợp với nội dung).
- Giáo viên cho quan sát các bức tranh của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
 Hoạt động 3: Thực hành: 
- Học sinh tìm chọn nội dung đề tài phù hợp.
- Sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối vào phần giấy. 
- Tìm hình dáng, động tác của các hình ảnh chính trong tranh và tìm màu vẽ cho phù hợp. 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành.
- Gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại một số bài vẽ.
- Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp.
- Khen ngợi những học sinh hoàn thành và có bài vẽ đẹp.
Dặn dò:
Chuẩn bị cho bài học sau (quan sát các loại quả và chuẩn bị đất nặn hoặc giấy màu).
Tuần 5 : Từ ngày 08 đến 12 tháng 10 năm 2007
BàI 5: 	 Tập nặn tạo dáng tự do 
 Nặn hoặc vẽ, xé dán hình quả
I- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết hình, khối của một số quả.
- Nặn được một vài quả gần giống với mẫu. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh một số loại quả có hình dáng, màu sắc đẹp.
- Một vài loại quả thực như cam, chuối, xoài, đu đủ, măng cụt, cà tím, ...
- Một quả mẫu do giáo viên nặn hoặc bài nặn quả của học sinh các lớp trước. 
2- Học sinh:
- Đất nặn hoặc giấy màu. 
- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ, màu vẽ các loại.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- Giáo viên cho các em quan sát bài nặn hoặc vẽ, xé dán hình quả để các em nhận biết được đặc điểm của mỗi loại quả.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu vài loại quả: 
+ Tên của quả.
+ Đặc điểm, hình dáng, màu sắc và sự khác nhau của một vài loại quả.
- Gợi ý cho học sinh chọn quả để nặn (hoặc vẽ, xé dán).
Hoạt động 2: Cách nặn quả
+ Nhào, bóp đất nặn cho dẻo, mềm.
+ Nặn thành khối có dáng của quả trước.
+ Nắn, gọt dần cho giống với quả mẫu.
+ Sửa hoàn chỉnh và gắn, dính các chi tiết ( ...  sắc? 
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra sự khác nhau của các loại ấm pha trà về hình dáng, màu sắc, cách trang trí..
Hoạt động 2: Cách vẽ:
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy;
+ Ước lượng tỷ lệ các bộ phận: miệng, vai, thân, đáy, vòi và tay cầm;
+ Nhìn mẫu, vẽ các nét, hoàn thành hình cái ấm
+ Trang trí, vẽ màu như cái ấm mẫu;
+ Có thể trang trí theo cách riêng của mình.
- HS quan sát bài vẽ của các anh chị năm trước để tham khảo.
Hoạt động 3: Thực hành: 
- Giáo viên quan sát và gợi ý học sinh:
+ Vẽ phác hình(vừa với phần giấy).
+ Tìm tỷ lệ các bộ phận;
+ Vẽ nét chi tiết sao cho rõ đặc điểm mẫu vẽ;
+ Trang trí: hoạ tiết và màu sắc tự do (có thể chỉ vẽ màu, vẽ hình hoặc đường diềm ...).
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về: 
+ Bố cục (vừa với phần giấy)
+ Hình cái ấm (rõ đặc điểm so với mẫu);
+ Trang trí (có nét riêng).
- Học sinh tìm bài vẽ mà mình thích (nêu lý do vì sao?). Sau đó để các em tự xếp loại.
- Giáo viên động viên chung và khen ngợi các em có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: 
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi, dán vào giấy A4, ghi tên tranh, tên tác giả và tập nhận xét về cách vẽ hình, vẽ màu.
- Quan sát và sưu tầm tranh, ảnh về các con vật.
Ngày soạn:............................
tuần 31: 	 	 Vẽ tranh 
 đề tài các con vật
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ các con vật. Vẽ được tranh con vật và vẽ màu theo ý thích.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh (trong sách báo) về một số con vật.
- Một vài tranh dân gian Đông Hồ: Gà mái, lợn ăn cây ráy...
- Một số bài vẽ các con vật của học sinh các năm trước.
2- Học sinh:
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh các con vật để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc các con vật.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài: 
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh, học sinh quan sát để nhận xét về các con vật theo các yêu cầu sau:
+ Tranh vẽ con gì? 
+ Con vật đó có dáng thế nào? (tư thế: đứng, nằm, đang đi, đang ăn ... học sinh mô tả về hình dáng, đặc điểm của các bộ phận, tư thế phù hợp với hoạt động của các con vật và màu sắc của chúng.
