Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức)

I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1. Đọc thêm bài tập đọc: Khi mẹ vắng nhà (tuần 2); Chú sẻ và bông hoa bằng lăng ( tuần 3)

 2. Tiếp tục kiểm tra đọc các bài tập đọc ở giữa học kì I. Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: h/s trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 3. Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì?

 4. Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.

II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Phiếu viết tên các bài tập đọc: 11 bài ( Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Cô giáo tí hon, Chiếc áo len, Người mẹ, Ông ngoại, Người lính dũng cảm, Cuộc họp của chữ viết, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Các em nhỏ và cụ già).

 III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 12 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập giữa học kì i
Thứ ngày thỏng năm 201
tiết 1
 I, mục đích yêu cầu
 1. Đọc thêm bài tập đọc: Đơn xin vào đội (tuần 1)
 2. Kiểm tra đọc các bài tập đọc ở giữa học kì I. Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: h/s trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 3. Ôn tập phép so sánh:
 - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
 - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh.
 II, Đồ dùng dạy học
 Phiếu viết tên các bài tập đọc: 11 bài( Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Cô giáo tí hon, Chiếc áo len, Người mẹ, Ông ngoại, Người lính dũng cảm, Cuộc họp của chữ viết, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Các em nhỏ và cụ già).
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1, Giới thiệu bài
1’
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nghe giới thiệu
2, Hướng dẫn luyện đọc
6’
Đọc bài Đơn xin vào đội
Đọc nối tiếp câu
h/s đọc nối tiếp câu 1 lần
Đọc nối tiếp theo đoạn 
4 h/s đọc nối tiếp 4 đoạn 1 lần
Nêu hình thức của mẫu đơn?
Hình thức đơn gồm các phần:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
- Tên đơn.
- Địa chỉ gửi đơn.
Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
- Nguyện vọng và lời hứa.
- Tên và chữ kí của người làm đơn.
3. Kiểm tra tập đọc
12’
KT 1/3 số h/s ( khoảng 10 em)
Yêu cầu h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc, khi bốc thăm được xem lại 1 phút.
Từng h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc
đọc 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
h/s trả lời
Sau mỗi h/s được kiểm tra GV nhận xét đánh giá.
4. Bài tập 2 
7’
Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau.
1 h/s đọc yêu cầu của bài tập
1 h/s phân tích câu 1 làm mẫu
h/s làm bài vào vở nháp
4, 5 h/s phát biểu
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài trong vở bài tập.
a, Từ trên gác cao nhìn xuống,
 hồ như .. .... gương bầu dục khổng lồ.
 Sự vật 1 sự vật 2
b, Cầu Thê Húc màu son cong cong 
 Sự vật 1 
như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn
 sự vật 2
c, Người ta thấy có con rùa lớn, 
đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi .... Sự vật 1 Sự vật 2
5. Bài tập 3 Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
7’
1 h/s đọc yêu cầu bài tập
h/s làm bài, chữa bài
2 h/s đọc lại câu văn đã hoàn chỉnh.
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
+ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
6. Củng cố, dặn dò
2’
NX tiết học
Bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày thỏng năm 201
tiết 2
 I, mục đích yêu cầu
 1. Đọc thêm bài tập đọc: Khi mẹ vắng nhà (tuần 2); Chú sẻ và bông hoa bằng lăng ( tuần 3)
 2. Tiếp tục kiểm tra đọc các bài tập đọc ở giữa học kì I. Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: h/s trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 3. Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì?
 4. Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
II, Đồ dùng dạy học
 Phiếu viết tên các bài tập đọc: 11 bài ( Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Cô giáo tí hon, Chiếc áo len, Người mẹ, Ông ngoại, Người lính dũng cảm, Cuộc họp của chữ viết, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Các em nhỏ và cụ già).
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1, Giới thiệu bài
1’
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nghe giới thiệu
2, Hướng dẫn luyện đọc
10’
+ Đọc bài Khi mẹ vắng nhà 
Đọc nối tiếp từng dòng thơ
h/s đọc nối tiếp từng dòng thơ 1 lần
Đọc nối tiếp theo khổ thơ 
2 h/s đọc nối tiếp 2 khổ 1 lần
Nêu nội dung bài đọc?
Tình cảm yêu thương rất sâu nặng của bạn nhỏ. Bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc.
+ Đọc bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. 
Đọc nối tiếp câu
h/s đọc nối tiếp câu 1 lần
Đọc nối tiếp theo đoạn 1 lần
4 h/s đọc nối tiếp 4 đoạn
Nêu nội dung bài đọc?
NX, tuyên dương
Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé thơ.
3. Kiểm tra tập đọc
12’
KT 1/3 số h/s ( khoảng 10 em)
Yêu cầu h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc, khi bốc thăm được xem lại 1 phút.
Từng h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc
đọc 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
h/s trả lời
Sau mỗi h/s được kiểm tra GV nhận xét đánh giá..
4. Bài tập 2 
5’
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
1 h/s đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
h/s nối nhau nêu câu hỏi mình đặt.
Câu a) Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
Câu b) Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
5. Bài tập 3
5’
Kể lại câu chuyện em đã học trong 8 tuần đầu.
h/s đọc yêu cầu của bài
1 h/s nói tên các truyện đã học trong các tiết tập đọc 8 tuần đầu:
Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Cô giáo tí hon, Chiếc áo len, Người mẹ, Ông ngoại, Người lính dũng cảm, Cuộc họp của chữ viết, Bài tập làm văn, Nhớ lại buổi đầu đi học, Trận bóng dưới lòng đường, Các em nhỏ và cụ già, Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn.
GV yêu cầu h/s kể 1 đoạn hay cả câu chuyện tuỳ theo khả năng của h/s.
h/s suy nghĩ, chọn nội dunng, hình thức để kể.
h/s thi kể.
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất.
6. Củng cố, dặn dò
2’
NX tiết học
Bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày thỏng năm 201
tiết 3
 I, mục đích yêu cầu
 1. Đọc thêm bài tập đọc: Mẹ vắng nhà ngày bão (tuần 4)
 2. Tiếp tục kiểm tra đọc các bài tập đọc ở giữa học kì I. Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: h/s trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 3. Luyện tập đặt câu theo đúng mẫu Ai là gì?
 4. Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu.
 II, Đồ dùng dạy học
 Phiếu viết tên các bài tập đọc: 11 bài ( Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Cô giáo tí hon, Chiếc áo len, Người mẹ, Ông ngoại, Người lính dũng cảm, Cuộc họp của chữ viết, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Các em nhỏ và cụ già).
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1, Giới thiệu bài
1’
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nghe giới thiệu
2, Hướng dẫn luyện đọc
10’
Đọc bài Mẹ vắng nhà ngày bão
Yêu cầu h/s đọc nối tiếp 2 dòng thơ 
h/s đọc nối tiếp 2 dòng thơ 1
Đọc nối tiếp theo khổ thơ 1 lần
5h/s đọc nối tiếp 5 khổ thơ
Thi đọc diễn cảm
2 h/s thi đọc diễn cảm bài thơ.
Nêu ý nghĩa bài thơ?
Thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ đến nhau, hết lòng yêu thương nhau.
NX, tuyên dương
3. Kiểm tra tập đọc
12’
KT 1/3 số h/s ( khoảng 10 em)
Yêu cầu h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc, khi bốc thăm được xem lại 1 phút.
Từng h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc
đọc 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
h/s trả lời
Sau mỗi h/s được kiểm tra GV nhận xét đánh giá..
4. Bài tập 2 
5’
Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì?
1 h/s đọc yêu cầu của bài tập
h/s làm việc cá nhân. Mỗi em suy nghĩ viết câu mình đặt vào vở.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
1 số em chữa bài trên bảng lớp
VD:
Bố em là công nhân nhà máy điện.
Chúng em là những học trò chăm ngoan./...
5. Bài tập 3
5’
1 h/s đọc yêu cầu của bài và mẫu đơn.
GV: Bài tập này giúp em thực hành viết 1 lá đơn đúng thủ tục. Nội dung phần kính gửi em chỉ cần viết tên xã, huyện.
h/s làm bài cá nhân. Điền nội dung mẫu đơn vào vở bài tập
4, 5 h/s đọc lá đơn của mình trước lớp
GV nhận xét về nội dung điền và hình thức trình bày đơn.
6. Củng cố, dặn dò
2’
NX tiết học
Bổ sung
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ ngày thỏng năm 201
tiết 4
 I, mục đích yêu cầu
 1. Đọc thêm bài tập đọc: Mùa thu của em (tuần 5) 
 2. Kiểm tra HTL các bài HTL ở giữa học kì I. 
 3. Ôn cách đặt câu hỏicho các bộ phận câu Ai làm gì?
 4. Nghe – viết chính xác đoạn văn Gió heo may.
 II, Đồ dùng dạy học
 Phiếu viết tên các bài học thuộc lòng: 5 bài( Hai bàn tay em, Quạt cho bà ngủ, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru).
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1, Giới thiệu bài
1’
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nghe giới thiệu
2, Hướng dẫn luyện đọc
5’
Đọc bài Mùa thu của em
Yêu cầu h/s đọc nối tiếp 2 dòng thơ 
h/s đọc nối tiếp 2 dòng thơ 1
Đọc nối tiếp theo khổ thơ 1 lần
4 h/s đọc nối tiếp 4 khổ thơ
Thi đọc diễn cảm
2 h/s thi đọc diễn cảm bài thơ.
Nêu nội dung của bài thơ?
Tình cảm yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới.
NX, tuyên dương
3. Kiểm tra HTL
12’
KT 1/3 số h/s ( khoảng 10 em)
Yêu cầu h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc, khi bốc thăm được xem lại 1 phút.
Từng h/s lên bốc thăm, chọn bài HTL
Đọc 1 khổ hay cả bài thơ theo chỉ định
Sau mỗi h/s được kiểm tra GV nhận xét đánh giá..
4. Bài tập 2 
4’
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây.
1 h/s đọc yêu cầu của bài tập
Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào?
Ai làm gì?
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
h/s làm bài vào vở bài tập
Nhiều h/s nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được.
2, 3 h/s đọc lại 2 câu hỏi đúng
Câu a) ở câu lạc bộ, các em làm gì?
Câu b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
5. Bài tập 3
12’
GV đọc 1 lần đoạn văn
2, 3 h/s đọc lại
h/s tự viết ra nháp những từ ngữ các em dễ viết sai.
GV đọc thong thả từng câu từng cụm từ cho h/s viết bài.
h/s gấp SGK, nghe – viết bài vào vở.
GV chấm, chữa 5 đến 7 bài, nêu nhận xét
6. Củng cố, dặn dò
1’
NX tiết học
Bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày thỏng năm 201
tiết 5
 I, mục đích yêu cầu
 1. Đọc thêm bài tập đọc: Ngày khai trường (tuần 6), bài Lừa và ngựa (tuần 7)
 2. Tiếp tục kiểm tra HTL các bài HTL ở giữa học kì I. 
 3. Luyện tập củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
 4. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
 II, Đồ dùng dạy học
 Phiếu viết tên các bài HTL: 5 bài( Hai bàn tay em, Quạt cho bà ngủ, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru).
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1, Giới thiệu bài
1’
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nghe giới thiệu
2, Hướng dẫn luyện đọc
8’
* Đọc bài Ngày khai trường 
Yêu cầu h/s đọc nối tiếp 2 dòng thơ 
h/s đọc nối tiếp 2 dòng thơ 1
Đọc nối tiếp theo khổ thơ 1 lần
5 h/s đọc nối tiếp 5 khổ thơ
* Đọc bài Lừa và ngựa
Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu
h/s đọc nối tiếp câu
Đọc nối tiếp theo đoạn 
4 h/s đọc nối tiếp 4 đoạn
Nêu ý nghĩa câu chuyện?
Bạn bè phải thương yêu, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Giúp bạn nhiều khi chính là giúp mình, bỏ mặc bạn chính là làm hại mình.
NX, tuyên dương
3. Kiểm tra HTL
12’
KT 1/3 số h/s ( khoảng 10 em)
Yêu cầu h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc, khi bốc thăm được xem lại 1 phút.
Từng h/s lên bốc thăm, chọn bài HTL
Đọc 1 khổ hay cả bài thơ theo chỉ định
Sau mỗi h/s được kiểm tra GV nhận xét đánh giá..
4. Bài tập 2 
6’
GV nhắc h/s đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ để chọn từ bổ sung ý nghĩa thích hợp cho từ in đậm đứng trước.
1 h/s đọc yêu cầu của bài tập
h/s đọc thầm đoạn văn trao đổi theo cặp, làm bài vào vở bài tập.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3 h/s làm bài trên bảng, sau đó đọc kết quả.
Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng. Trên mỗi đầu bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ tinh tế đến vậy.
5. Bài tập 3
6’
h/s đọc yêu cầu
GV nêu yêu cầu của bài, nhắc h/s không quên mẫu câu các em cần đặt: Ai làm gì?
h/s làm việc cá nhân. Mỗi em suy nghĩ, viết câu văn mình đặt ra nháp.
1 vài em đọc kết quả
VD:
Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng.
Mẹ dẫn tôi đến trường.
6. Củng cố, dặn dò
2’
NX tiết học
Bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày thỏng năm 201
tiết 6
 I, mục đích yêu cầu
 1. Đọc thêm bài tập đọc: Những chiếc chuông reo (tuần 8)
 2. Tiếp tục kiểm tra HTL các bài HTL ở giữa học kì I. 
 3. Luyện tập củng cố vốn từ: chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
 4. Ôn luyện về dấu phẩy.
 II, Đồ dùng dạy học
 Phiếu viết tên các bài HTL: 5 bài( Hai bàn tay em, Quạt cho bà ngủ, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru).
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1, Giới thiệu bài
1’
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nghe giới thiệu
2, Hướng dẫn luyện đọc
8’
Đọc bài Những chiếc chuông reo 
Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu
h/s đọc nối tiếp câu
Đọc nối tiếp theo đoạn 
4 h/s đọc nối tiếp 4 đoạn
Nêu ý nghĩa câu chuyện?
Tình cảm thân thiết giữa bạn nhỏ và gia đình bác thợ gạch. Món quà bình dị của bác thợ đóng gạch đã làm cho ngày Tết năm ấy của gia đình bạn nhỏ ấm áp và náo nức hẳn lên.
NX, tuyên dương
3. Kiểm tra lấy điểm HTL
12’
KT nốt số h/s còn lại
Yêu cầu h/s lên bốc thăm, chọn bài tập đọc, khi bốc thăm được xem lại 1 phút.
Từng h/s lên bốc thăm, chọn bài HTL
Đọc 1 khổ hay cả bài thơ theo chỉ định
Sau mỗi h/s được kiểm tra GV nhận xét đánh giá.
4. Bài tập 2 
6’
GV nêu yêu cầu của bài
1 h/s đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân, viết từ cần điền vào vở nháp.
2 h/s lên bảng thi làm bài. Sau đó đọc kết quả.
2, 3 h/s đọc lại đoạn văn đã điền đủ 5 từ.
Cả lớp và GV nhận xét đánh giá.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai. Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
5. Bài tập 3
6’
Đặt dấu phẩy thích hợp
1 h/s đọc yêu cầu của bài 
h/s làm bài vào vở bài tập.
3 h/s lên bảng làm bài.
a) Hằng năm, cứ vào tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
b) Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
c) Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
6. Củng cố, dặn dò
2’
NX nhắc h/s chuẩn bị tiết kiểm tra 
Bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày thỏng năm 201
tiết 7
kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu
 I, mục đích yêu cầu
 Kiểm tra đọc hiểu luyện từ và câu theo các gợi ý
 Thời gian làm bài 30 phút
 III, Các hoạt động dạy học
 GV chép đề bài lên bảng
 Hưỡng dẫn h/s nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài
 1. Đọc thầm: Mùa hoa sấu
 H/S đọc thật kĩ bài văn: Mùa hoa sấu trong khoảng 15 phút.
 2. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
 H/S khoanh tròn ý đúng( hoặc đánh dấu nhân vào ô trống) trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi.
GV nhắc h/s : lúc đầu tạm đánh dấu nhân vào ô trống bằng bút chì. Làm bài xong, kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc kĩ lại bài bài văn, rà soát lời giải, cuối cùng đánh dấu chính thức bằng bút mực.
 Câu hỏi:
Cuối xuân, đầu hạ câu sấu như thế nào?
 a, Cây sấu ra hoa.
 b, Cây sấu thay lá.
 c, Cây sấu thay lá và ra hoa
 2. Hình dạng hoa sấu như thế nào?
 a, Hoa sấu nhỏ li ti
 b, Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.
 c, Hoa sấu thơm nhẹ.
 3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?
 a, Hoa sấu thơm nhẹ có vị chua.
 b, Hoa sấu hăng hắc.
 c, Hao sấu nở từng chùm trắng muốt.
 4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?
 a, 1 hình ảnh
 b, 2 hình ảnh
 c, 3 hình ảnh
 (viết rừ đó là hình ảnh nào)
 5. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?
 a, Tinh nghịch.
 b, Bướng bỉnh.
 c, Dại dột.
 Đáp án
 Câu1: ý c 
 Câu 2: ý b 
 Câu 3: ý a
 Câu 4: ý b ( 2 hình ảnh: 1. Những chùm hoa nhỏ như những chiếc chuông tí hon; 2. Vị hoa chua chua như vị nắng non)
 Câu 5: ý a
Bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày thỏng năm 201
tiết 8: kiểm tra
chính tả - tập làm văn
 I, mục đích yêu cầu
 Kiểm tra viết chính tả, tập làm văn trong khoảng 40 phút.
 1. Chính tả: Viết bài thơ Nhớ bé ngoan
 2. Tập làm văn: Viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học .
 II, Các hoạt động dạy học
Chính tả (12 phút)
GV đọc cho h/s viết bài chính tả Nhớ bé ngoan
h/s viết chính tả
Tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em (28 phút)
 H/S viết bài tập làm văn
 GV quan sát h/s làm bài
Thu bài, chấm bài
III, Nhận xét tiết học, dặn dò.
Bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_3_tuan_9_chuan_kien_thuc.doc