Giáo án Toán 3 tuần 21 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 21 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

 TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.

- Củng cố về thực hiện phép tính cộng có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu, vở Toán .

III. Các Hoạt động dạy học :

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2427Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 21 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về thực hiện phép tính cộng có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu, vở Toán .
III. Các Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu bài: 
- GV gọi HS đứng tại chỗ tính tổng các phép tính ghi trên bảng lớp và nêu cách tính. 
100 + 400 = 500
200 + 700 = 900
300 + 300 = 600
600 + 300= 900
+ Đó là phép cộng của các số tròn trăm ta chỉ cộng các chữ số hàng trăm với nhau.
* Với các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số ta có thể cộng nhẩm như cộng nhẩm các số hàng trăm đó không? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay.
- GV nêu vấn đề mới và ghi bảng tên bài học. 
2. Hướng dẫn cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có 4 chữ số:
* Thực hành, luyện tập.
* VD1 : 4000 + 3000 = ?
* 4000 + 3000 = 7000 
 (vì 4 + 3 = 7)
* 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn
 Vậy 4000 + 3000 = 7000
* VD2: 6000 + 500 =?
* Chẳng hạn: có thể coi 6000 + 500 là sự phân tích của số gồm 6000 và 500 vậy đó chính là số 6500.
Cũng có thể coi:
 6000 + 500 là 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm
Vậy 6000 + 500 = 6500
- GV viết phép cộng lên bảng và yêu cầu cả lớp tính nhẩm.
- HS nêu cách cộng nhẩm.
- GV giới thiệu cách cộng nhẩm như SGK.
- GV viết lên bảng phép cộng thứ 2, yêu cầu HS phải tính nhẩm. GV gợi ý để HS tự lựa chọn cách tính nhẩm thích hợp.
3. Thực hành:
* Bài 1: Tính nhẩm (Theo mẫu):
* Luyện tập, thực hành.
- HS làm bài rồi đọc chữa, nêu cách nhẩm.
* Bài 2: Tính nhẩm (Theo mẫu):
* Bài 3: Đặt tính rồi tính
- 4 HS lên bảng chữa bài. HS làm bài rồi nhận xét (cách đặt tính và kết quả).
2541
+ 4238
 6779
5348
+ 936
6284
4827
+ 2634
7461
805
+ 6475
 7280
* Bài 4: Tóm tắt:
Buổi sáng: 432l ?l dầu 
Buổi chiều:
- HS đọc đề bài.
- HS tự tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa.
Bài giải.
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít dầu là:
432 x 2 = 864 (l)
Cả hai buổi cửa hàng bán được số lít dầu là:
432 + 864 = 1296 (l)
Đáp số: 1296 lít dầu.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
toán
Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
 I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
- Củng cố và ý nghĩa phép trừ qua giải toán có lời văn bằng phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu, vở Toán.
III. Các Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
a/ Kiểm tra bài cũ
* Kiểm tra, đánh giá.
Thực hiện phép tính:
- 2 HS làm bài trên bảng lớp.
2541 
+ 4238
6779
5348
+ 936
6284
- HS làm ra bảng con.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn tự thực hiện phép trừ:
* VD: 7632 - 3141 = ?
- GV đưa phép tính mới vào bài học.
- HS dựa vào cách trừ 2 số có 3 chữ số, tự thực hiện phép trừ trên bảng con.
7632
- 3141
4491
Ÿ 2 trừ 1 bằng 1, viết 1.
Ÿ 3 không trừ được 4, lấy 13 trừ 4 bằng 9, viết 9 nhớ 1.
Ÿ 1 thêm 1 bằng 2, 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
Ÿ 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
* Quy tắc: Muốn trừ số bốn chữ số cho số có đến bốn chữ số, ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng trục thẳng cột với chữ số hàng chục... rồi viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và từ phải sang trái.
- HS thực hiện trên bảng và nêu cách làm.
- Cả lớp và GV nhận xét (cách đặt tính, cách tính kết quả).
- HS nêu quy tắc trừ số có 4 trữ số.
- HS nhắc lại quy tắc
* Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: Tính.
- HS lên bảng làm bài
6385
 - 2937
 3448
7563
- 4908
 2655
8090
- 7131
 0959
3561
- 924
2637
- Cả lớp tự làm vào VBT và nhận xét.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
6491 
- 2574
3917
8072
- 168
7904
8900
 - 898
8002
- HS lên bảng làm bài. Cả lớp tự làm bài trong VBT và nhận xét.
* Bài 3 SGK
- HS đọc đề bài.
Bài giải
Cửa hàng còn lại số mết vải là :
4283 - 1635 = 2648 (m)
Đáp số: 2648 m.
- Cả lớp tự giải. 1HS làm bài trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài 4: Vẽ đoạn thẳng AB dài 8 cm:
 A	B
Chia nhẩm :8 cm : 2 = 4 cm
Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm A, mép thước trùng với đoạn thẳng AB, chấm điểm O trên đoạn thẳng AB sao cho O ứng với vạch 4 của thước.