- Yêu cầu học sinh chọn con vật định vẽ.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh :
- Vẽ hình dáng con vật (vẽ một hoặc hai con vật có các dáng khác nhau).
- Vẽ cảnh vật phù hợp với nội dung cho tranh sinh động hơn (cây, nhà, sông, 
núi ...)
- Vẽ màu:
+ Vẽ màu các con vật và cảnh vật xung quanh;
+ Màu nền của bức tranh;
+ Màu có đậm, có nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành: 
- Giáo viên quan sát và góp ý cho học sinh cách vẽ hình, vẽ màu. Đối với những học sinh vẽ chậm, cần quan tâm hơn để các em hoàn thành bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên giới thiệu một số bài của học sinh đã hoàn thành và tổ chức để các em nhận xét:
+ Các con vật được vẽ như thế nào?
+ Màu sắc của các con vật và cảnh vật ở tranh?
- Học sinh tự liên hệ với tranh của mình và tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
* Dặn dò: 
- Quan sát hình dáng của người thân và bạn bè.
- Chuẩn bị đất nặn, bảng nặn và giấy màu.
Ngày tháng năm 2008
tuần 32: 	 	 Tập nặn tạo dáng tự do 
 Nặn hoặc xé, xé dán hình dáng người đơn giản
I- Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng của người đang hoạt động. 
- Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được hình dáng người đang hoạt động.
- Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con người khi hoạt động. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh về các hình dáng khác nhau của con người. 
- Một số bài tập nặn (hoặc tranh vẽ, xé dán) của học sinh các năm trước.
- Đất nặn hoặc màu, giấy màu, hồ dán. 
2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ.
- Đất nặn, bảng con (hoặc màu, giấy màu, hồ dán).
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh, ảnh và gợi ý các em nhận xét:
+ Các nhân vật đang làm gì?
+ Động tác của từng người như thế nào? (đầu, thân, tay, chân).
- Yêu cầu học sinh làm mẫu một vài dáng đi, chạy, nhảy, đá bóng ... để các em thấy được các tư thế của các hoạt động. 
Hoạt động 2: Cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán hình dáng người đơn giản :
a- Cách nặn:
- Có thể thực hiện theo một trong hai cách.
+ Nặn rời từng bộ phận rồi gắn để tạo thành hình người. Chỉnh sửa các bộ phận, chi tiết cho hoàn chỉnh rồi tạo dáng.
+ Nặn từ khối đất thành hình dáng người theo ý muốn.
Lưu ý:
Khi nặn các chi tiết, có thể chọn màu sắc theo ý thích. 
b- Cách xé dán:
- Học sinh tự chọn hai dáng người đang hoạt động để xé dán.
- Chọn màu giấy cho các bộ phận: đầu, mình, chân tay và các hình ảnh khác (cây, nhà, ...).
- Xé hình các bộ phận (tỉ lệ vừa với phần giấy nền).
- Xé các hình ảnh khác.
- Sắp xếp hình đã xé lên giấy nền, điều chỉnh cho phù hợp với các dáng hoạt động.
- Dán hình, không để xê dịch hình như đã xếp.
Lưu ý:
Khi xé giấy, mép giấy không cần sắc gọn, cứ để đường xé tự nhiên, có nét xơ giấy (chỗ trắng, chỗ màu để diễn tả hình).
c- Cách vẽ:
Vẽ từng bước như đã hướng dẫn ở các bài vẽ tranh. 
Hoạt động 3: Thực hành: 
- Giáo viên cho học sinh xem hình dáng người đang hoạt động ở tranh, ảnh, ở các bài tập nặn của học sinh các năm trước, sau đó học sinh suy nghĩ và tưởng tượng hình dáng người sẽ thể hiện.
- Học sinh nặn hoặc vẽ, xé dán hai dáng người theo cách đã hướng dẫn.
- Giáo viên quan sát và gợi ý giúp các em hoàn thành bài tập.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên thu một số bài tập nặn hoặc vẽ, xé dán, chú ý tới các bài có hình dáng, động tác và màu sắc sinh động gợi ý để học sinh quan sát, nhận xét:
+ Hình dáng người đang làm gì?
+ Học sinh mô tả dáng người ở bài tập theo cách nghĩ của mình và xếp loại.
- Giáo viên kết luận, nhận xét tiết học. 
