Giáo án Toán 3 tuần 20 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 20 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

TOÁN:

PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).

- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu, bảng phụ, bảng con.

III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 997Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 20 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán:
Phép cộng các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu, bảng phụ, bảng con.
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ:
Đặt tính rồi tính: 234+346; 875+102
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2 HS làm bài
Cả lớp nhận xét
- GV nêu yêu cầu của tiết học và ghi bảng tên bài. 
2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng: 3526 + 2759 
* 3526 + 2759 =?
+ Đặt tính rồi tính.
- HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện
3526
+ 2759
6285
Ÿ 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
Ÿ 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8.
Ÿ 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
Ÿ 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
3526 + 2759 = 6285
- HS tự đặt tính và tính trên bảng lớp.
- Cả lớp thực hiện ra bảng con.
- HS nêu cách tính.
- Muốn cộng 2 số có đến 4 chữ số với nhau ta làm thế nào?
+ Muốn cộng hai số có đến 4 chữ số, ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàngđều thẳng cột với nhau; chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục.., rồi viết dấu cộng giữa hai số hạng, kẻ gạch ngang và cộng từ phải sang trái.
- GV gợi ý để HS tập nêu quy tắc cộng các số có đến 4 chữ số.
- HS nêu lại quy tắc.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
3. Thực hành:
* Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: Tính 
- HS tự làm bài vào vở. 2HS đọc kết quả và nêu cách tính (như bài đọc). Cả lớp nhận xét
5341
+ 1488
6829
7915
+ 1346
 9261
 4507
 + 2568
 7075
 8425
+ 618
 9043
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 2634
+4848
 7482
 1825
+ 455
 2280
 5716
+ 1749
 7465
 707
+ 5857
 6564
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài 3: Đội Một trồng được 3680 cây, đội Hai trồng được 4220 cây. Hỏi cả hai đội trồng được bao nhiêu cây?
Bài giải
Hai đội trồng được số cây là:
3680 + 4220 = 7900 ( cây)
Đáp số: 7900 cây.
- HS đọc đề bài. 1 HS trình bày trên bảng lớp. Cả lớp tự làm sau đó nhận xét bài trên bảng.
* Bài 4: Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD:
- Trung điểm của cạnh AB là M; Trung điểm của cạnh BC là N; Trung điểm của cạnh CD là P; Trung điểm của cạnh AD là Q;
- HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nêu đáp án, giải thích.
C. Củng cố, dặn dò:
VN học bài
CB bài sau
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ đoạn thẳng AB dài 8cm. Trên đoạn AB xác định trung điểm H
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cả lớp vẽ vào nháp
- GV nhận xét
2. Luyện tập 
Bài 1: Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu): 
* Các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng:
+ Đo độ dài của cả đoạn thẳng cho trước.
- HS đọc yêu cầu rồi đọc phần đóng khung trong SGK để nắm được các bước làm. Cả lớp làm bài và nêu cách tìm trung điểm của đoạn thẳng.
+ Chia độ dài đoạn thẳng cho trước làm hai phần bằng nhau.
+ Xác định trung điểm của đoạn thẳng trên đoạn
thẳng cho trước (chính là điểm đánh dấu chia đôi đoạn thẳng đó thành 2 phần bằng nhau
Bài 2: Thực hành: Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD (theo hình vẽ trang 99- SGK) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC:
- HS tự làm rồi nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS nêu lại cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Toán:
So sánh các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, Vở toán.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ:
*. Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000:
1. So sánh hai số có số chữ số khác nhau:
* VD 1: Điền dấu thích hợp >, <, = vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó: 999.....1000
Ta có: 999 < 1000, vì:
+ 999 thêm 1 thì được 1000;
+ 999 ứng với vạch đứng trước vạch ứng với 1000 trên tia số;
+ 999 có ít chữ số hơn 1000.
- Trong các dấu hiệu trên, dấu hiệu nào dễ nhận biết nhất? (dấu hiệu thứ ba, vì chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh).
* VD 2: 9999......10 000
Ta có ngay: 9999 < 10 000.
* Nhận xét: Trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
2. So sánh hai số có số chữ số bằng nhau:
* VD 3: So sánh 900 với 899
+ Hai số trên cùng có 3 chữ số
+ So sánh các chữ số, bắt đầu từ chữ số hàng trăm 
(vì 9 > 8 nên 900 > 899). 
* VD 4: So sánh 9000 với 8999
- Ta có 9 > 8 nên 9000 > 8999
* VD 5: So sánh 6578 với 6580?
- Nhận thấy: chữ số hàng nghìn bằng nhau (đều là 6), ta so sánh cặp chữ số tiếp theo cũng thấy chúng giống nhau (đều là 5) nhưng ở cặp số thứ ba, vì 7 < 8 nên 6578 < 6580.
-2 HS chữa bài
- GV nhận xét, cho điểm
* Thực hành. Vấn đáp
- 1 HS điền và trả lời miệng, cả lớp theo dõi và nêu cách giải thích khác (nếu có).
- HS thực hiện tương tự VD1 rồi nêu nhận xét chung.
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
* Nhận xét: 
- Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
- Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
B. Thực hành:
Bài 1: >, <, =?
- HS nêu cách so sánh, GV ghi bảng. Cả lớp nhắc lại.
* Thực hành, luyện tập.
1942 > 998
1999 < 2000
6742 > 6722
900 + 9 < 9009
 909
9650 < 9651
9156 > 6951
1965 > 1956
6591 = 6591
- HS đọc yêu cầu rôi làm bài, 2 HS chữa trên bảng và nêu cách làm, cả lớp nhận xét.
Bài 2: >, <, =?
- HS đọc kĩ yêu cầu. 
1km > 985m
1000m
600cm = 6m
 600cm
797mm < 1m
 1000mm 
b) 60 phút = 1 giờ
 60 phút
50 phút < 1giờ
 60 phút
70 phút > 1 giờ
 60 phút
- HS khi chữa bài phải giải thích cách làm.
Bài 3: 
Số lớn nhất trong các số 4375, 4735, 4537, 4753 là: 4753
b) Số bé nhất trong các số 6091, 6190, 6901, 6019 là: 6019
C.Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại các cách so sánh các số trong phạm vi 
10 000.
- 1 HS nêu lại. 
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Củng cố về cách so sánh các số trong phạm vi 10 000, viết 4 số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Củng cố về thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, Vở toán.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Kiểm tra bài cũ
Điền dấu >, <, =?
1km > 985m
600cm = 6m 
797mm < 1
-3 HS chữa bài
- GV nhận xét, cho điểm
B. Thực hành:
Bài 1: >, <, =?
- HS tự làm bài rồi nhận xét bài chữa của
2 HS trên bảng.
- Vài HS giải thích cách làm.
a) 7766 > 7676
 > 8435
9102 < 9120
5005 > 4905
b) 1000g = 1kg
 1000g
 950g < 1kg
 1000g
 1km < 1200m
 1000m
 100 phút > 1 giờ 30 phút
 90 phút
Bài 2: Viết các số: 4208; 4802; 4280; 4082 
a.Theo thứ tự từ bé đến lớn: 4082; 4208; 4280; 4802
b.Theo thứ tự từ lớn đến bé: 4802; 4280; 4208; 4082. 
- HS tự làm bài rồi nhận xét bài chữa của
2 HS trên bảng.
- HS giải thích cách 
làm.
Bài 3: Viết:
Số bé nhất có ba chữ số là: 100
Số bé nhất có bốn chữ số là: 1000
Số lớn nhất có ba chữ số là: 999
Số lớn nhất có bốn chữ số là: 9999
- HS tự làm bài rồi đọc chữa, chỉ ra số lớn nhất, bé nhất trong các số vừa tìm.
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài, 1 HS đọc chữa và nêu cách làm, cả lớp nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại các cách so sánh các số trong phạm vi 
10 000.
- GV nhắc HS khi chữa bài phải giải thích cách làm.
Toán:
Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu điểm ở giữa
 A O B
- A, O, B là ba điểm thẳng hàng.
Theo thứ tự: điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái qua phải).O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
* Lưu ý: Có thể hiểu: A là điểm ở bên trái điểm O, B là điểm ở bên phải điểm O với điều kiện ba điểm trên phải thẳng hàng.
Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:
 A 3cm M 3cm B
* Các điều kiện để M là trung điểm của đoạn AB:
- M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm).
- HS quan sát
- HS nhắc lại
3. Thực hành:
Bài 1: Trong hình sau:
- HS tự làm bài rồi nhận xét bài chữa của 2 HS trên bảng.
- 1 HS nêu điều kiện để có một điểm ở giữa hai điểm khác.
a) A,M, B; M, O, N và C, N, D là 3 điểm thẳng hàng.
b) M là điểm ở giữa điểm A và B; O là điểm ở giữa điểm M và N; N là điểm ở giữa điểm C và D;
Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai:
- Các câu đúng là a, b, d, e; các câu còn lại là sai
Bài 3: Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK:
- I là trung điểm của đoạn thẳng BC.
- O là trung điểm của đoạn thẳng AD.
- K là trung điểm của đoạn thẳng GE.
- O là trung điểm của đoạn thẳng IK.
C. Củng cố, dặn dò: VN học bài
- HS đọc yêu cầu rôi làm bài, 2 HS chữa miệng và giải thích, cả lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa toan 20.doc