Giáo án Thứ 5 Tuần 15 Lớp 3

Giáo án Thứ 5 Tuần 15 Lớp 3

Thể dục Bài 30 : Ôn tập bài thể dục phát triển chung

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

-Ôn tập bài TD phát triển chung.Yêu cầu HS thuộc bài và thực hien động tác chính xác.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường . 1 còi

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 5 Tuần 15 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15	Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn tập bài TD phát triển chung.Yêu cầu HS thuộc bài và thực hiện động tác chính xác.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
HS chạy một vòng trên sân tập
Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Ôn bài thể dục phát triển chung :
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
Nhận xét
*Kiểm tra bài thể dục phát triển chung 8 động tác
*Phương pháp:Mỗi lần kiểm tra từ 3-5 học sinh
*Cách đánh giá:
-Hoàn thành tốt:Thuộc từ 7-8 động tác,có ý thức luyện tập và rèn luyện
-Hoàn thành:Thuộc từ 4 động tác trở lên,các động thực hiện tương đối đúng
-Chưa hoàn thành:Chỉ thuộc 1-3 động tác,thực hiện các động tác thiếu cố gắng . 
 b.Trò chơi : Chim về tổ
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vổ tay hát 
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà luyện tập bài TD phát triển chung
 5phút
27phút
4phút
 1lần
16phút
 7phút
 4phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 15	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết cách sử dụng bảng chia 
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Giới thiệu bảng nhân ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Giới thiệu bảng chia ( 1’ )
Hoạt động 1 : giới thiệu cấu tạo bảng nhân ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học biết cấu tạo của bảng nhân
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Giáo viên treo bảng nhân lên bảng
Yêu cầu học sinh đếm số hàng, số cột trong bảng
+ Nêu hàng đầu tiên gồm mấy số ?
+ Cột đầu tiên gồm mấy số ?
Giáo viên giới thiệu : Các ô còn lại của bảng chính là số bị chiacủa phép chia
Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ 3 của bảng chia.
+ Em có nhận xét gì về các số vừa đọc ?
Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ 4 của bảng chia.
+ Em có nhận xét gì về các số vừa đọc ?
Giáo viên chốt lại : mỗi hàng ghi lại một bảng chia : hàng 2 là bảng chia 1, hàng 3 là bảng chia 2, hàng 11 là bảng chia 10
Hoạt động 2: Cách sử dụng bảng chia (8’) 
Mục tiêu : giúp học biết cách sử dụng bảng chia
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Giáo viên nêu ví dụ : 12 : 4 = ?
Giáo viên hướng dẫn : tìm số 4 ở cột đầu tiên, từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12, từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của 12 và 4
Vậy 12 : 4 = 3
Giáo viên cho học sinh thực hành ở các phép tính khác.
Hoạt động 3 : Thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh vận dụng bảng chia khi thực hành tính toán nhanh, đúng.
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở ô trống ( theo mẫu ) :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : điền số : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm thương hai số, tìm số chia, số bị chia. 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình sau : Hãy xếp thành hình bên 
GV gọi HS đọc yêu cầu . 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh quan sát 
Học sinh đếm : có 11 hàng và 11 cột, ở góc của bảng có dấu chia 
Hàng đầu tiên gồm 10 số từ số 1 đến số 10 là thương của hai số.
Cột đầu tiên gồm 10 số từ số 1 đến số 10 là số chia.
Học sinh đọc: 2, 4, 6, 8, 10, , 20
Các số vừa đọc chính là số bị chia của các phép tính trong bảng chia 2.
Học sinh đọc: 3, 6, 9, 12, 15, , 30
Các số vừa đọc chính là số bị chia của các phép tính trong bảng chia 3.
3
4
12
Học sinh thực hành
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu 
Lớp Nhận xét
HS đọc 
Một tổ công nhân phải trồng 324 cây và tổ đã trồng được số cây đó. 
Hỏi tổ đó còn phải trồng bao nhiêu cây nữa ?
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập 
Tuần : 15	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa L
Viết tên riêng : Lê Lợi bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng : Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa L, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu L, tên riêng : Lê Lợi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con 
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa L, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ L trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ L được viết mấy nét ?
+ Độ cao chữ L hoa gồm mấy li ?
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên chốt lại, vừa nói vừa chỉ vào chữ L hoa và nói : chữ L hoa cao 2 li rưỡi, gồm 3 nét 
Giáo viên viết chữ L hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ L hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Lê Lợi
Giáo viên giới thiệu : Lê Lợi là tên một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Lê Lợi là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu L 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Lê Lợi 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ, mỗi thẻ là 1 chữ trong câu tục ngữ, yêu cầu học sinh sắp xếp các chữ thành một câu tục ngữ có nghĩa qua trò chơi Rồng Vàng. Nhóm nào xong trước thì giơ tay và đọc câu tục ngữ vừa sắp xếp.
GV gắn câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 
Giáo viên hỏi : 
+ Câu tục ngữ ý nói gì ?
Giáo viên chốt : câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng
Giáo viên gắn lên bảng 5 tranh, sau mỗi tranh có các chữ cái có trong câu tục ngữ, yêu cầu học sinh chọn 1 tranh và trả lời câu hỏi :
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Lời, Lựa. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa L, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn
Viết mãi mỏi tay
Ngồi mãi mỏi lưng
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ L : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Lê Lợi : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua viết câu : “ Lên rừng xuống biển”
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
( 18’ )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
3 nét: nét cong trên, nét lượn, nét thắt
Độ cao chữ L hoa gồm 2 li rưỡi
Cá nhân
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát và nhận xét.
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ L cao 2 li rưỡi, chữ ê, ơ, i cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Học sinh chia nhóm và thực hiện yêu cầu của Giáo viên 
Cá nhân
Học sinh trả lời
Học sinh chọn tranh 
Chữ L, h, g cao 2 li rưỡi
Chữ t cao 1 li rưỡi
Chữ ơ, I, n, o, c, ă, m, â, ê, u, a, ư, v cao 1 li 
Câu tục ngữ có chữ Lời, Lựa được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh tập thể dục 
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa M 
Tuần : 15	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống.
Kĩ năng : HS nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
Thái độ : HS có ý thức tham gia vào hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp.
	è GDBVMT : HS biết các hoạt động nông nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó (Liên hệ)
II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Hình vẽ trang 58, 59 SGK, tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Các hoạt động thông tin liên lạc ( 4’ )
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động nông nghiệp 
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm ( 7’ ) 
Mục tiêu : Kể tên một số hoạt động nông nghiệp 
Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp
 Phương pháp : quan sát, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 58, 59 SGK và thảo luận theo các gợi ý sau : 
+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè, ; chăn nuôi trâu, bò, dê, 
Kết luận : Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đáng bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng  được gọi là hoạt động nông nghiệp.
GV gợi mở thêm :
Nếu ta khai thác một cách bừa bãi thì MT sẽ như thế nào ?
GV Nêu nội dung GDBVMT ( như ở MT)
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp ( 7’ ) 
Mục tiêu : học sinh biết một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống
 Phương pháp : quan sát, thực hành 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống
Giáo viên cho một số cặp trình bày trước lớp
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp ( 7’ ) 
Mục tiêu : Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp 
 Phương pháp : quan sát, thảo luận 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm
Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm
Cho từng nhóm bình luận về tranh xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề nghiệp đó
Giáo viên chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh quan sát và thảo luận 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Ảnh 1 : chụp người công nhân đang chăm sóc cây cối – để không khí thêm trong lành.
Ảnh 2 : chụp cảnh chăm sóc đàn cá – cung cấp cá cho con người làm thức ăn.
Ảnh 3 : chụp cảnh gặt lúa – cung cấp cho con người thóc gạo để ăn.
Ảnh 4 : chụp cảnh chăm sóc đàn lợn – cung cấp thức ăn cho con người.
Ảnh 5 : chụp cảnh chăm sóc đàn gà – cung cấp thức ăn cho con người.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
HS trả lời
Lắng nghe
Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe 
Học sinh trình bày trước lớp
Lớp nhận xét
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Học sinh trình bày trước lớp
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung GDBVMT
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 31 : Hoạt động công nghiệp, thương mại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 5 tuan 15.doc