Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần số 3

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần số 3

TUẦN 3

Toán

Ôn tập về hình học

I/ Yêu cầu:

? Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

? Bài 4. Dành cho HSG.

II/ Lên lớp

1/ Ổn định :

2/ KTBC:

? Giáo viên hỏi lại tựa bài tiết trước ?

? Giáo viên thu chấm một số vở , nhận xét ghi điểm

Giáo viên nhận xét chung .

3/ Bài mới :

a.Gtb: ở lớp 2 các em đã được học về các hình tam giác , tứ giác , đường gấp khúc Hôm nay các em cùng thầy sẽ ôn lại một số hình ghi bảng

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Toán
Ôn tập về hình học
I/ Yêu cầu: 
Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Bài 4. Dành cho HSG.
II/ Lên lớp
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ KTBC:
? Giáo viên hỏi lại tựa bài tiết trước ?
? Giáo viên thu chấm một số vở , nhận xét ghi điểm 
Giáo viên nhận xét chung .
3/ Bài mới :
a.Gtb: ở lớp 2 các em đã được học về các hình tam giác , tứ giác , đường gấp khúc Hôm nay các em cùng thầy sẽ ôn lại một số hình ghi bảng 
b.Hướng dẫn học sinh ôn tập :
Bài 1: Củng cố lại cách tính độ dài đường gấp khúc .
Đường gấp khúc ABCD gồm có mấy đoạn và độ dài của mỗi đoạn ?
Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc ?
Bài 2: SGK
Giáo viên lại tiếp tục hướng dẫn cho các nhớ lại cách tính chu vi hình tam giác ?
Giáo viên gọi 2 em lên bảng giải toán .
Bài 3 : Giáo viên treo bảng từ có kẻ sẵn hình .
4/ Củng cố : 
- Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách tính độ dài của đường gấp khúc , tính chu vi hình tamgiác , hình tứ giác .
5/ Nhận xét dặn dò :
- Giáo viên nhận xét chung tiết học , tuyên dương một số em học tốt qua tiết toán .
- HS nhắc lại tựa bài (2em)
- 2 x 4 = 8 ; 8 : 2 = 4
- Học sinh lắng nghe
1 học sinh đọc yêu cầu bài toán . Lớp quan sát hình (SGK) 
* Học sinh nêu :AB= 34cm ; BC = 12cm ; cd = 40 cm 
Học sinh nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc .
Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình tam giác 
* 2 học sinh lên bảng giải toán ,lớp làm vào VBT .
Giải : 
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
 34 + 12 + 40 =(86 cm )
Đáp số : 86 cm
Giải
b) Chu vi hình tam giác MNP là :
 34 + 12 + 40 = 86 cm)
 Đáp số :86cm 
Lớp nhận xét .
1 Học sinh đọc yêu cầu .
Học sinh tự dùng thước có vạch cm đo và nêu (2em ) 
AB = 3cm ; BC = 2 cm, DC = 3cm ; AD =2cm, từ đó tính chu vi hình chữ nhật .
- 1 HS lên bảng giải .Lớp làm vào VBT. 
Chu vi hình chữ nhật ABCD là ;
 3 + 2+ 3+ 2 = 10 (cm )
 Đáp số : 10 cm 
- Học sinh nhận xét cách thực hiện của bạn .
Học sinh quan sát và nêu câu hỏi của bài .
Học sinh nêu :
_ Có 5 hình vuông ( 4 hình vuông nhỏ +1hình vuông to )
_ Có 6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to ) .HS thực hiện giải toán .
Học sinh nêu lại cách tính .
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau ; ôn tập về giải toán .
Toán
Ôn tập về giải toán
I/ Yêu cầu :
Biết giải toán về nhiều hơn , ít hơn.
Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
Bài 4. Dành cho HSG.
II/ Chuiẩn bị : 
Bảng phụ : có kẻ một số tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng phục vụ cho các bài tập.
Phấn màu, thước kẻ.
3/Lên lớp :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Oån định :
2/ KTBC :
?Nêu cách tính chu vi hình tam giác và hình hình tứ giác .