 Trung điểm O của đoạn thẳng AB đã được xác định.
 A O B
- HS tự kẻ rồi đổi vở để kiểm tra chéo (dùng thước đo có vạch chia là cm).
C. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
.
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tự nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có bốn chữ số.
- Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu, vở bài tập .
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ:
* Tính:
* Kiểm tra, đánh giá.
6491 
- 2574
3917
8072
- 168
7904
8900
 - 898
8002
3561
- 924
2637
- HS chữa lên bảng lớp BT1
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
* Trực tiếp
Bài học hôm nay sẽ giúp các con thực hiện cách trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số và ôn luyện về phép trừ các số có đến 4 chữ số.
- GV nêu yêu cầu của bài học và ghi tên bài lên bảng .
2. Hướng dẫn thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
* Ví dụ 1: 8000 - 5000 =?
Nhẩm: 8 nghìn - 5 nghìn = 3 nghìn
Vậy: 8000 - 5000 = 3000
* Ví dụ 2: 5700 - 200 = ?
Nhẩm: 57 trăm - 2 trăm = 55 trăm
Vậy: 5700 - 200 = 5500
- GV ghi phép tính lên bảng. HS trừ nhẩm và nêu cách làm (dựa vào cách cộng nhẩm đã học ở tiết 98).
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* Ví dụ 3: 8400 - 3000 =?
Nhẩm: 84 trăm - 30 trăm = 54 trăm
Vậy: 8400 - 3000 = 5400
GV thực hiện tương tự như VD1.
3. Thực hành:
* Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: Tính nhẩm:
- HS tự làm và đọc chữa
7000 – 2000 = 5000
6000 – 4000 = 2000
9000 – 1000 = 8000
10000 – 8000 = 2000
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài 2: Tính nhẩm:
Mẫu : 5700 – 200 = 5500
3600 – 600 = 3000
7800 – 500 = 7300
9500 – 100 = 9400
8400 – 3000 = 5400
6200 – 4000 = 2200
4100 – 1000 = 3100
5800 – 5000 = 800
- GV yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm ( ở mỗi phần a, b chọn 1 phép tính).
* Bài 3: Đặt tính rồi tính:
- HS thi làm nhanh và đúng trên bảng lớp.
 7284
- 3528
 3756
 9061
- 4503
 4558
6473
-5645
 828
4492
-833
 3659
- Cả lớp tự làm và nhận xét (cách đặt tính, kết quả).
* Bài 4 : SGK 
Bài giải
- Cả lớp làm bài theo 2 cách.
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1:
 4720 – 2000 = 2720 ( kg)
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2 :
2720 – 1700 = 1020 ( kg)
 Đáp số : 1020 kg
Hai lần chuyển muối được:
2000 + 1700 = 3700 ( kg)
Số muối còn lại trong kho :
 4720 – 3700 = 1020 ( kg)
 Đáp số : 1020 kg
- HS lên bảng trình bày lời giải theo cách 1.
- Cả lớp và GV nhận xét và giúp HS chọn cách giải nhanh hơn, thông dụng hơn.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
Toán
luyện tập chung
 I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Củng cố về cộng trừ (nhẩm và viết các số trong phạm vi 10 000).
- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu, vở bài tập .
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra, đánh giá.
 7284
- 3528
 3756
 9061
- 4503
 4558
- HS lên bảng tính. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
B. Bài mới:
* Trực tiếp
1. Giới thiệu bài: Hôm nay, cô sẽ giúp các con củng cố thêm về phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 10000 và ứng dụng của hai phép tính này trong giải toán và tìm thành phần chưa biết của phép tính qua bài "Luyện tập chung".
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài học lên bảng.
- HS mở VBT (trang 18).
2. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
* Luyện tập, thực hành.
a,5200 + 400 = 5600
5600 – 400 = 5200
6300 + 500 = 6800
6800 – 500 = 6300
8600 + 200 = 8800
8800 – 200 = 6600
- HS tự làm rồi đọc chữa bài, 3 HS chữa bảng 3 cột và nêu cách nhẩm ở một trường hợp. 
b.4000 + 3000 = 7000
7000 – 4000 = 3000
7000 – 3000 = 4000
6000 + 4000 = 10000
10000 – 6000 = 4000
10000 – 4000 = 6000
9000 + 1000 = 10000
10000 – 9000 = 1000
10000 – 1000 = 9000
* ứng dụng của phép cộng:
+ Tìm số hạng chưa biết của tổng (lấy tổng trừ đi số hạng đã biết).
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS 2 phép tính.
- Cả lớp và GV nhận xét (cách đặt tính , kết quả).
6924
+ 1536
8460
5718
+ 636
6354
8493	4380
- 3667 -729
 4826 3651
7571
- 2664
4907
9090
- 8989
0101
 1018
- 375
 643
* Bài 3: SGK 
- HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán lên bảng (bằng sơ đồ).
	 Bài giải 
Số cay trồng thêm được là:
 948 : 3 = 316 ( cây )
Số cây trồng được tat cả là : 
 948 + 316 = 1264 ( cây ) 
 Đáp số : 1264 cây 	.
- HS làm bài rồi nhận xét bài làm trên bảng của bạn khác.
* Bài 4: Tìm x:
- HS đọc yêu cầu của bài sau đó tự làm rồi 
a. x + 1909 = 2050
 x = 2050 – 1909
 x = 141
b. x – 586 = 3705 
 x = 3705 + 586
 x = 4291
đổi vở chữa chéo. HS nêu lại vai trò của x trong mỗi phép tính 
c. 8462 – x = 762
 x = 8462 – 762 
 x = 7400
trên và cách tìm nó như thế nào.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
toán 
Tháng - năm
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng.
- Biết gọi tên các tháng trong một năm.
- Biết số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tờ lịch năm 2005 (tương tự như trong sách) hoặc tờ lịch năm hiện hành.
- Phấn màu, VBT, bảng phụ ghi số ngày trong từng tháng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu bài: 
Các con hãy đọc dòng đầu tiên trên bảng và cho biết hôm nay là ngày bao nhiêu, tháng mấy, năm nào, vào thứ mấy?
*Đàm thoại
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời vào bài mới.
- Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lịch năm 2005 để biết rõ hơn một năm có bao nhiêu tháng, số ngày trong mỗi tháng qua bài "Tháng - Năm". 
- GV ghi tên bài lên bảng bằng phấn màu.
- HS mở SGK trang 107.
2. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
* Trực quan, đàm thoại.
a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
+ Đây là tờ lịch năm 2005. Lịch ghi các tháng trong năm 2005, ghi các ngày trong tháng.
- Một năm có bao nhiêu tháng? Là những tháng nào?
+ 12 tháng: Tháng Một, tháng hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, 
- GV treo tờ lịch năm 2005 lên bảng để giới thiệu.
- HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong SGK và trả lời câu hỏi.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười Một, tháng Mười Hai.
- GV ghi bảng tên các tháng trong năm. HS nhắc lại.
- Trên tờ lịch, tên các tháng thường được viết bằng số, chẳng hạn, "tháng Một" viết là "tháng 1".
- GV giới thiệu thêm để HS dễ ghi nhớ.
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng:
- Tháng 1 có bao nhiêu ngày? (31 ngày).
- Tháng 2 có bao nhiêu ngày? (28 ngày)
v...vTháng 12 có (31 ngày)
- HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch SGK và TLCH của GV.
- GV treo bảng phụ về số ngày trong từng tháng. HS nhắc lại (theo bảng).
* Chẳng hạn: Tháng 2 năm thường chỉ có 28 ngày nhưng vào năm nhuận sẽ có 29 ngày (4 năm thường đ 1 năm nhuận).
- GV có thể hướng dẫn HS những cách dễ nhớ nhất số ngày trong từng tháng.
- Các tháng 1, 3, 5, 7 có 31 ngày (cách 1 tháng lại đến tháng có có 31 ngày tính từ tháng 1). Tháng 8 có 31 ngày sau đó cứ cách 1 tháng lại đến tháng 31 ngày (tháng 8, 10, 12 đều có 31 ngày).
- Quy tắc nắm đấm:tính từ trái qua phải: chỗ lồi của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2), hoặc 30 ngày (tháng 4, 6, 9, 11).
3. Thực hành:
* Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Tháng này là tháng
Tháng sau là tháng
* Luyện tập, thực hành, quan sát.
- HS tự làm rồi đọc chữa.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Trong một năm em thích nhất là tháng:
b)
- Khi chữa bài, GV có thể hỏi thêm về số ngày trong một tháng bất kì.
Tháng 1 có 31 ngày
Tháng 4 có 30 ngày
Tháng 8 có 31 ngày
Tháng 12 có 31 ngày
Tháng 5 có 31 ngày
Tháng 9 có 30 ngày
* Bài 2: 
a. Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 7 năm 2005:
- Cả lớp quan sát kĩ tờ lịch tháng 7 năm 2005 và tự làm. 
7
Thứ hai
4
11
18
25
- Phần a khi chữa, cho HS đổi vở. 
Thứ ba
5
12
19
26
Thứ tư
6
13
20
27
Thứ năm
7
14
21
28
Thứ sáu
1
8
15
22
29
Thứ bảy
2
9
16
23
30
Chủ nhật
3
10
17
24
31
b. Xem tờ lịch trên rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
- Phần b, GV có thể hỏi thêm HS về các ngày chủ nhật trong tháng rơi vào những 
- Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy?
- Ngày 27 tháng 7 là thứ tư.
- Ngày cuối cùng của tháng 8 là chủ nhật.
ngày nào.
- Tháng 8 có 4 ngày chủ nhật.
- Chủ nhật cuối cùng của tháng8 là ngày 28.
C. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại số tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng.
- - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.Về nhà tập xem lịch, ghi nhớ kĩ nội dung bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoantuan21.doc