* Dặn dò: 
Sưu tầm tranh cảu thiếu nhi để chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày tháng năm 2008
tuần 33: 	 	 Thường thức mĩ thuật 
 Xem tranh thiếu nhi thế giới
I- Mục tiêu:
- HS tìm hiểu nội dung các bức tranh.
- Nhận biết được vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh màu sắc.
- Quý trọng tình cảm mẹ con và bạn bè. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Tranh ở vở tập vẽ.
- Một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới có cùng đề tài. 
2- Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi. 
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Xem tranh: 
a- Tranh Mẹ tôi của Xvét - ta Ba - la - nô - va
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất ? 
+ Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào? 
+ Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? 
+ Màu sắc?
+ Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
+ GV tóm tắt chung.
b) Tranh cùng giã gạo của Xa-rau-giu Thê Pxông Krao:
+ Tranh vẽ cảnh gì? 
+ Các dáng của những người giã gạo có giống nhau không?
+ Hình ảnh chính trong tranh? 
+ Trong tranh còn có các hình ảnh nào khác? 
+ Trong tranh có những màu nào? 
- Giáo viên gọi 1 vài em nêu cảm nghĩ của mình về bức tranh.
- Củng cố: Muốn thưởng thức được vẻ đẹp của những bức tranh cần tìm hiểu kỹ nội dung đề tài, hình ảnh, màu sắc, đồng thời tự nêu ra những câu hỏi liên quan đến nội dung tranh rồi nhận xét theo ý mình.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá:
Giáo viên nhận xét chung giờ học, khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu và tìm ra những ý hay trong tranh.
* Dặn dò: 
- Sưu tầm các tranh của thiếu nhi và nhận xét
- Quan sát cây cối, trời mây ... về mùa hè.
Ngày tháng năm 2008
tuần 34: 	 	 Vẽ tranh
 đề tài mùa hè
I- Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung đề tài
- Biết cách sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài
- Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh về đề tài mùa hè
- Tranh vẽ về mùa hè của học sinh các lớp trước
2- Học sinh:
- Sưu tầm tranh,ảnh về mùa hè
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài: 
- Giáo viên giới thiệu tranh và gợi ý học sinh tìm hiểu về mùa hè:
+ Tiết trời mùa hè như thế nào? 
+ Cảnh vật ở mùa hè thường có những màu sắc nào? 
+ Con vật nào kêu báo hiệu mùa hè đến? 
+ Cây nào chỉ nở hoa vào mùa hè? 
- Gợi ý học sinh về những hoạt động trong ngày hè:
+ Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè? 
+ Mùa hè em đã đi nghỉ mát ở đâu? Cảnh ở đó thế nào?
Giáo viên kết luận:
+ Chủ đề về mùa hè rất rộng và phong phú
+ Những hoạt động trong dịp hè hay cảnh sắc thiên nhiên của mùa hè đều có thể vẽ thành tranh.
+ Các em chọn một chủ đề cụ thể để vẽ.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh :
+ Nhớ lại những hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ (có nhiều người tham gia không? Diễn ra ở đâu? Những hoạt động cụ thể nào? ...).
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nêu bật nội dung;
+ Vẽ hình ảnh phụ sau (ví dụ: Trong trò chơi thả diều, các bạn đang thả diều là hình ảnh chính, bãi cỏ, sườn đê, bụi cây ... là hình ảnh phụ);
+ Vẽ màu theo ý thích làm nổi cảnh sắc mùa hè.
Hoạt động 3: Thực hành: 
- Giáo viên khuyến khích học sinh mạnh dạn thể hiện những ý tưởng của mình.
- Quan sát và gợi ý học sinh tìm ra những thiếu sót trong bài vẽ để các em tự điều chỉnh.
- Nhắc nhở học sinh: Vẽ thay đổi các hình dáng người để bài vẽ sinh động
- Thay đổi cách vẽ màu tạo sự hấp dẫn cho tranh.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về:
+ Nội dung tranh;
+ Các hình ảnh được sắp xếp trong tranh;
+ Màu sắc trong tranh.
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. Yêu cầu các em chưa hoàn thành bài về nhà vẽ tiếp.
* Dặn dò: 
- Vẽ tranh đề tài tự do chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học (Vẽ ở giấy A4, màu trong sáng).
- Tìm chọn bài vẽ đẹp ở vở tập vẽ hoặc những bài vẽ trên giấy để trưng bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an My thuat lop III moi.doc