? Tính chu vi hình tam giác ; hình vuông ?
*Tính chu vi hình tam giác : ABC , AB = 20cm; BC= 25cm; BC = 20cm.
*Tính chu vi hình vuông ABCD có các cạnh =20cm 
 GV nhận xét –ghi điểm .Nhận xét chung .
3/ Bài mới :
a. Gtb : ghi tựa 
b. Hướng dẫn ôn tập :
 Bài 1: Củng cố giải bài toán về “nhiều hơn”
Giáo viên minh hoa bằng sơ đồ đoạn thẳng trên bảng phụ .
Giáo viên cùng học sinh nhận xét bổ sung .
Bài 2 : Giáo viên cho học sinh tương tự như bài 1 làm vào VBT ( trang 15) 
Giáo viên hướng dẫn bằng sơ đồ đoạn thẳng .
Bài 3:Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài toán .
* Giáo viên treo bảng phụ có đính một số quả cam lên bảng .Hướng học sinh cách tính “hơn kém nhau một số đơn vị”
Hàng trên có mấy quả cam ?
Hàng dưới có mấy quả cam ?
- Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam ?
Bài 4: Dành cho HSG
GV hướng dẫn hs cách làm.
4/ Củng cố :
_ Hỏi tựa bài ?
_ Giáo viên khuyến khích hs tự đặt đề toán và giải .
_ Giáo viên thu chấm một số bài .
5/ Nhận xét- dặn dò :
Giáo viên nhận xét chung tiết học .
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho tiết sau .
- Học sinh nêu cách tính .
- 2 Học sinh lên bảng thực hiện -lớp làm vào giấy nháp .
 Học sinh nhắc lại tựa bài .
1 Học sinh đọc yêu cầu bài toán .lớp chú ý ở SGK
 Học sinh tự giải vào giấy nháp 
1 học sinh lên bảng giải :
Giải :
 Số cây hai đội trồng được là:
 230 + 90 = 320 (cây)
 Đáp số : 320( cây)
 1 Học sinh đọc yêu cầu bài toán .
1 Học sinh lên bảng làm .Lớp làm vào VBT .
Giải :
 Buổi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là:
 635 – 128 = 507 (l) 
 Đáp số : 507( lít)
Học sinh đọc yêu cầu bài toán .
Lớp quan sát nêu :
7 quả.
5 qủa
Học sinh làm vào vở .
Giải:
Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là :
 7 – 5 = 2 ( quả)
 Đáp số : 2 quả cam 
Học sinh thực hiện giải toán 
 Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là :
 19 – 16 = 3(bạn) 
 Đáp số : 3 bạn
Học sinh nhắc lại 
Học sinh suy nghĩ và nêu .
Học sinh nộp vở 
Toán
Xem đồng hồ
I/ Yêu cầu :
Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
II/ Chuẩn bị :
Mặt đồng hồ bằng bìa ( có kim ngắn , kim dài, có ghi số, có các vạch chia giờ, chia phút).
Đồng hồ để bàn ( loại có một kim ngắn và một kim dài )
Đồng hồ điện tử.
III/ Lên lớp :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định :
2/ KTBC :
Giáo viên kiễm tra VBT một số bài của học sinh làm ,chấm điểm 
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng giải lại bài 4 SGK .
-Giáo viên nhận xét chung .
3/ Bài mới :
a.Gtb: Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài , ghi tựa “ Xem đồng hồ”à .
B. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Giáo viên giúp học sinh nêu lại : Một ngày có 24 giờ , bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau . Sau đó giáo viên sử dụng đồng hồ bàn bằng bìa , yêu cầu học sinh quay kim tới các vị trí sau : 12 giờ đêm , 8 giờ sáng , 11giờ trưa , 1 giờ chiều ( 13 giờ ) 5 giờ chiều ( 17 giờ ) 8 giờ tối (20 giờ ).
 Giáo viên giới thiệu các vạch chia phút .
A/ Hướng dẫn HS xem giờ , phút .
-Giáo viên yêu cầuáh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ ở trong khung phần bài học để nêu các thời điểm .
-Chẳng hạn : Giáo viên cho học sinh nhìn vào tranh đầu tiên để xác định vị trí kim ngắn trước ( kim ngắn chỉ ở vị trí quá số 8 một ít ) rồi kim dài ( kim dài chỉ vào vạch có ghi số 1 ), tính từ vạch chỉ số 12 đến vạch chỉ số 1 có 5 vạch nhỏ chỉ 5 phút .Vậy đồng hồ đang chỉ 8 giờ 5 phút .
- GV hướng dẫn tương tự như trên để học sinh nêu được 2 tranh vẽ tiếp theo chỉ 8 giờ 15 phút và 8 giờ 30 phút .Giáo viên lưu ý cho học sinh 8giờ 30 phút còn gọi là giờ rưỡi 
*Cuối cùng giáo viên củng cố cho học sinh : Kim ngắn chỉ giờ ,kim dài chỉ phút , khi xem giờ cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ .
B/ GV hướng dẫn HS thực hành :
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một vài ý đầu .Chẳng hạn , có thể làm theo thứ tự .
Giáo viên cho học sinh quan vào các hình bài SGK 
-Nêu vị trí kim ngắn .
-Nêu vị trí kim dài .
-Nêu giờ , phút tương ứng .
-Sau đó giáo viên cho học sinh làm vào vở bài tập .
 Bài 2 : Giáo viên cho học sinh thực hành trên mặt đồng hồ theo nhóm , trao đổi lẫn nhau .
+ Giáo viên cùng học sinh lớp nhận xét chửa bài .
 Bài 3 :Giáo viên giới thịêu cho học sinh đây là hình vẽ các mặt đồng hồ điện tử , dấu hai chấm cách số chỉ giờ và số chỉ phút. Sau đó cho học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên .
 Bài 4: Giáo viên cho học sinh tự quan sát hình vẽ mặt hiện số trên đồng hồ điện tử rồi chọn các mặt đồng hồ chỉ cùng giờ .Sau đó giáo viên chữa bài .
4/ Củng cố : Giáo viên cho học sinh lên bảng tự xoay kim đồng hồ do giáo viên nêu , hoặc học sinh tự xoay sau đó nêu giờ .
Giáo viên nhận xét tuyên dương .
5/ Nhận xét – dặn dò : Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học chuẩn bị tiết sau ; 
Học sinh nhắc lại tựa bài .
Học sinh nộp bài .
-HS nêu lại .
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Học sinh quan sát .Nêu thời gian theo các chỉ số đồng hồ
‡
1 giờ 30 phút
Š  ¹
4 giờ 30 phút	9 giờ 30 phút 3 giờ đúng
½ Á Â
7 giờ đúng	11 giờ đúng 12giờ đúng
3 học sinh nêu lại 
-Học sinh quan sát các hình SGK và trả lời các câu hỏi của gióa viên .
Học sinh nêu : Hình a; kim ngắn chỉ số 1 , kim dài chỉ số 4 .Tương tự HS trả lời .
Học sinh làm vào VBT .
-Các nhóm tự trao đổi dựa vào hình các mặt đồng hồ và nêu .
+ HS làm vào VBT và nêu miệng 5 : 20, 
9 :15 ; 12 : 35, 14 : 05 , 11: 30,21: 55.
- Học sinh làm vào VBT .2-4 em nêu miệng kết quả bài làm của mình (lớp nhận xét ) 
_ Học sinh xung phong lên bảng thực hiện .
Xem đồng hồ tiếp theo .
Toán
Xem đồng hồ (tiếp theo)
I/Yêu cầu : 
Học sinh biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ ờ các số từ 1 đến 12 và đọc theo 2 cách. Chẳng hạn, 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.
Bài 3. Dành cho HS khá, giỏi làm thêm.
II/ Chuẩn bị :
Mặt đồng hồ bằng bìa ( có kim ngắn , kim dài, có ghi số, có các vạch chia giờ, chia phút).
Đồng hồ để bàn ( loại có một kim ngắn và một kim dài )
Đồng hồ điện tử.
III/ Lên lớp :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ KTBC :
a. Gtb: Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách xem giờ của các loại đồng hồ và tự mình xoay kim đồng hồ theo thời gian mà học sinh nêu trước lớp .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm tuyên dương .
b. Hướng dẫn HS cách xem giờ đồng hồ và nêu theo thời điểm theo hai cách .
- Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất trong khung của bài học rồi nêu :Các kim đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút ; 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc giờ , xem thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ ?
-Hướng dẫn tương tự:đọc các thời điểm đồng hồ tiếp theo bằng hai cách .
-Thông thường ta chỉ nói giờ , phút theo một trong hai cách : Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 (theo chiều thuận thì nói theo cách , chẳng hạn “7giờ 20 phút” Nếu kim dài vượt quá số 6 theo chiều thuận thì ta nói theo cách , chẳng hạn “9 giờ kém 5 phút”.
c.Luyện tập:
 Bài 1:
Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu để hiểu yêu cầu của baì đọc theo hai cách 
 Giáo viên chữa bài .
 Bài 2:
Giáo viên cho học sinh thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa . 
-Giáo viên gọi vài em lên bảng nêu vị trí kim phút trong trường hợp tương ứng , từng em so sánh với bài làm của mình rồi sửa sai nếu có .
 Bài 3. Dành cho HS khá, giỏi làm thêm.
Bài 4:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ hình vẽ a, nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ rồi trả lời .
-Giáo viên thống nhất câu trả lời .
4/ Củng cố :
Giáo viên hỏi lại nội dung bài .
Giáo viên gọi vài em lên thực hành thi đua theo nhóm của mình .
Giáo viên tuyên dương các nhóm thực hiện tốt 
5/ Nhận xét –dặn dò :
Giáo viên nhận xét chung tiết học .
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài sau .
Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hiện .
Học sinh quan sát các mô hình đồng hồ ở SGK .
¹ º »
¼ ¾ ¿
HS quan sát đọc .
Á À ˆ
-Học sinh thực hiện rồi nêu .
2 học sinh lên bảng thực hiện 
Học sinh kiểm tra lẫn nhau .
Học sinh nêu lại
Học sinh làm bài và nêu theo yêu cầu của giáo viên .
Toán
Luyện tập
I/ Yêu cầu :
Biết cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút ).
Biết cách xác định ½, 1/3 của một nhóm đồ vật.
Bài 4. Dành cho HS khá, giỏi làm thêm.
II/ Chuẩn bị :
Giáo án, sổ điểm, một số mô hình đồng hồ bằng bìa.
III/ Lên lớp :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/Ổn định :
2/ KTBC :
-Giáo viên gọi vài học sinh lên bảng chỉ trên mặt đồng hồ bằng bài mấy giờ theo hai cách .
Giáo viên nhận xét –ghi điểm .Nhận xét chung .
3/ Bài mới :
a. Gtb: Giáo viên giới thiệu bài , ghi tựa “ Luyện tập”
b.Hướng dẫn học sinh luyện tập :
*Bài 1: Học sinh nêu giờ theo đồng hồ ở SGK .
*Bài 2: Học sinh chủ yếu dựa vào tóm tắt bài toán để tìm cách giải 
-Giáo viên nhận xét chung cách trình bày bài lời giải đúng .
*Bài 3: Yêu cầu học sinh chỉ ra được hình 1 đã khoanh vào số quả cam (có 3 hàng bằng nhau , đã khoanh vào một hàng ).
-Tương tự như trên .
-Giáo viên nhận xét, bổ sung ,sửa sai .
 Bài 4. Dành cho HS khá, giỏi làm thêm.
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét bổ sung .
4/ Củng cố :
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài .
 4 x 8 + 20 5 x 6 – 14 
-Giáo viên nhận xét – ghi điểm 
5/ Dặn dò –Nhận xét :
Giáo viên nhận xét chung tiết học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
3 Học sinh nêu ( Lớp nhận xét ).
- Học sinh nhắc tựa
+ 4 Học sinh nêu : 6 giờ 15 phút; 2 giờ rưỡi; 9 giờ kém 5 phút; 8 giờ.
+ Một em lên bảng giải (lớp làm vào bảng con , không cần viết lời giải .Kết hợp cùng giáo viên nhận xét bài làm của bạn ).
 Giải
 Số người có ở trong 4 thuyền là:
 5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số :20 người .
 Học sinh nêu yêu cầu bài .
Học sinh thực hiện làm vào VBT.
HS nêu miệng kết quả.
Học sinh lên bảng thực hiện, lớp làm vào giấy nháp.
2 học sinh lên bảng thi đua 
Lớp nhận xét, tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc