a) Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu HS mở SGK – 118
+ Gọi HS đọc tên riêng trong bài 1 và câu ứng dụng bài 2.
+ Tìm các chữ hoa có trong bài?
- GV treo chữ mẫu K và hỏi :
+ Chữ hoa K cao mấy li? Có mấy nét? Là những nét nào?
+ Nêu điểm đặt bút, dừng bút?
- Giáo viên viết mẫu trên bảng (cỡ nhỏ), kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
K, Kh, Y
+ Chữ K:
Nét 1, nét 2: Giống chữ I.
Nét 3: Đặt bút trên ĐK3 viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải, DB ở giữa ĐK1 và 2.
+ Chữ Kh:
Viết chữ K nối liền với chữ h, DB ở giữa ĐK1 và 2.
TUẦN 14 TẬP VIẾT TIẾT 14: ÔN CHỮ HOA : K I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố cách viết chữ hoa K thông qua bài tập ứng dụng. + Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Yết Kiêu. + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Khi đói cùng chung một dạ. Khi rét cùng chung một lòng. .2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu và nối chữ đúng quy định. 3. Phẩm chất - Liên hệ GDHS: Luôn tự hào và biết ơn ông cha ta thời xưa; Cần phải đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc nhau. - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết nắn nót, cẩn thận. 4. Năng lực - NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, phấn màu; Chữ mẫu chữ hoa: K. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Ổn định tổ chức: (1’) - Kiểm tra sĩ số. Sĩ số: 33. Vắng: ................................ B. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - Nhận xét - GV đọc - HS viết: I , Ông Ích Khiêm - GV nhận xét. C. Bài mới: (31’) 1. Giới thiệu bài : (1’) Trong giờ tập viết các em lại tiếp tục ôn củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng. - GV ghi bảng đầu bài. - Lớp viết bảng con, 1HS lên bảng viết. - HS lắng nghe. 2. HĐ Hướng dẫn viết trên bảng con: (12’) *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. - Liên hệ GDHS: Luôn tự hào và biết ơn ông cha ta thời xưa; Cần phải đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc nhau. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a) Luyện viết chữ hoa: - Yêu cầu HS mở SGK – 118 + Gọi HS đọc tên riêng trong bài 1 và câu ứng dụng bài 2. + Tìm các chữ hoa có trong bài? - GV treo chữ mẫu K và hỏi : + Chữ hoa K cao mấy li? Có mấy nét? Là những nét nào? + Nêu điểm đặt bút, dừng bút? - Giáo viên viết mẫu trên bảng (cỡ nhỏ), kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. K, Kh, Y + Chữ K: Nét 1, nét 2: Giống chữ I. Nét 3: Đặt bút trên ĐK3 viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải, DB ở giữa ĐK1 và 2. + Chữ Kh: Viết chữ K nối liền với chữ h, DB ở giữa ĐK1 và 2. + Chữ Y : ĐB trên ĐK3, viết nét móc hai đầu như nét 1 của chữ U; DB giữa ĐK1 và 2. Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên giữa ĐK3 và 4, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo xuống giữa ĐK2 và 3 dưới ĐK1, DB ở giữa đường kẻ 1 và 2 phía trên. - Cho HS tập viết từng chữ: K, Kh, Y trên bảng con. - GV nhận xét. b) Luyện viết từ ứng dụng: + Gọi HS đọc từ ứng dụng trong bài 1-SGK/118 - Giới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn như cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều chiến thuyền của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thời nhà Trần. - Liên hệ GDHS: Luôn tự hào và biết ơn ông cha ta thời xưa . - GV hướng dẫn HS viết từ ứng dụng và viết mẫu: Yết Kiêu. (Lưu ý nét nối giữa các con chữ.) - Yêu cầu HS viết bảng con từ ứng dụng - GV nhận xét. c. Luyện viết câu ứng dụng : - Gọi HS đọc câu ứng dụng trong bài 2-SGK/118 - Giúp HS hiểu câu ứng dụng: + Câu ứng dụng khuyên ta điều gì? - Liên hệ GDHS: Cần phải đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc nhau. + Nêu độ cao của các chữ cái? + Khoảng cách giữa các chữ cách nhau như thế nào? - Yêu cầu HS tập viết bảng con: Khi. - GV nhận xét - HS mở SGK- 118 - HS đọc: Yết Kiêu. Khi đói cùng chung một dạ. Khi rét cùng chung một lòng. + K, Kh, Y. - HS quan sát chữ mẫu và trả lời: + Chữ K cao 2,5 li , gồm 3 nét: nét 1 và nét 2 giống chữ I; nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản: móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. + Đặt bút đường kẻ ngang 3, dừng bút giữa đường kẻ ngang 1 và 2. - HS lắng nghe và quan sát GV viết. K Kh Y - Lớp viết bảng con, 1HS lên bảng viết. K Kh Y - HS lắng nghe sửa sai. -1HS đọc, cả lớp đọc thầm từ ứng dụng: Yết Kiêu - HS lắng nghe. - HS theo dõi hướng dẫn của GV. Yết Kiêu - Lớp viết bảng con. Yết Kiêu - HS lắng nghe sửa sai. -1HS đọc, cả lớp đọc thầm câu ứng dụng: Khi đói cùng chung một dạ. Khi rét cùng chung một lòng. + Khuyên mọi người cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau - HS nêu: + Cao 2,5 li: K, h, l, g. + Cao 2 li: d + Cao 1,25 li: r + Cao 1 li: các chữ còn lại. + Khoảng cách giữa các chữ cách nhau 1 con chữ o. - HS viết bảng con. Khi - HS lắng nghe sửa sai. 3. Hướng dẫn viết vở tập viết: (15’) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân - GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế, chú ý các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. - Gọi HS nêu yêu cầu bài viết trong vở Tập viết- T29 - GV yêu cầu HS viết từng dòng: - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Viết chữ K: 1 dòng. - Viết chữ các Kh, Y : 1 dòng. - Viết tên riêng Yết Kiêu : 2 dòng. - Viết câu ứng dụng: 2 lần. - Viết chữ nghiêng tên riêng Yết Kiêu 3 dòng. 4. Chấm, chữa bài: (3’) - Giáo viên thu 3-5 bài chấm, nhận xét. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. D. Củng cố, dặn dò: (4’) + Hôm nay chúng ta ôn viết những chữ hoa nào? - Về nhà tập viết lại nhiều lần cho đẹp, viết bài ở nhà trang 32. - Chuẩn bị bài sau: Ôn chữ hoa L. - Nhận xét giờ học. - HS mở vở ngồi đúng tư thế. - HS nêu. - HS viết bài trong vở Tập viết. K K K K Kh Kh Y Kh Yết Kiêu Khi đói cùng chung một dạ. Khi rét cùng chung một lòng. Yết Kiêu Yết Kiêu - 3-5 HS nộp bài. - HS theo dõi nhận xét của GV, kết hợp sửa sai. + ...chữ hoa K, Kh,Y. . RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: