Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 23

Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 23

Chiều

Tiết 1,2,3 THỦ CÔNG

2C, 2A, 2B

 Ôn tập chương 2: Phối hợp gấp, cắt, dán hình (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.

- Phối hợp gấp, cắt dán được ít nhất một sản phẩm đã học.

- Với HS khéo tay: Cắt ít nhất được 2 sản phẩm đã học, có thể cắt, gấp được sản phẩm mới sáng tạo.

II. Hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 23
 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Chiều
Tiết 1,2,3 Thủ công 
2C, 2A, 2B 
 Ôn tập chương 2: Phối hợp gấp, cắt, dán hình (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.
- Phối hợp gấp, cắt dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
- Với HS khéo tay: Cắt ít nhất được 2 sản phẩm đã học, có thể cắt, gấp được sản phẩm mới sáng tạo.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài:
a. Củng cố lý thuyết:
- GV cho HS nhắc lại tên các sản phẩm đã học ở chương 2.
- GV củng cố bổ sung.
- Gọi HS nêu lại các bước làm từng sản phẩm.
 Nhận xét, bổ sung
b. Thực hành:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ tổ chức cho HS thực hành.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
c. Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm
- Tuyên dương một số nhóm có sản phẩm làm đẹp.
- HS nêu, ví dụ: Gấp, cắt dán hình tròn, biểm báo giao thông; Làm phong bì....
- 4-5 HS khá giỏi nêu, ví dụ: Các bước làm phong bì:
+Bước 1: Gấp phong bì
+Bước 2: Cắt phong bì
+Bước 3: Dán phong bì.
- Mỗi nhóm thực hành làm 1 sản phẩm đã học.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS cùng GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
 Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
 Sáng
Tiết 1,4 Thủ công
3B,3A Đan nong đôi (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Biết cách đan nong đôi.
- Đan được nan nong đôi, dồn được nan nhưng có thể chưa khít nhau, dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- Với HS khéo tay: Đan được tấm đan nong đôi các nan đan khít nhau, nẹp được tấm đan chắc chắn, phối hợp được màu sắc của nan dọc, nan ngang hài hoà, tạo thành hình đơn giản.
II.Chuẩn bị:
- Trang quy trình đan nong đôi.
- Giấy màu, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- Gọi HS nêu lại cách đan nong đôi.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV treo tranh để HS quan sát.
- GV tổ chức cho HS thi đan theo các tổ.
- GV theo dõi nhắc nhở 1 số HS ở các tổ còn nhầm khi đan.
- Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét.
- Tuyên dương một số em có sản phẩm làm đẹp. 
- Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Cắt các nan dọc cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô sau đó cắt 9 nan dọc như B 13
+ Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh rộng 1 ô, dài 9 ô (nan khác màu)
- Bước 2: Đan nong đôi
Cách làm: Nhấc 2 nan đè 2 nan lệch nhau 1 nan dọc (cùng chiều) giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
- Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan: Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại dán lần lượt xung quanh tấm đan...
- HS quan sát, nhận xét.
- HS thực hành theo tổ.
- Các tổ trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS nhận xét chéo bàn nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
 ------------------------------------------------------------------------
Tiết 2,3 Kỹ thuật
4A, 4C Trồng cây rau, hoa (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết chọn cây rau hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau hoa thành luống và cách trồng cây rau hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau hoa trên luống hoặc trong chậu.
II. Chuẩn bị:
- Cây giống rau, hoa; bầu chứa đất.
- Cuốc, dầm xới,, bình tưới nước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Cần phải chọn đất trồng cây con như thế nào?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Thực hành trồng cây con.
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thực hành theo nhóm.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi trên bầu đất.
 GV theo dõi, nhắc nhở HS.
b. Đánh giá kết quả học tập.
- GV nêu tiêu chuẩn.
- Gọi HS đọc lại.
- GV cho HS đánh giá chéo nhau.
- GV nhận xét đánh giá chung.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm làm đẹp.
- HS tập hợp theo nhóm.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS chú ý.
- 2-3 HS khá nhắc lại.
- HS kiểm tra chéo nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
 --------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 Kỹ thuật
4B Trồng cây rau, hoa (Tiết 2)
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
Tiết 2,3 Kỹ thuật tăng
4A, 4C Thực hành trồng cây rau, hoa (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Biết chọn cây rau hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau hoa thành luống và cách trồng cây rau hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau hoa trên luống hoặc trong chậu.
II. Chuẩn bị:
- Cây giống rau, hoa; bầu chứa đất.
- Cuốc, dầm xới,, bình tưới nước.
- Mỗi tổ chuẩn bị một chậu để trồng cây rau hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- Ta phải chọn cây con như thế nào?
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- Nêu các bước trồng cây con? (Dành cho HS khá giỏi)
- Phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước xung quanh gốc cây nhằm mục đích gì?
 Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS nhắc lại cách trồng cây con theo SGK.
 Nhận xét, đánh giá.
- GV tổ chức cho HS thực hành trồng cây con trong trong chậu.
 Nhận xét, đánh giá
- Đánh giá sản phẩm. (GV cung cấp tiêu chí đánh giá chậu cây rau hoa trồng đúng kỹ thuật)
 Nhận xét, tuyên dương
- Cây khoẻ; thân không bị cong...
- Đất làm nhỏ, tơi xốp...
- 1-2 HS nêu, nhận xét, bổ sung
- Giúp cây không bị nghiêng, không bị héo.
- 1-2 HS khá giỏi nêu, bổ sung.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
______________________________________________________________________
 Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2012
Sáng
Tiết 1,2,3,4 Kỹ thuật
5D, 5C, 5B, 5A Lắp xe ben (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu, xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được
- Với HS khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu, xe lắp chắc chắn chuyển động dễ dàng; thuỳ xe nâng lên hạ xuống được.
II. Chuẩn bị:
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
 Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài.
- GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
- GV nêu tác dụng của xe ben trong thực tế.
a. Quan sát, nhận xét mẫu:
- Cho HS quan sát xe ben đã lắp mẫu sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ xe và từng bộ phận của xe ben.
- Để lắp được xe ben theo em cần lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó?
b. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- Hướng dẫn chọn các chi tiết.
 GV nhận xét, bổ sung.
- Lắp từng bộ phận.
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2 SGK)
+Yêu cầu HS quan sát kỹ hình 2 SGK.
+Để lắp được khung sàn xe và các giá đỡ em cần chọn những chi tiết nào?
- Gọi HS trả lời và chọn chi tiết.
- Gọi 1 HS khác lên lắp khung sàn xe.
* Hướng dẫn lắp sàn ca bin và các thanh đỡ H3 SGK.
* Lắp hệ thống giá đỡ trục xe sau H4 SGK.
* Lắp trục bánh xe trước H5a SGK.
* Lắp ca bin H5b SGK.
c. Lắp ráp xe ben H1 SGK.
- GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước SGK.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi SGK.
- GV kiểm tra sản phẩm.
d. Hướng dẫn tháo dời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- GV nêu cách tiến hành.
- Nhận xét, đánh giá
- HS quan sát.
- 5 bộ phận: Khung sàn xe và các giá đỡ; trục bánh xe...
- GV cùng HS chọn đủ, đúng từng loại theo SGK xếp các chi tiết vào lắp hộp theo từng chi tiết.
- HS quan sát.
- 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài.
- 2 HS.
- 1 HS khá giỏi lắp khung sàn xe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên lắp trục bánh trước.
- 2 HS lên bảng lắp.
- HS theo dõi nhận biết cách lắp.
-1 - 2 HS lên lắp.
- HS thực hiện tháo dời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về áp dụng thực tế.
 -------------------------------------------------------------------------------
Tiết 1 Thủ công
2D Ôn tập chương 2: Phối hợp gấp, cắt, dán hình (Tiết 1)
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ hai)
 -------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 Thủ công
3D Đan nóng đôi (Tiết 3)
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
 -------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Thủ công
1D Cắt, dán hình vuông (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt dán hình vuông.
- Kẻ, cắt dán được hình vuông, có thể kẻ cắt dán được hình vuông theo cách đơn giản, đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt dán được hình vuông theo 2 cách có thể cắt dán được hình vuông có kích thước khác.
II. Chuẩn bị:
 Hình vuông cắt, dán mẫu; giấy kéo, hồ dán...
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Tiết trước học bài gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Quan sát, nhận xét.
- Cô có hình gì? màu gì?
- Hình vuông trên có đặc điểm gì?
- Những vật nào có dạng hình vuông?
b. Hướng dẫn thao tác mẫu trên giấy kẻ ô vuông.
*Kẻ khung hình vuông.
Lấy một điểm bất kì đánh dấu x(A) từ điểm đó đếm sang 7 ô đánh dấu x (B) từ điểm B đếm xuống dưới 7 ô đánh dấu x (C). Từ điểm A đếm xuống dưới 7 ô đánh dấu x (D) sau đó nối lại được hình vuông.
* Cắt hình vuông: Cắt theo đường nối ta được hình vuông.
* Dán hình:
 Đặt hình cân đối sau đó lật mặt sau phết hồ, miết phẳng.
- Cho HS nhắc lại quy trình cắt, dán hình vuông.
- Tổ chức cho HS thực hành
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Tuyên dương 1 số HS làm đẹp.
- Hình vuông, có màu...
- Có 4 cạnh đều bằng nhau.
- HS nêu, ví dụ: Viên gạch men; Chiếc khăn mùi xoa....
- HS theo dõi xác định khung hình.
- HS quan sát và cắt theo GV.
- 2-3 HS khá giỏi nhắc lại 3 bước như trên.
- HS thực hành trên giấy ô vuông
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS. 
______________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Sáng
Tiết 1,3 Thủ công
1B,1A Cắt, dán hình vuông (Tiết 1)
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ năm) 
Tiết 4 Kỹ thuật tăng
 5A Thực hành lắp xe cần cẩu (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu, xe lắp tương đối chắc chắn, chuẩn động được
- Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu, xe lắp chắc chắn chuyển động dễ dàng; tay quay, tay tời quấn vào và nhả ra được.
II. Chuẩn bị:
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Thực hành lắp xe cần cẩu:
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại tên và số lượng các chi tiết để lắp được xe cần cẩu.
 Nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho HS lắp ráp xe cần cẩu.
 GV nhắc nhở HS khi lắp ráp xe cần cẩu.
+Quay tay để kiểm tra xem dây tời quấn vào nhả ra có dễ dàng không.
+Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và nâng hàng lên và hạ xuống không?
- Tổ chức đánh giá sản phẩm:
+ GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
+ GV cho HS khá giỏi nhắc lại các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm 
- GV cử 2-3 HS dựa vào các tiêu chí để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét đánh giá chung.
- GV nhắc HS tháo dời các bộ phận và lắp chúng vào hộp.
- HS chọn đủ, đúng các chi tiết và xếp vào nắp hộp.
- 2-3 HS khá nêu, bổ sung
- HS thực hành lắp.
- HS chú ý khi lắp ráp xe cần cẩu.
- HS trưng bày sản phẩm trên bàn.
- HS chú ý, nhắc lại.
- HS thực hành đánh giá.
- HS thực hiện tháo dời các bộ phận và lắp chúng vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về áp dụng thực tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc