Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 14

Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 14

 TẬP ĐỌC Tiết 42, 43

 NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ.

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

- Hiểu nghĩa các từ khó và phương ngữ được chú giải trong bài. Đọc thầm và nắm được nội dung của bài: sự nhanh trí và dũng cảm của anh Kim Đồng khi làm nhiệm vụ bảo vệ và dẫn đường cho cán bộ cách mạng.

- Đọc rành mạch toàn bài. Phát âm đúng các tiếng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu. Đọc, phận biệt được lời các nhân vật.

- Giáo dục tình yêu thương đoàn kết như anh em 1 nhà giữa các dân tộc.

 

doc 11 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC Tiết 42, 43
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ.
I. Mục tiêu:
	A. Tập đọc:
- Hiểu nghĩa các từ khó và phương ngữ được chú giải trong bài. Đọc thầm và nắm được nội dung của bài: sự nhanh trí và dũng cảm của anh Kim Đồng khi làm nhiệm vụ bảo vệ và dẫn đường cho cán bộ cách mạng.
- Đọc rành mạch toàn bài. Phát âm đúng các tiếng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu. Đọc, phận biệt được lời các nhân vật.
- Giáo dục tình yêu thương đoàn kết như anh em 1 nhà giữa các dân tộc.
	B. Kể chuyện:
- Dựa vào tranh và trí nhớ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Diễn tả đúng giọng người dẫn chuyện, giọng các nhân vật (Kim Đồng, ông ké, Tây đồn) , đưa được cảm xúc vào lời kể.
- Giáo dục tính sáng tạo, tự tin khi kể chuyện trước lớp.
II. ĐD DH :
- Tranh chủ đề, Tranh trang 112, 4 tranh trang 114, bảng phụ, thẻ từ, bảng đồ giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.
III. Các hoạt động dạy và học :
 A/ Bài cũ: (3-5') “Cửa Tùng”
-GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : (25-30') 
- Giới thiệu bài: 
- GV treo tranh chủ đề.
-Tranh vẽ gì?
-GV viết tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
-GV đọc mẫu toàn bài.
a) Luyện đọc và giải nghĩa từ:
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
-Từ khó đọc?
-GV lựa chọn, ghi bảng: Pác Bó, bợt, lững thững đằng sau, quãng suối, huýt sáo, tráo trưng, thong manh.
b) Luyện đọc câu đoạn:
-GV lưu ý học sinh đọc từng đoạn :
-Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo 4 câu hỏi trong SGK.
	· Yêu cầu HS đọc đoạn 1:
-Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
-Vì sao bác cán bộ phải đóng một vai ông già Nùng?
-Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
	· Yêu cầu H đọc đoạn 2, 3, 4.
-Hãy nêu sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
® Qua hành động và lời nói của Kim Đồng ta thấy Anh là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. Đó là nội dung câu chuyện này.
-GV viết bảng.
Hoạt động 3: Kể chuyện.
-Giáo viên đọc yêu cầu 1
	+ Giáo viên treo tranh 1
-Tranh vẽ mấy nhân vật?
-Cách đi của 2 người có gì đặc biệt?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
 -Giáo viên nhận xét.
	+ Giáo viên treo tranh 2.
-Đang đi Kim Đồng và ông ké gặp việc gì?
-Khi đó hai bác cháu đã làm gì?
-Giáo viên nhận xét.
	+ Giáo viên treo tranh 3.
-Kim Đồng trả lời bọn lính như thế nào?
-Giáo viên nhận xét.
	+ Giáo viên treo tranh 4.
	Bọn lính bị lừa, hai bác cháu ung dung đi tiếp đoạn đường.
-Tổ chức cho HS kể lại câu chuyện theo hình thức thi đua kể nối tiếp từng đoạn.
-GV theo dõi, nhắc nhở.
-Cho H kể lại toàn bộ câu chuyện.
-GV nhận xét.
C/ Cũng cố Dặn dò: (3-5') 
-Đọc lại bài, kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
-Xem trước: “Nhớ Việt Bắc”.
- Học sinh đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi.
- HS nghe 
-HS nhắc.
 - Hoạt động cá nhân, lớp.
-HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc tiếng khó.
-HS đọc nối tiếp đoạn.
-HS đọc từ chú thích.
-HS đọc trong nhóm.
-HS dựa vào phần chú giải để nêu.
-HS lắng nghe.
-Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
-Vì vùng này là vùng người Nùng ơ. Đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng với mọi người và dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương.
-Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng. Ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường.
-Gặp địch: bình tĩnh huýt sáo làm hiệu.
Địch hỏi: nhanh trí trả lời “ đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm”.
Thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: 
	Già ơi! Ta đi thôi!
-HS nhắc lại. 
-2 HS đọc lại toàn bài.
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
-Học sinh nêu: dựa vào tranh kể lại câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ”.
-Học sinh quan sát.
-2 nhân vật: Kim Đồng và ông ké.
-Kim Đồng đi trước, ông ké lững thững theo sau, có gì nghi ngờ Kim Đồng làm hiệu ông ké tránh vào bên đường.
-1 học sinh kể lại đoạn 1.
-Lớp nhận xét theo nội dung giáo viên hướng dẫn
-Học sinh quan sát.
-Gặp Tây đồn đem lính đi tuần.
-Kim Đồng ông ké tránh vào sau một tảng đá to, bọn lính kịp thấy kêu ầm lên, ông ké ngồi xuống tảng đá, thản nhiên nhìn bọn giặc, y như một người đi xa, mỏi chân ngồi nghỉ một lát.
-1 học sinh kể lại đoạn 2.
-Học sinh nhận xét
-Học sinh quan sát.
-Là đi rước thầy mo về cúng cho mẹ bị bệnh.
-1 học sinh kể lại đoạn 3.
-Học sinh nhận xét
-Học sinh quan sát.
-1 học sinh kể lại đoạn 4.
-Học sinh nhận xét
-Kể lại toàn bộ câu chuyện theo hình thức nối tiếp đoạn 1 lượt.
-Học sinh kể lại câu chuyện theo nhóm đôi.
-3 học sinh kể lại câu chuyện trước lớp.
-Học sinh nhận xét
******************* 
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2009
Chính tả Tiết 27
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU :
- Nghe, viết lại chính xác đoạn từ Sáng hôm ấy .lững thững đằng sau trong bài Người liên laic nhỏ
- Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt ay/ây; l/n hoặc i/iê
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp
- Giúp HS phân biệt được các tiếng có vần ay/ây; l/n hoặc i/iê
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích rèn chữ
II. ĐD DH :
 -Bảng phụ viết sẵn bài viết, giấy khổ to, bút lông
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1) Bài cũ : (3-5') 
GV đọc các từ khó ở tiết chính tả trước
Nhận xét
2) Bài mới : (25-30') 
+Giới thiệu bài: 
Tiết chính tả này các em sẽ được viết moat đoạn trong bài Người liên laic nhỏ từ Sáng hôm ấy  lững thững đằng sau và làm các bài tập chính tả phân biệt ay/ây; l/n hoặc i/iê
GV ghi tựa
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả
GV đọc mẫu
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung :
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
* Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn gồm có mấy câu?
- Trong bài sử dụng những dấu câu nào?
- Tìm các tên riêng có trong bài văn?
- Còn chữ nào trong bài viết hoa nữa? Vì sao?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c HS nêu từ khó
- GV nhận xét
* Viết chính tả :
-GV đọc 
* Soát lỗi :
-GV đọc lại bài viết
* Chấm bài :
-GV chấm sơ bộ vài vở
Nhận xét
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
Câu 1:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HD HS làm bài
-GV nhận xét, tuyên dương
Câu 2 a:
- GV y/c HS thảo luận nhóm 
- Y/c HS sửa bài theo hình thức tiếp sức
Mỗi dãy cử 4 bạn lên thi đua
Dãy nào làm nhanh và đúng dãy đó thắng
-GV nhận xét, tuyên dương
Câu 2b) :
-GV đưa bảng phụ ghi sẵn nội dung bài
- Y/c HS thảo luận nhóm 4
-GV chia lớp thành 2 dãy y/c H tìm vần thích hợp trong các vần trên bảng để điền vào chỗ trống
Dãy nào làm nhanh và đúng dãy đó thắng
- Y/c các nhóm trình bày
-GV nhận xét, tuyên dương
3) Cũng cố dặn dò : (3-5') 
-Chuẩn bị : Nhớ Việt Bắc
-Nhận xét tiết học 
- 2 HS viết bảng lớp – Cả lớp viết bảng con :huýt sáo, suýt ngã, hít thở, nghỉ ngơi, vẻ mặt
Nhận xét
Hoạt động cá nhân , lớp
- Lắng nghe
- 2 HS đọc lại cả bài viết
- Có 3 nhân vật : Đức Thanh, Kim Đồng và ông ké
- Đoạn văn có 6 câu
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm than
- Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng
- Các chữ đầu câu : Sáng, Một, Ông, Nào, Trông
- Nêu và phân tích từ . Đọc CN-ĐT: chờ sẵn, gậy trúc, lững thững, mỉm cười, cửa tay, Hà Quảng
- 2 H viết bảng lớp – Cả lớp viết bảng con
Nhận xét
- Cả lớp viết bài
- 2 HS kế nhau đổi vở sửa bài
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
- Điền vào chỗ trống ay hay ây
- HS đọc
- HS làm vào vỡ bài tập + bảng lớp.
- cây sậy, chày giã gạo
- dậy học, ngủ dậy.- số bảy, đòn bẩy
Nhận xét
- Điền vào chỗ trống l/n
- HS thảo luận
- Đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài 
Trưa nay – nằm – nấu cơm – nát – mọi lần.
Nhận xét
- Điền vào chỗ trống i hay iê
- 2 HS đọc 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
 Tìm nước - dìm chết - Chim Gáy - thoát hiểm.
Nhận xét
******************** 
Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC TIẾT 44 
NHỚ VIỆT BẮC.
I. Mục tiêu:
-Hiểu nghĩa các từ khó có trong bài:Việt Bắc, đèo, dang, phách,ân tình, thủy chung
-Hiểu nội dung bài:Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏiû.
-Đọc đúng các từ khó trong bài:thắt lưng, đan nón, chuốt, rừng phách, thành lũy sắt dày,giăng
-Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
-Biết đọc bài với giọng tha thiết, tình cảm.
-Yêu quí con người và mảnh đất Việt Bắc.
II. ĐD DH :
- Tranh SGK, bản đồ Việt Nam, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học :
 a/ Bài cũ: (3-5') “Người liên lạc nhỏ”
-GV nhận xét _ ghi điểm.
b/ Bài mới : (25-30') 
- Giới thiệu bài: Nhớ Việt Bắc
+ Hoạt động 1: Luyện đọc.
-GV đọc mẫu tòan bài( giọng đọc tha thiết, tình cảm) nhấn giọng ở các từ gợi cảm
-Đọc câu 
-Phát hiện tiếng khó : Chuối gài, thắt lưng , sợi giang, phách 
* Luyện đọc khổ thơ.
- Từ ngữ 
-GV giải thích thêm:
-Măng: Mầm tre dùng để ăn
-Lùng: tìm kĩ, kiếm kĩ
-Luyện đọc , khổ thơ trong nhóm 
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
1/ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? (nhớ hoa, nhớ nguời con người Việt B ân tình).
2/ Tìm những câu thơ cho thấy ?
 a/ Việt Bắc rất đẹp ( Núi rừng VB rất đẹp ..Rưng xanh hoa chuối đỏ tươi ..vàng 
b/ Việt Bắc đánh giặ ... I.Mục tiêu:
 * Ơn về từ chỉ đặc điểm: Tìm được các từ chỉ đặc điểm, hiểu được phương diện so sánh về đặc điểm của sự vât trong phép so sánh.
 * Ơn kiểu câu Ai thế nào: Xác định được kiểu câu và các bộ phận trả lời câu hỏi Ai( cái gì, con gì) và Thế nào
 * Tìm đúng các từ chỉ đặc điểm.
 * Vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm để xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.
 * Tìm đúng các bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai( cái gì, con gì) , Thế nào.
 -Biết yêu quý tiếng Việt.
II. ĐD DH :
- Phiếu ghi bài tập 1, 3 ; 
III. Các hoạt động dạy và học :
 1/ Bài cũ : (3-5') Từ địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than.
. Đặt dấu câu phù hợp cho đọan đối thọai sau:
-Sao đấy mẹ?
-Ơi ! mẹ sung sướng quá con ạ. Thế là con đã bắt đầu nuơi gia đình rồi đấy !
.Gọi tên các sự vật theo 2 miền nam – Bắc: bút, muổng , bắp, chén, 
2 học sinh lên sửa- lớp nhận xét
- 2 dãy thi gọi tên các sự vật mà GV đưa ra.
2/ Bài mới : (25-30') 
-.Giới thiệu bài : hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về từ chỉ đặc điểm và ôn tập kiểu câu Ai thế nào? 
Hoạt động 1: ôân về từ chỉ đặc điểm
- GV hỏi về đặc điểm của các sự vật đã đưa ra ở phần kiểm tra bài cũ( cây bút như thế nào, chén ra sao ..)
- GV chốt lại các từ chỉ đặc điểm trong ví dụ của hs.
 a) Bài tập 1:
- GV nhắc lại yêu cầu BT rồi cho hs làm bài.
- Gọi hs đọc lại các từ. GV chốt- tay chỉ vào các từ : các từ chỉ màu sắc, kích thước, ..đều là từ chỉ đặc điểm.
 b) Bài tập 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Trong câu trên, các sự vật nào được so sánh với nhau?
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm gì? ( hoặc : tiếng suối có đặc điểm gì được so sánh với tiếng hát?)
- Gv nhắc hs đọc kĩ từng câu xem sự vật nào được so sánh với nhau, và so sánh về đặc điểm gì.
-GV nhận xét, tuyên dương. Chốt: đây là kiểu so sánh đặc điểm của sự vật này với sự vật khác.
 Họat động cá nhân , lớp.
 - Hs tự nêu
- Hs đọc yêu cầu- đọc bài thơ
- lớp làm vở BT
- 2 dãy cử bạn lên sửa bài tiếp sức: Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
- Hs đọc YC của đề.
- Tiếng hát _ tiếng suối
- Tiếng suối trong như tiếng hát
- Hs làm việc trong nhóm 4 – trình bày kết quả làm việc:
b) ông - hiền - hạt gạo
 Bà - hiền - suối trong
c) Giọt nước - vàng - mật ong
Hoạt động 2:Ôn kiểu câu Ai thế nào.
- Gọi hs nhắc lại các kiểu câu đã ôn
- Giới thiệu ôn mẫu câu: Ai – thế nào
- GV đưa bảng phụ ghi bài tập 3.
- Gv gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai ( cài gì, con gì) ? Và gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?
- Gv tổ chức sửa bài : 1 hs đọc câu, mời bạn nêu bộ phận trả lời câu hỏi Ai( cái gì, con gì) / Thế nào? Hs nhận xét, đặt câu hỏi tiếp theo
-Ai – làm gì ? ; Ai – là gì ?
- 1 hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Đọc câu 3a: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- Hs nêu bộ phận trả lới cho câu hỏi Ai ( Anh Kim Đồng )- và bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào ( nhanh trí và dũng cảm )
-Hs làm bài tập còn lại.
3/ Cũng cố dặn dò : (3-5') 
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: sưu tầm hình ảnh các dân tộc thiểu số ở nước ta. Tập đặt câu có hình ảnh so sánh.
****************** 
Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2009
TẬP VIẾT TIẾT : 14
ÔN CHỮ HOA: K
I.MỤC TIÊU:
+ Củng cố cách viết chữ hoa : K , Y
+ Viết đúng, đẹp theo cở chữ nhỏ tên riêng: Yết Kiêu và câu ứng dụng: 
Khi đói cùng chung một dạ
Khi rét cùng chung một lòng
+ Viết đều nét, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
+ Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐD DH :
 - Mẫu chữ hoa K,Y	.
III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC:
A./ Bài cũ: (3-5') Oân chữ Oâng Ích Khiêm. Ít.
B/Bài mới : (25-30') 
- Giới thiệu bài:
ôn lại cách viết hoa chữ K , Y 
* Hoạt động 1:Hướng dẫn viết trên bảng con.
+Luyện viết chữ hoa: K,Y
-GV viết mẫu, nhắc lại cách viết.
- GV nhận xét – nhắc lại cách viết..
+ Hướng dẫn viết từ ứng dụng: Yết Kiêu
- GV giới thiệu: : Yết Kiêu
 ® GV uốn nắn – nhận xét.
+Hướng dẫn HS viết câu từ ứng dụng.
- GV đưa câu ứng dụng:
Nêu ý nghĩa câu ứng dụng?
Khi đói cùng chung một dạ
Khi rét cùng chung một lòng
Gv giảng giải HS hiểu câu ứng dụng 
® GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Viết vở.
- Yêu cầu mở vở tập viết.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết.
 Nêu yêu cầu viết:số dòng (1 dòng)
- Theo dõi, uốn nắn. 
C/ Củng cố dặn dò . (3-5') 
-Thu 5-7 vở của học sinh chấm.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Ôn chữ hoa L
- HS viết B.con 
 + HS lắng nghe 
+ Hoạt động lớp
+ Học sinh nêu: 
- Học sinh quan sát – viết bảng con.
 K,Y
- Học sinh mở vở tập viết.
-Học sinh nêu.
-Học sinh viết từng dòng.
---------------------------- 
CHÍNH TẢ TIẾT : 28
NHỚ VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU :
- Nghe, viết lại chính xác đoạn ta về, mình có nhớ ta.Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung trong bài Nhớ Việt Bắc 
- Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt au/âu; l/n hoặc i/iê
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp
- Giúp HS phân biệt các tứ chứa tiếng có vần au/âu; l/n hoặc i/iê
- Trình bày đúng, đẹp hình thức một bài thơ 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích rèn chữ
II. ĐD DH :
 - Bảng phụ viết sẵn bài viết, giấy khổ to, bút lông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A/ : Bài cũ : (3-5') Người liên lạc nhỏ
-GV đọc các từ HS dễ sai ở tuần tiết chính tả trước 
-GV nhận xét
B/ Bài mới : (25-30') 
a/ Giới thiệu bài: 
 Hướng dẫn viết chính tả
GV đọc mẫu
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung :
- Cảnh trong rừng Việt Bắc có gì đẹp?
 * Hướng dẫn cách trình bày:
Y/c HS mở SGK
- Đoạn thơ có mấy câu? 
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
- Trình bày thể thơ này như thế nào?
- Những chữ nào trong đoạn thơ phải viết hoa? Vì sao?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c HS nêu từ khó
- GV nhận xét
* Viết chính tả :
GV đọc 
* Soát lỗi :
GV đọc lại bài viết
* Chấm bài :
GV chấm sơ bộ vài vở
Nhận xét
- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : tiếng có vần au/âu; l/n hoặc i/iê
GV HD làm bài.ï
+ hoa mẫu đơn, mưa mau hạt
+ lá trầu, đàn trâu
+ sáu điểm, quả sấu
GV nhận xét, tuyên dương, y/c H đọc lại
Bài 3 điền vào chỗ trống (lựa chọn)
a/ lhay n: 
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
 - Nhai kĩ no lâu, cày sâu lúa tốt
b/ I hay iê : 
- Chim có tổ, người có tông.
- Tiên học lễ, hậu học văn.
 - Kiến tha lâu cũng nay tổ.
-GV nhận xét, tuyên dương
C/ Củng cố, dặn dò : (3-5') 
-Nhận xét, tuyên dương
 -Chuẩn bị bài : Hũ bạc của người cha.
- 2 HS viết bảng lớp –Cả lớp viết bảng con : giày dép, no nê, lo lắng, kiếm tìm, niên học
Nhận xét
- HS nghe (2 HS đọc lại cả bài viết
- Hoạt động cá nhân , lớp TL
- Có hoa mơ nở trắng rừng, ve kêu rừng phách đổ vàng, rừng thu trăng rọi hoà bình
-HS mở sách quan sát bài viết 
- Đoạn thơ có 5 câu
- Thể thơ lục bát
- Dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô
- Những chữ đầu dòng viết hoa và tên riêng Việt Bắc
- Nêu và phân tích từ . Đọc CN
 thắt lưng, chuốt, trăng rọi, đổ vàng, sợi dang, rừng phách
- 2 Hs viết bảng lớp – cả lớp viết bảng con
Nhận xét
- Cả lớp viết bài
- 2 HS kế nhau đổi vở sửa bài
- Đọc yêu cầu
- Hs làm bài vào vỡ, bảng lớp.
-Nhận xét- Hs đọc lại các từ 
- Hoạt động cá nhân, lớp
- HS thảo luận, điền vào phiếu. 
-HS đọc các câu đã hoàn chỉnh.
-Nhận xét.
****************** 
Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2009
 TẬP LÀM VĂN TIẾT : 14
NGHE KỂ : TÔI CŨNG NHƯ BÁC 
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG 
I/ Mục Tiêu : 
- Nghe và kể lại đúng , tự nhiên truyện viu tôi cũng như bác 
- Biết Gt một cách mạnh dạn , tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và HĐ của các bạn trong thang vừa qua, làm cho HS yêu mến nhau.
II/ Đồ dùng dạy học :
 -Tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác 
 -Bảng phụ viết gợi ý BT 2 
III/ Các hoạt động dạy học 
A/ Bài cũ : (3-5') 2Hs đọc lại bức thư 
B/ Bài mới : (25-30') 
1/GT bài 
2/ HD làm BT 
a/ Bài 1 : Nghe kể tôi cũng như bác 
-Gv kể chuyện : Tôi cũng như bác 
-GV nêu câu hỏi 
-Câu chuyện này xẩy ra ở đâu ? ( ở nhà ga)
-Trong câu chuyện có mấy nhân vật ?( Hai nhân vật , nhà văn và người đứng bên cạnh )
-Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo ?( Vì ông quên mang theo kính )
-Ông nói gì với ngưới đứng bên cạnh ?( Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông bao này với ) 
-Người đó trả lời ra sao ?( Xin lỗi tôi cũng như bác.mù chữ ) 
- Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?( Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình ) 
-Gv kể lại lần 2 
-Y/C HS kể 
-GV nhận xét chốt lại 
Bài 2 : Hãy GT về tổ em và HĐ của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp .
GV nêu câu gợi ý / SGK/ 120
GV làm mẫu 
-2 HS khá làm mẫu : VD : Nhà các trong tổ ở đâu ,có xa trường không ..nói năng đúng nghi thức với người trên ..
- Y/C các nhóm thảo luận phân vai tự tổ chức GT 
- GV nhận xét chốt lại 	
C/ Củng cố, dặn dò : (3-5') 
- GV nhận xét .
-Chuẩn bị bài : Giấu cày. Giới thiệu tổ em.
-HS lắng nghe 
-HS trả lời 
- HS nhận xét bổ sung 
- HS kể 
- HS nhận xét bổ sung 
-HS đọc yêu cầu 
-Cả lớp lắng nghe 
- Cả lớp lắng nghe cần GT về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a,b,c.
- Các nhóm lên trình bày 
- Hs nhận xét bổ sung 
******************* 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 14 TV.doc