Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. MỤC TIÊU:

TẬP ĐỌC

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai theo phương ngữ: Nổi lên, chen lấn, Quắm Đen, loay hoay

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu

- Hiểu từ ngữ khó, từ địa phương được chú giải trong bài: Tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố

- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

KỂ CHUYỆN

1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể được từng đoạn câu chuyện hội vật

2. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

 

doc 15 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 74, 75: Hội vật
I. Mục tiêu:
Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai theo phương ngữ: Nổi lên, chen lấn, Quắm Đen, loay hoay
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu 
- Hiểu từ ngữ khó, từ địa phương được chú giải trong bài: Tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể được từng đoạn câu chuyện hội vật
2. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa truyện trong SGK, thêm tranh ảnh, thi vật
- Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
Tập đọc
B. Kiểm tra bài cũ.
Đọc bài: Tiếng đàn và TLCH cuối bài.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
* Kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi về ndung bài. 
- GV nxét, chấm điểm.
2’
C. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài học:
 Chủ điểm “Lễ hội” giúp học sinh có hiểu biết về một số lễ hội của dân tộc, tên một số lễ hội và hội... Đọc bài “Hội vật” các con sẽ thấy được điều đó.
* Thuyết trình
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
18’
2. Luyện đọc
a/ GVđọc mẫu.
- Hai câu đầu đoạn 2 đọc nhanh dồn dập
- Đoạn 3 và 4 giọng sôi nổi và hồi hộp
- Đoạn 5 giọng nhẹ nhàng thoải mái
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu
- GV yêu cầu HS theo dõi đọc thầm toàn bài.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc nối tiếp từng câu.
* Từ khó đọc: Quắm Đen, loay hoay, sới vật...
* Luyện đọc.
- Hs đọc nối tiếp từng câu trong từng đoạn (2 lượt)
- GV giúp HS phát âm đúng các từ khó đọc.
- Sau đó HS tiếp tục đọc nối tiếp câu cho đến hết bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Từ ngữ khó hiểu: HS đọc từ chú giải trong SGK
+ HS xem tranh về thi vật
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài
- GV nhắc nhở HS cách ngắt nghỉ hơi đúng. 
- Sau khi HS đọc xong 1 đoạn nào đó, GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong nhóm 5. 
- HS trong nhóm nghe, nhận xét, sửa cho bạn.
15’
- Các nhóm thi đọc lại.
3. Tìm hiểu bài.
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
(Tiếng trống dồi dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, quây kín quanh sới vật, trèo lên những cây cao để xem)
? Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
(Quắm Đen: Lăn xả vào đánh dồi dập
Ông Cản ngũ: Chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ)
- Đại diện các nhóm thi đọc cá nhân từng đoạn, đọc đồng thanh toàn bài.
* Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. HS khác nghe, bổ sung.
? Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
(Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua 2 cánh tay ông bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa)
? Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng ntnào?
(Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng)
? Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
(Ông rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ cả mưu trí và sức khỏe)
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi. 
- HS khác bổ sung.
- HS đọc thầm đoạn 5 trả lời câu hỏi.
10’
4. Luyện đọc lại
Ngay nhịp trống đầu, / Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ.// Anh vờn bên trái, đánh bên phải, / dứ trên, / đánh dưới /, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường.//
Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình / nhìn Quắm Đen mồ hôi, / mồ kê nhễ nhại dưới chân.// Lúc lâu, / ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, / nhấc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.//
* Luyện đọc.
- GV treo bảng phụ chép đoạn 3 lên bảng.
- GV đọc và gọi 2 HS nêu cách đọc đoạn 3.
- 4 HS thi đọc đoạn 3.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thi 5 đoạn trong bài.
- Cả lớp và GV nxét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
1’
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu kchuyện
15’
2. Hướng dẫn HS kể theo từng gợi ý
* Luyện tập.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và 5 gợi ý.
- Từng cặp HS tập kể 1 đoạn của câu chuyện
- 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn
- Cả lớp nghe và nhận xét, bình chon bạn kể đúng, hay nhất.
1’
D. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học, 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc
Tiết 76: Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Chú ý đọc các từ ngữ: man-gát, huơ vòi, nổi lên...
- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ...
- Hiểu nội dung bài: Bài văn kể về ngày hội đua voi của đồng bào Tây Nguyên thật vui vẻ, thú vị, bổ ích, độc đáo. Thông qua bài nhớ được nét sinh hoạt cộng đồng độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học
Phấn màu, tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ 
*Đọc bài Hội vật và trả lời câu hỏi
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật
? Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
* Kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS đọc và TLCH
- HS khác nhận xét, 
- GV nxét, chấm điểm.
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 Hôm nay chúng em sẽ học "Bài ngày hội đua voi ở Tây Nguyên"
* Thuyết trình
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. HS mở SGK.
2’
2. Luyện đọc
a) GVđọc mẫu.
 Giọng vui, sôi nổi, nhịp nhanh dồn dập hơn ở đoạn 2
- Giáo viên đọc mẫu
- Hs theo dõi Sgk
12’
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu
* Từ khó: Man-gát, huơ vòi
- Đọc từng đoạn trước lớp
* Luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 2 câu cho đến hết bài
- Hs đọc các từ khó
- 2 Hs đọc nối tiếp (2 lượt)
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Lớp đọc đồng thanh cả bài
- Hs đọc theo từng cặp
- 2 cặp đọc trước lớp
7’
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
(Voi, đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng vai. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất)
? Cuộc đua diễn ra như thế nào?
(Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích)
? Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
(Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng)
? Em có cảm nhận gì về ngày hội đua voi ở T.Ng?
(Ngày hội này rất vui, rất độc đáo)
- Học sinh đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi
Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
7’
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2: Nhịp nhanh, sôi động hơn đoạn 1. Câu cuối bài tả cử chỉ ngộ nghĩnh, dễ thương của những chú voi đến đích đầu tiên: giọng đọc vui, nhịp chậm lại:
Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đá, / huơ vòi / chào những khán giả / đã nhiệt liệt cổ vũ, // khen ngợi chúng.//
*Luyện đọc.
- Gv đọc mẫu
- Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Một vài H thi đọc đoạn văn
- Một, hai HS đọc cả bài.
1’
D. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Chính tả
Tiết 49: Hội vật
I. Mục tiêu: - Rèn cho HS kĩ năng viết chính tả: 
 + Nghe, viết chính xác, trình bày sạch đẹp một đoạn trong truyện: "Hội vật"
 + Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng ch/ tr theo nghĩa đã cho
II. Đồ dùng dạy học:
+ Phấn màu, vở Chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
 4’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc chữa bài tập chính tả về nhà.
* Kiểm tra, đánh giá
- GV đọc, HS viết lại từ sai
- GV nhận xét.
1’
20’
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu nêu mục đích yêu cầu của bài
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
a. GV hướng dẫn HS chuẩn bị
- Đọc bài viết
- Từ dễ viết sai: Cản Ngũ, Quắm đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình...
b. GV đọc bài cho HS viết.
c. Soát bài chữa lỗi.
d. Thu vở chấm, nhận xét.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu và ghi tên bài học.
* Vấn đáp
- GV đọc 1 lần đoạn văn, sau đó gọi 2 hs đọc lại.
- HS chú ý tập viết những từ dễ viết sai chính tả
- 2 HS lên bảng ghi từ, cả lớp viết ra nháp. 
- HS viết
- Chú ý tư thế ngồi để viết bài cho đúng và đẹp
- HS soát bài
- Thu vở, chấm 4 bài.
8’
1’
3. Hướng dẫn làm bài tập:
HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
a. trăng trắng - chăm chỉ - chong chóng
D. Củng cố dặn dò:
Dặn HS về nhà luyện viết lại từ mình viết sai
*Luyện tập
- Làm bài cá nhân 
- Sau đó mời 3 - 4 bạn lên bảng thi làm bài.
- Đọc kết quả. 
- GV nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Chính tả
Tiết 50: Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng viết chính tả: 
 + Nghe, viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp một đoạn trong bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên”
 + Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: ch/ tr
II. Đồ dùng dạy học:
+ Phấn màu, vở Chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
 1’
4’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc chữa bài tập chính tả về nhà.
* Kiểm tra, đánh giá
- GV đọc, HS viết lại từ sai.
- GV nhận xét.
1’
20’
C. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hôm nay, chúng ta sẽ viết lại một đoạn trong bài tập đọc Hội đua voi ở Tây Nguyên 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
 a. GV đọc mẫu đoạn viết.
? Đoạn văn nói lên điều gì?
(Đoạn văn tả cảnh đua voi diễn ra thật sôi nổi, hấp dẫn)
- Từ khó: chiêng trống, chậm chạp,
b. GV đọc bài cho HS viết.
c. Soát bài chữa lỗi.
d. Thu vở chấm, nhận xét.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu và ghi tên bài học.
* Vấn đáp
- Gv đọc 1 lần
- 1 Hs đọc lại
- 2 HS lên bảng ghi từ, cả lớp viết ra nháp. 
- HS viết
- Chú ý tư thế ngồi để viết bài cho đúng và đẹp
- HS soát bài
- Thu vở, chấm 4 bài.
8’
1’
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2a
a. Chiều chiều em đứng nơi này em trông
 Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
D. Củng cố dặn dò:
- Đọc ycầu
- Làm bài cá nhân 
- Sau đó mời 3-4 bạn lên bảng thi làm bài.
- Đọc kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Luyện từ và câu
Tiết 25: Nhân hoá
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
I. Mục tiêu: 
Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: Nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá
2. Ôn luyện về câu hỏi Vì sao: Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
II. Đồ dùng dạy học
Phấn màu
Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp , hình thức tổ chức dạy học
1’
3’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ.
Tìm các từ chỉ môn nghệ thuật và chỉ hoạt động nghệ thuật.
Đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
* Kiểm tra, đánh giá.
2 HS tìm từ và đặt câu.
GV nxét, cho điểm.
1’
10’
C. Dạy bài mới.
 1. Giới thiệu bài.
Trong tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá. Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi câu hỏi Vì sao?
2. Luyện tập.
Bài 1 : Đọc khổ thơ sau:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn Cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi
a, Nêu tên các sự vật, con vật được nhân hóa
b, Các sự vật, con vật được nhân hoá bằng những cách nào?
c, Cách gọi và tả sự vật, con vật có gì hay?
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài lên bảng.
* Luyện tập.
- HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ, làm bài tập độc lập rồi trao đổi nhóm để trả lời 3 câu hỏi
Tên SV
Từ để gọi SV
Từ miêu tả SV
Lúa
chị
phất phơ bím tóc
Tre
cậu
bá vai, thì thầm đứng học
Đàn cò
áo trắng, khiêng nắng
Gió
cô
chăn mây
Mặt trời
bác
đạp xe
c, Cách gọi và tả sự vật, con vật như vậy làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gủi, đáng yêu hơn. 
- GV dán bảng lớp: 4 tờ phiếu khổ to, mời 4 nhóm học sinh nên bảng thi tiếp sức, mỗi nhóm gồm 5 em tiếp nối nhau điền câu trả lời vào bảng.
10’
10’
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?
a, Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.
b, Những chàng man - gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c, Chị em Xô - phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Bài 3: Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật trả lời các câu hỏi sau:
a, Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông?
- Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
b, Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?
- Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ chậm chạp chỉ chống đỡ. 
c, Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?
- Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt để lừa Quắm Đen
d, Vì sao Quắm Đen thu ông Cản Ngũ?
- Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Cả lớp làm bài cá nhân.
- Nhiều HS chữa miệng
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 4 HS làm bài trên bảng phụ.
 - Nhận xét bài làm trên bảng
- GV chốt lại lời giải đúng.
1’
D. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập viết
Tiết 25: S - Sầm Sơn
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết hoa chữ S thông qua bài tập ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
 + Sầm Sơn 
 + Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
- Yêu cầu viết đều nét, đúng độ cao, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Mẫu chữ S,
+ Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
3’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc tên riêng, câu ứng dụng tuần 24
- Viết Phan Rang
* Kiểm tra, đánh giá.
- Hs viết bảng con
- GV chấm điểm và nxét.
30’
C. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn lại cách viết hoa chữ S .
2. Hướng dẫn HS viết bảng con:
a. Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài: S , C , T
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết.
b.Viết từ ứng dụng: Sầm Sơn
- Sầm Sơn là tên một thị xã thuộc tỉnh Thanh Hoá là nơi có bãi biển nghỉ mát rất đẹp.
c. HS viết câu ứng dụng:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiến đàn cầm bên tai.
* Thuyết trình
- Giáo viên giới thiệu,viết tên bài học
* Vấn đáp, Luyện tập
- HS tập viết chữ S bảng con
- Lớp, Gv nhận xét
- HS đọc
- Lớp đọc đồng thanh.
- Hs nêu hiểu biết của mình địa danh này
- HS viết bảng con
- HS đọc câu ứng dụng.
- Lớp đọc đồng thanh.
1’
- Câu thơ của Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh đẹp của Côn Sơn - Danh thắng thuộc Huyện Chí Linh - Hải Dương.
- Luyện viết: Côn Sơn, Ta
3. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- Viết chữ S : một dòng
- Viết chữ C, T một dòng
- Viết chữ Sầm Sơn : Hai dòng.
- Câu ca dao : 2 lần
4. Chấm, chữa bài:
- Chấm vở viết đẹp.
D. Củng cố,dặn dò:
- Gv nêu ý nghĩa của hai câu thơ
- HS tập viết bảng con.
- Gv nhận xét
*Luyện tập
- Nêu ycầu viết
- HS viết bài
*Đánh giá
- Gv chấm điểm 5 bài, nêu nxét
- GV nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập làm văn
Tiết 25: Kể về lễ hội
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Rèn cho HS kĩ năng nói: dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (Chơi đu và đua thuyền trong sách giáo khoa), học sinh chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh
II. Đồ dùng dạy học:
+ Hai bức ảnh lễ hội trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’ 
 4’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
Kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn” 
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể, cả lớp chú ý nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
1’
30’
C. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: 
Tiết học hôm nay các con dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (Chơi đu và đua thuyền) trong sách giáo khoa để kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Quan sát một bức ảnh lễ hội tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
Câu hỏi ngợi ý: 
* Anh 1
? Qsát kĩ mái đình, cây đu và đoán xem đây là cảnh gì? Diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
? Trước cổng đình có treo gì? Có băng chữ gì?
? Mọi người đến xem chơi đu có đông không? Họ ăn mặc ra sao? Họ xem như thế nào?
? Cây đu được làm bằng gì? Có cao không?
? Hãy tả hành động, tư thế của hai người chơi đu.
- GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng.
* Quan sát
- HS mở SGK, đọc yêu cầu và quan sát tranh rồi trả lời các câu hỏi.
- Từng cặp học sinh quan sát hai tấm ảnh trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
ð Đây là cảnh chơi đu ở một làng quê. Trò chơi diễn ra trước sân đình vào dịp Tết. Trước cổng đình là lá cờ ngũ sắc và đỏ Chúc mừng Năm Mới. Mọi người kéo đến xem chơi đu rất đông. Ai cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu. Cây đu được làm bằng tre và rất cao. Hai thanh niên chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Khi đu một người thì dướn người về phía trước, người kia lại ngả về phía sau. Họ chắc phải dũng cảm lắm!
* Anh 2:
? Anh chụp cảnh hội gì? Diễn ra ở đâu?
? Trên sông có nhiều thuyền đua không? Tuyền ngắn hay dài? Trên thuyền có khoảng bao nhiêu người? Trông họ như thế nào?
? Miêu tả tư thế hoạt động của nhóm người trên thuyền.
? Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào?
ð Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Trên sông có khoảng hơn chục thuyền đua. Các thuyền được làm khá dài. Mỗi thuyền có gần hai chục tay đua. Họ là những chàng tria rất khoẻ và trẻ trung. Ai nấy đều cầm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Trên bờ
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau khi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. 
- 4 Hs thi kể cả bài
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người kể hấp dẫn nhất.
1’
sông đông nghịt người đứng xem. Một chùm bóng bay to, nhiều màu tung bay theo gió làm cho hội đua cà ng thêm sôi động. Xa xa, làng xóm mướt màu xanh.
? Em có cảm nhận gì về những lễ hội của nhân dân ta qua hai bức ảnh trên?
D. Củng cố dặn dò:
-GV yêu cầu học sinh về nhà viết lại những vào vở những điều mình vừa kể.
- 3, 4 Hs trả lời
- Nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTViet tuan 25.doc