Giáo án soạn bài Lớp 3 – Tuần 24

Giáo án soạn bài Lớp 3 – Tuần 24

TOÁN – T116

LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu:

- Có kỹ năng thực hiện phéo chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có số 0 ở thương)

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán .

* HS KG làm thêm BT 2 C .

II/ Chuẩn bị:

 Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.

II/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn bài Lớp 3 – Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI, NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 2010
TOÁN – T116
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
Có kỹ năng thực hiện phéo chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có số 0 ở thương)
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán .
* HS KG làm thêm BT 2 C .
II/ Chuẩn bị:
Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
II/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1’
4’
30’
7’
7’
10’
7’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải các bài toán có liên quan. Ghi tựa 
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Bài 2:
-1 HS đọc YC bài.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV hỏi: Vì sao trong phần a, để tìm x em lại thực hiện phép chia 2107 : 7 ?
Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính được số gạo cửa hàng còn lại thì trước hết ta phải tính được gì?
Tóm tắt
Có: 2024kg gạo
 Đã bán: số gạo
 Còn lại: .....kg gạo?
4 Củng cố – Dặn dò:
- Thu 1 số vở chấm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: 
-GV viết lên bảng phép tính: 6000 : 3 = ? và yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả.
-GV nêu lại cách nhẩm, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
-YC HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
-Hát.
-Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
-3 HS lên bảng làm BT, mỗi HS làm một bài.
1. Đặt tính rồi tính: 
5078 : 5 ; 9172 : 3 ; 2406 : 6
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Thực hiện phép chia.
- HS làm bảng lớp + bảng con.
1608 : 4 2035 : 5 4218 : 6
2105 : 3 2413 : 4 3052 : 5
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Tìm x.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm nháp.
 a) X x 7 = 2107 b) 8 x X = 1640 c)X x 9 = 2763
 X = 2107 : 7 X = 1640 : 8 X = 2763 : 9
 X = 301 X = 205 X = 307
-Vì x là thừa số chưa biết trong phép nhân. Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Có 2024kg gạo, đã bán số gạo đó.
-Số gạo còn lại sau khi bán.
-Tính được số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán.
- HS làm vở.
Bài giải:
Số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán là:
2024 : 4 = 506 (kg)
Số ki-lô-gam gạo cửa hàng còn lại là:
2024 – 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg
- 1 HS lên bảng chữa bài.
-HS thực hiện nhẩm trước lớp:
 6 nghìn : 3 = 2 nghìn
-HS nhẩm và ghi kết quả vào VBT, sau 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : T70-71
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I/. Mục tiêu : 
A. TẬP ĐỌC
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
 ( trả lời được các CH trong SGK )
B. KỂ CHUYỆN
 - Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ
II/Chuẩn bị: 
Tranh minh họa bài tập đọc. 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/. Lên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
10’
20’
25
15’
5’
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Chương trình xiếc đặc sắc”.
-Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)?
-Em thích những nội dung nào trong quảng cáo?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới:
a.Giới thiệu: Cao Bá Quát không chỉ là một nhà thơ, ông còn là lãnh tự của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kĩ XIX. Ông là người tài năng và có bản lĩnh. Truyện Đối đáp với vua hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em hiểu được ngay từ nhỏ Cao Bá Quát đã thể hiện được tài năng và bản lĩnh của mình
 -Ghi tựa.
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện sự trang nghiêm (Đ1), sự tinh nghịch (Đ2), sự hồi hộp (Đ3) và với giong cảm xúc, khâm phục....(Đ4). 
*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu .
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-GV hướng dẫn HS đọc đoạn:
VD: Cậu bé bị dẫn đến trước mặt vua.// Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi,/ nên không biết gì.// Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối / thì mới tha.// Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, / vua tức cảnh đọc vế đối như sau://
Nước trong leo lẻo / cá đớp cá
Chẳng nghĩ ngợi lâu la gì, / Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, / đối lại luôn://
 Trời nắng chang chang / người trói người.
- Cho HS d0ọc trong nhóm .
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
-Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? 
-YC HS đọc đoạn 2.
- Cao Bá Quát có mong muốn gì?	
- Cao Bá Quát đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
-YC HS đọc đoạn 3 và 4.
-Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
-Vua ra vế đối thế nào?
-Cao Bá Quát đối lại thế nào?
-Qua lời đối đáp câu đố, em thấy ngay từ nhỏ Cao Bá Quát là người thế nào?
GV: Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dúng để thử tài học trò. Qua lời đáp của Cao Bá Quát, ta thấy ngay từ bé ông là người rất thông minh. Lời đối của ông rất chặt chẻ từ ý tới lời.
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
* Luyện đọc lại:
-GV đọc đoạn 3. Sau đó hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn đó.
Kể chuyện
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
-GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
-Gọi HS nêu thứ tự các tranh.
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
-Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
-Nhận xét tiết học.
-2 – 3 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
-Thông báo ngắn gọn,rõ ràng, các câu văn đều ngắn, tách ra thành từng dòng riêng.
-Những từ ngữ quan trọng được in đậm, trình bày theo nhiều kiểu chữ, nhiều cỡ chữ. Các chữ được tô màu khác nhau (Tranh minh hoạ)
-HS tự trả lời.
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(1 - 2 vòng).
- Học sinh tiếp nối đọc từng đọan trong bài (2 vòng).
- 1 vài HS đọc lại.
-Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
-HS đọc đồng thanh cả bài.
-1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
* 1 HS đọc đoạn 1.
-....ngắm cảnh ở Hồ Tây.
* 1 HS đọc đoạn 2.
-Muốn nhìn rõ mặt vua.
-Cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm, làm ầm ĩ để vua phải chú ý.
* 1 HS đọc đoạn 3 và 4.
-Vì vua thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài, cho cậu cơ hội chuộc tội.
-Nước trong leo lẻo / cá đớp cá
-Trời nắng chang chang / người trói người.
-Là người rất thông minh nhanh trí.
-Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. Tính cách khẳng khái tự tin...
- HS theo dõi GV đọc.
- 3 HS đọc lại.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
-1 HS đọc YC: Sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đối đáp với vua.
-Thứ tự các tranh theo câu chuyện: 3-1-2-4.
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-4 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
-Là người thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
-Lắng nghe.
	THỨ BA, NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 2010
TOÁN - T117
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu: 
Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
Vận dụng giải bài toán có hai phép tính. 
* HS K – G làm thêm BT 3. 
II/ Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1’
4’
30’
7’
7’
10’
5’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải các bài toán có liên quan. Ghi tựa 
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2: 
-Gọi 1 HS đọc YC.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Bài toán cho ta biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? 
-Vậy để tính được chu vi của sân vận động, chúng ta cần tìm gì trước đó?
 Tóm tắt:
 Chiều rộng : 95m
 Chiều dài : gấp 3 lần chiều rộng
 Chu vi : ...m?
4 Củng cố – Dặn dò:
-Thu 1 số vở chấm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Về làm bài trong VBT và BT 3.
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Luyện tập.
-3 HS lên bảng làm BT.
Đặt tính rồi tính
 1208 : 4 5719 : 8 6729 : 7
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu SGK.
- HS làm miệng + bảng lớp, bảng con.
a. 821 x 4; 3284 : 4 b. 1012 x 5; 5060 : 5
c. 308 x 7; 2156 : 7 b. 1230 x 6; 7380  ... he.
-Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ.
-HS đếm theo và đọc: 7 giờ kém 4 phút.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Thực hành xem đồng hồ theo cặp, HS chỉnh sữa sai cho nhau.
2 giờ 9 phút.
5 giờ 16 phút.
11 giờ 21 phút.
9 giờ 34 phút hay 10 kém 26 phút.
10 giờ 39 phút hay 11 kém 21 phút.
G. 3 giờ 57 phút hay 4 kém 3 phút.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-HS làm bài theo yêu cầu của GV.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
Đáp án:
+ 3 giờ 27 phút: B.
+ 12 giờ rưỡi: G
+ 1 giờ kém 16 phút: C.
+ 7 giờ 55 phút: A.
+ 5 giờ kém 23 phút: E.
+ 18 giờ 8 phút: I.
+ 8 giờ 50 phút: H.
+ 9 giờ 19 phút: D.
- HS thực hành trên mặt đồng hồ . 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI – T48
QUẢ
I / Mục tiêu: 
 - Nêu được chức năng của quả đối với đời sống thực vật và lợi ích của quả đối với đời sống con người.
 - Kể tên các bộ phận của 1 quả
II. Chuẩn bị: 
Tranh ảnh như SGK.
Một số loại trái cây khác nhau.
Băng bịt mắt để thực hiện trò chơi.
III. Lên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
5’
7’
6’
1.Ổn định:
2.KTBC: 
- GV gọi hs lên bảng TLCH:
 + Hoa có những ích lợi gì?
-Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hoạt động khởi động.
-GV bắt cho HS hát bài : “Đố quả”. 
-Chúng ta đều biết, từ hoa có thể tạo thành quả. Mỗi loại hoa có thể tạo thành mỗi loại quả khác nhau. Đố các em trong bài hát trên có những quả nào?
-GV giới thiệu: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các loại quả trong bài học hôm nay. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát, so sánh
Mục tiêu: Quan sát, so sánh để thấy được sự đa dạng về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, của các loài quả.
Cách tiến hành:
- GV y/c HS quan sát hình trong sgk trang 92, 93 và thảo luận: Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc , hình dạng, độ lớn của từng loại quả. Trong các quả đó bạn đã được ăn quả nào? Nói về mùi vị của quả đó. Nói tên từng bộ phận của quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+Yêu cầu HS để ra trước mặt các loại quả đã mang tới lớp. Sau đó giới thiệu với bạn bên cạnh về loại quả mà mình có (tên quả, màu sắc, hình dạng và mùi vị khi ăn).
+Yêu cầu một vài HS giới thiệu trước lớp về loại quả mình có.
+Quả chín thường có màu gì?
+Hình dạng quả của các loài cây giống hay khác nhau?
+Mùi vị của các loài quả giống hay khác nhau
-Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị.
Hoạt động 2: Các bộ phận của quả.
-GV cho HS quan sát 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 SGK hoặc GV bổ sung quả mà HS có và tìm các bộ phận chính của quả, những phần đó được gọi tên là gì?
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng thảo luận trả lời câu hỏi: Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó?
-Yêu cầu một vài HS lên bảng chỉ trên hình hoặc quả thật và gọi tên các bộ phận của quả trước lớp.
Kết kuận: Mỗi quả thường có 3 phần chính: vỏ, hạt, thịt. 
Hoạt động 3: Thảo luận
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của hạt.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: Quả thường dùng để làm gì? hạt dùng để làm gì?
-Yêu cầu các HS nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả, lấy VD minh hoạ.
GV kết luận:
+Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
+Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, để làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi hoặc chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin. Aên nhiều quả có lợi cho sức khoẻ.
- GV cho hs chơi TC: Viết tên các loại quả có hình dạng, kích thước tương tự vào bảng sau:
-Hát.
-Hoa.
- 2 HS lên bảng TLCH.
-Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
-HS Hát đồng thanh: Quả gì mà chua chua thế....
-1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoạt động theo y/c của GV.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-HS làm việc theo cặp:
VD: Đây là quả chuối, chuối chín có màu vàng, chuối có dạng dài, khi ăn có vị ngọt thơm.
+HS giới thiệu màu sắc, mùi vị, hình dạng của các loại quả mình mang đến. Không giới thiệu trùng lặp.
-Quả chín thướng có màu đỏ hoặc vàng, có quả có màu xanh.
- Hình dạng quả của các loài cây thường khác nhau.
-Mỗi quả có một mùi vị khác nhau, có quả rất ngọt, có quả chua,...
-HS quan sát, suy nghĩ.
-2 HS cùng thảo luận với nhau. Quả gồm các bộ phận là: vỏ, hạt, thịt.
-2 – 3 HS lên bảng thực hiện. Các HS khác nhận xét bổ sung.
-1 – 2 HS nhắc lại phần kết luận.
-2 HS thảo luận với nhau trả lời câu hỏi: Hạt để trồng cây, để ăn. Quả để ăn, để lấy hạt, để làm thuốc,...
-HS trả lời, mỗi HS chỉ nêu một ý kiến, không trùng lặp.
-Lắng nghe.
Hình cầu
Hình trứng
Hình thuôn dài
Bé
To
Cam, . . . .
Lê – ki – ma, . . . 
Chuối, . . . . 
Mơ, . . . . . 
Dưa hấu, . . . . 
5’
4/ Củng cố – dặn dò: 
-YC HS đọc phần bạn cần biết SGK.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-Nhận xét tiết học. Về nhà học bài chuẩn bị bài sau mang các tranh ảnh về các loài vật.
-2 HS đọc, sau đó lớp đồng thanh.
-Lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN – T24
NGHE KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I . Mục tiêu:
 - Nghe – kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
Bảng phụ viết 3 câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
5’
5’
10’
3’
5’
1. Ổn định:
2. KTBC:
-Cho HS đọc lại bài trước lớp đã làm Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
-Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay, cô kể cho các em nghe về một bà lão bán quạt thật may mắn. Gánh quạt của bà đang ế ẩm bỗng nhoáng một lúc bà đã bán hết sạch. May mắn gì đã đến với bà cụ? Ai đã giúp bà? Giúp bà như thế nào? Câu chuyện sau sẽ giúp các em hiểu điều đó . Ghi tựa.
b. Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện:
-Cho HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu: Thầy sẽ kể cho các em nghe câu chuyện Người bán quạt may mắn. Sau đó các em sẽ tập kể lại câu chuyện.
-GV đưa tranh trong SGK phóng to.
GV kể chuyện.
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
-GV chốt câu chuyện,
GV kể chuyện.
-HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
-Cho HS chia nhóm tập kể.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét và hỏi:
+Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
+Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
* GV chốt: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước trung hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, để lưu giữ như một tài sàn quí....
4.Củng cố, dặn dò: 
-Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và xem trước bài mới.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS kể lại trước lớp.
-Lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe.
+Gặp ông Vương Hi Chi bà phàn nàn quạt bán ế, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm.
+Ông viết chữ, làm thơ vào quạt. Ông nghĩ sẽ giúp được bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua.
+Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm quí giá.
- HS chú ý nghe.
- HS kể trong nhóm.
-Đại diện các nhóm lên thi lại kể chuyện.
-Lớp nhận xét.
-Ông là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
-Ngườivie6t1 chữ đẹp cũng là nghệ sĩ, có tên là: nhà thư pháp.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe và ghi nhận.
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ Mục Tiêu :
1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề : văn hoá văn nghệ
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt.
II/ Chuẩn Bị :
1.Giáo viên : Bài hát, chuyện kể.
2.Học sinh : Các báo cáo
III/ Các Hoạt Động Dạy Học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
GV tập cho hs báo cáo tình hình lớp về chuyên cần
 -Xếp hàng ra vào lớp 
 -Giữ trật tự trong giờ học 
 -Bạn nào tích cực trong giờ học , hăng hái phát biểu 
 -Đi học soạn sách vở đủ không 
-GV nhắc nhở hs đọc bài yếu cố gắng về chăm đọc bài nhiều :
-Nhận xét. Khen thưởng tổ đạt.
Hoạt động 2 : Văn hoá văn nghệ.
 Sinh hoạt văn nghệ.
 Hai em vừa hát vừa làm động tác 
Gv tuyên dương 
Thảo luận : Phương hướng tuần 25
Duy trì nề nếp lớp
Học và làm bài đầy đủ.
Tham gia các phong trào của trường , đội
Nhận xét tiết sinh hoạt.
Dặn dò:Thực hiện tốt kế hoạch tuần 25
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ.Học và làm bài tốt, Không chạy nhảy qua mương, không ăn quà trước cổng trường, giữ vệ sinh lớp.
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu. Chọn tổ xuất sắc, CN.
-Thảo luậän nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, xếp hàng nhanh, giữ vệ sinh lớp.
Lớp hát 
Hs chú ý nghe và thực hiện 
Ngày 26 tháng 2 năm 2010
CMKD
Điền Ngọc Thuỷ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc