Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần học thứ 22 - Lớp 3 năm 2012

Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần học thứ 22 - Lớp 3 năm 2012

Mục tiêu:

1. Kiến thức: Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4).

 Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

2. Kĩ năng: Tập đọc: Có kĩ năng đọc hay, đọc diễn cảm.

 Kể chuyện: Thể hiện cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung chuyện

 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu đất nước, học giỏi để xây dựng Tổ quốc.

II. Đồ dùng dạy học

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 543Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần học thứ 22 - Lớp 3 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012. Tập đọc. Tiết 64.
 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ (Tr 31)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4). 
 Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. 
2. Kĩ năng: Tập đọc: Có kĩ năng đọc hay, đọc diễn cảm. 
 Kể chuyện: Thể hiện cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung chuyện
 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu đất nước, học giỏi để xây dựng Tổ quốc. 
II. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: 1': Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 1': 
HS: Đọc lại 2 đoạn của bài : Người trí thức yêu nước. Trả lời CH về nội dung bài.
GV : Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
HS: Quan sát tranh SGK và cho biết tranh vẽ hình ảnh gì ?
GV: Kết luận và nêu tên bài đọc.
Hoạt động 2: Luyện đọc
GV: Đọc mẫu, hướng dẫn đọc.
HS: Đọc tiếp nối từng câu.
GV: Nhận xét, sửa lỗi phát âm, cả lớp đọc ĐT. 
+CH: Bài chia làm mấy đoạn ?
HS: Trả lời
HS: 4 em đọc 4 đoạn lần 1.
GV: Hướng dẫn đọc câu văn dài (bảng phụ)
HS: Đọc CN & ĐT
HS: 4 em đọc tiếp nối đoạn lần 2.
HS: Đọc từ chú giải.
Đọc đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm. 
HS: Đọc đồng thanh đoạn 1, 3 HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 2, 3, 4. 
2'
29'
Tranh vẽ hình ảnh chân dung Ê-đi-xơn và tranh vẽ hình ảnh trên đường phố có bà cụ và Ê-đi-xơn đang trò chuyện,  
Bài : Ê-đi-xơn và bà cụ.
 Luyện đọc. 
Cách đọc bài: 
Đoạn 1: Giọng đọc chậm rãi, khoan thai.
Đoạn 2: Giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. 
Đoạn 3: Giọng bà cụ phấn chấn.
Đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thán phục, giọng Ê-đi-xơn vui, hóm hỉnh, giọng cụ già phấn khởi.
VD: Ê-đi-xơn,
Bài chia làm 4 đoạn.
 - Cụ ơi ! // Tôi là Ê-đi-xơn đây. // Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.//
 Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. // Lúc chia tay, / Ê-đi-xơn bảo : //
 - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. //
Tập đọc - Kể chuyện: Tiết 65.
 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ (Trang 31)
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
HS: Cả lớp đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê- đi- xơn và đọc đoạn 1, trả lời.
+CH: Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ? 
GV: Chốt và nói về Ê - đi – xơn 
+CH: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
HS: Đọc đoạn 2, 3, trả lời:
+CH: Bà cụ mong muốn điều gì ?
+CH: Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
+CH: Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
HS: Đọc đoạn 4, trả lời:
+CH: Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?
+CH: Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
+CH: Qua bài giúp em hiểu điều gì ?
GV: Bổ sung nêu nội dug bài.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại
GV: Đọc diễn cảm đoạn 3 và hướng dẫn HS luyện đọc đúng lời nhân vật.
HS: 3 em đọc đoạn 3.
HS: 3 nhóm đọc toàn chuyện theo 3 vai.
GV-HS: bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 5: Kể chuyện.
HS: Nêu nhiệm vụ bài tập.
GV: Nhắc nhở HS khi kể chuyện.
HS: Phân vai kể theo nhóm 
HS: Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai.
HS - GV: Nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất. 
12'
5'
16'
- Nhờ đọc sách, báo, hoặc nghe ông bà, cha mẹ kể.
 Ê-đi-xơn là nhà bác học người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
- Câu chuyện xẩy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó. 
- Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà đi lại rất êm. .
 - Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
- Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện. 
- Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
 - Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
Nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
Luyện đọc diễn cảm, đọc theo vai 
 Người dẫn chuyện.
 Ê-đi-xơn.
 Bà cụ.
Kể chuyện.
 Phân vai, dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ ( các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ ).
 Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
4. Củng cố: 1': HS: Cho biết qua câu chuyện này em hiểu điều gì ?
 GV: Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: 1' : Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
 ____________________________________________
Toán. Tiết 106.
 LUYỆN TẬP (Trang 109)
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức: Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng. Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm)
2. Kĩ năng: Vận dụng làm bài tập nhanh, chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê có hứng thú học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Lịch năm 2005và lịch tháng 1, 2, 3, năm 2004 trong SGK (Tr 107, 109). 
Bảng phụ bài tập 4 
HS: Bảng con, phấn 
III. Hoạt đông dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 1': Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2': 
HS: Làm bài trên bảng lớp: 3276 + 4744 = 8020
 4690 + 3528 = 8218
GV: Nhận xét, ghi điểm. 
 3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: HD thực hành.
HS: Nêu yêu cầu bài 1.
GV: Yêu cầu HS xem lịch trong SGK và trả lời câu hỏi trong SGK.
HS: Quan sát tờ lich thảo luận theo nhóm 4. Đại diện trả lời, lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kết quả đúng.
HS: Nêu yêu cầu bài 2.
HS: Quan sát tờ lịch năm 2005 (tr107) và trả lời vào bảng con
GV: Nhận xét, chốt kết quả đúng.
HS: Nêu yêu cầu bài 3.
HS: Trả lời làm bài vào vở, 1HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
GV: Nhận xét
HS: Nêu yêu cầu bài 4.
HS: Làm bài vào vở chọn câu trả lời đúng rồi khoanh vào ý đúng.
HS: Chữa bài trên bảng phụ.
GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng.
1'
29'
Bài 1(T.109): Đây là tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004.
a) 
Ngày 3 tháng 2 là thứ 3.
Ngày 8 tháng 3 là thứ 2.
Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ 2.
Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ 7.
b) Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5.
Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 29.
Tháng 2 có 4 ngày thứ bảy đó là ngày: 7, 14, 21, 28.
c) Tháng 2 năm 2004 có 29 ngày.
Bài 2(T.109): Xem lịch năm 2005. rồi cho biết:
a) Ngày Quốc tế nhiếu nhi 1 tháng 6 là thứ 2.
Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ 4.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ 6.
Ngày cuối cùng của năm 2009 là thứ 5.
b) Thứ hai đầu tiên của năm 2009 là ngày 5. Thứ 2 cuối cùng của năm 2009 là ngày 28.
Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày: 4, 11, 18, 25.
Bài 3(T.109): Trong một năm:
a) Những tháng có 30 ngày: Tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
b) Những tháng nào có 31 ngày: Tháng 1, tháng 3, tháng 7, tháng 10, tháng 12.
Bài 4(T.109): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là : 
 A. Thứ hai.
 B. Thứ ba.
 C. Thứ tư.
 D. Thứ năm.
4. Củng cố: 1': 
 GV: Hệ thống toàn bài. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 1': Về nhà xem lại bài, xem lịch ở nhà năm 2012.
* Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy:
 Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2012
Tập đọc. Tiết 66
 CÁI CẦU (Trang 34)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.( Trả lời được câu hỏi trong SGK; thuộc được khổ thơ em thích).
2. Kĩ năng: Biết đọc bài với giọng tự nhiên, tình cảm. 
3. Thái độ: Giáo dục HS chăm chỉ học tập, yêu các thầy cô giáo và cha mẹ. 
II. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh SGK; bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức: 1': Hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 2'
HS: 2 em kể lại câu chuyện: Ê-đi-xơn và bà cụ và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
HS: Quan sát tranh SGK và cho biết tranh vẽ gì ?
GV: Kết luận ghi tên bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
GV: Đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc.
HS: Đọc tiếp nối từng dòng thơ
GV: Nhận xét, sửa lỗi phát âm.
HS: Luyện đọc từ khó.
+CH: Bài có mấy khổ thơ ?
HS: Đọc tiếp nối 4 đoạn lần 1. 
GV: Treo bảng phụ HD đọc nghỉ hơi trong bài thơ.
HS: 4 em đọc tiếp nối lần 2.
HS: Đọc từ chú giải SGK.
GV: Giải nghĩa từ khó.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
HS: Đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi.
+CH: Người cha trong bài thơ làm gì ?
+CH: Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào ?
GV: Nói về cầu Hàm Rồng cho HS hiểu.
HS: Đọc các khổ thơ 2, 3, 4; trả lời
+CH: Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
+CH: Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ?
+CH: Cả lớp đọc thầm bài thơ và tìm câu thơ em thích nhất ?
+CH: Qua bài giúp em hiểu điều gì ?
GV: Bổ sung nêu nội dung bài.
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ.
GV: Đọc bài thơ, hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ.
HS: Đọc bài thơ.
HS: Đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
GV-HS: Nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất, thuộc nhất.
1'
14'
10'
 5'
Tranh vẽ cảnh ở làng quê cái cầu tre, cái cầu của cha làm và hình ảnh người mẹ đãi đỗ ở cầu ao,. 
Bài: Cái cầu.
Luyện đọc. 
Giọng đọc: giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha: vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha,..
- Bài có 4 khổ thơ.
- HD đọc khổ 2
Đọc ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các dòng thơ, các khổ thơ.
- Cha làm nghề xây dựng cầu – có thể là kĩ sư hoặc là một công nhân.
 - Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã.
- Cầu Hàm Rồng chiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã, trên đường vào thành phố Thanh Hóa. Cầu nằm giữa hai quả núi. Một bên giống đầu rồng nên gọi là núi rồng. Bên kia giống viên ngọc n ... hát minh: tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống.
 Điện
 Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì ? 
 Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn để xem vô tuyến .
 Tính hài hước của truyện là ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới hoạt động. Nhưng anh lại nói nhầm: Không có điện thì anh em mình phải “ thắp đèn dầu để xem vô tuyến ”. Không có điện thì làm gì có vô tuyến !
- Tìm ý gây cười.
4. Củng cố: 1' : 
GV: Hệ thống lại toàn bài. Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 1' : Xem lại bài tập 1, 2.
________________________________________________
Chính tả.( Nghe - viết) Tiết 44 .
 MỘT NHÀ THÔNG THÁI (Trang 37 ).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài đúng bài văn xuôi.
 Làm đúng bài tập (2) a / b.
2. Kĩ năng: Trình bày chữ viết đều nét, đẹp, sạch sẽ, khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ BT2.
HS: Bảng con, vở.
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức: 1' : Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 2' : HS: Cả lớp viết bảng con: 4 tiếng bắt đầu bằng tr / ch.
GV: Nhận xét, đánh giá. 
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
Nghe - viết.
GV: Đọc bài viết.
HS: Đọc lại bài và quan sát tranh.
+CH: Đoạn văn gồm mấy câu ?
+CH: Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
GV: Đọc lại bài và đọc chữ khó những chữ dễ lẫn và viết sai chính tả.
HS: Viết vào bảng con
GV: Đọc từng câu 
HS: Viết bài vào vở
GV: Quan sát giúp đỡ HS viết còn sai 
HS: Đổi vở soát lỗi.
GV: Chấm 10 bài, nhận xét. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn bài tập 2
GV: Treo bảng phụ
HS: Đọc yêu cầu của ý a.
HS: Làm bài, chữa bài.
GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng.
HS: Đọc yêu cầu của ý b.
HS: Làm bài, chữa bài.
GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng 
1'
20'
9'
Bài 1: Viết chính tả bài: Một nhà thông thái.
- 4 câu.
- Những chữ đầu mỗi câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký.
- VD: 26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học.
Bài 2 Tìm các từ.
a, Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
Lời giải: Ra-đi-ô
 Dược sĩ
 Giây
b, Chứa tiếng có vần ươt hoặc ươc, có nghĩa như sau:
Lời giải:
 Thước kẻ
 Thi trượt
Dược sĩ
4. Củng cố: 1' : 
GV: Nhận xét, tuyên dương (HS viết đúng mẫu, trình bày sạch sẽ, khoa học).
5. Dặn dò: 1' : Về nhà luyện viết lại bài, chuẩn bị bài sau.
*Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy:
..........................................................................................................................................................
 Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012
Toán Tiết 110. 
LUYỆN TẬP (Trang 114)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:.Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( có nhớ một lần ).
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng làm toán nhanh, chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê có hứng thú học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ BT2. 
HS: Bảng con, phấn 
III. Hoạt đông dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 1' : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 2' :
HS: Chữa bài 2 (113). b) 1212 x 4 = 4848 
 2005 x 4 = 8020
 GV: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài 1
GV: Hướng dẫn HS cách làm bài nhanh và nêu kết quả.
HS: Làm bài và chữa bài.
GV: Nhận xét, chốt đúng. 
HS: Đọc yêu cầu bài 2.(bảng phụ)
HS: Làm bài và chữa bài.
GV: Nhận xét, chốt đúng. 
HS: Đọc yêu cầu bài 3.
+CH: Bài toán cho biết gì ?
+CH: Bài toán hỏi gì ?
GV: Hướng dẫn HS làm bài vào vở.
GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng.
HS: Nêu yêu cầu bài 4.
GV: Hướng dẫn HS cách làm bài.
HS: Làm bài và chữa bài.
GV: Nhận xét, chốt đúng. 
 1'
29'
Bài 1(T.114) : Viết thành phép nhân và ghi kết quả.
a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258.
b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156.
c) 2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028
Bài 2(T.114): Số.
Số bị chia
 432
 423
9604
Số chia
 3
 3
 4
Thương
 144
 141
2401
Bài 3(T.114): 
 Bài giải.
Số lít dầu chứa trong cả hai thùng là:
 1025 x 2 = 2050 ( l )
 Số lít dầu còn lại là: 
 2050 – 1350 = 700 ( l )
 Đáp số: 700 l dầu.
 Bài 4(T.114): Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu )
Số đã cho
1015
1107
Thêm 6 đơn vị
1021
1113
 Gấp 6 lần
6090
6642
4. Củng cố : 1' : GV: Hệ thống toàn bài. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò 1' : Về xem lại bài và làm bài tập còn lại SGK.
___________________________________________________
Tập làm văn. Tiết 22.
 NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI 
 LAO ĐỘNG TRÍ ÓC. (T 30)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý SGK (BT1).
Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu) (BT2) 
2. Kĩ năng: Nói đúng về người lao động trí óc . Viết được một đoạn văn về người lao động trí óc.
3. Thái độ: Giáo dục HS học giỏi, yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ gợi ý.
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức: 1' : Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 2' : HS 2 em kể lại câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống.
GV: Nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 : HD bài tập .
GV: Nêu yêu cầu bài 1 và gợi ý.(bảng phụ) 
HS: 1, 2 em kể một số nghề lao động trí óc.
GV : Hướng dẫn theo gợi ý sau :
Gợi ý :
+CH: Người ấy tên là gì ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ?
+CH: Công việc hằng ngày của người ấy là gì ?
+CH: Người đó làm việc như thế nào ?
 +CH: Công việc đó quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ?
+CH: Em có thích làm công việc như người ấy không ?
HS: Từng cặp tập kể.
HS : 4 em thi kể trước lớp.
HS - GV: Nhận xét, chấm điểm.
HS: Nêu yêu cầu bài 2.
GV: Yêu cầu HS viết vào vở 
HS: Viết bài vào vở.
GV: Theo dõi các em viết bài, giúp đỡ những HS yếu.
HS: 4 em đọc bài trước lớp.
HS - GV: Nhận xét và tuyên dương, chấm điểm. 
1'
29'
Bài 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
VD: 
 Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em. Bố em là giảng viên của một trường đại học. Công việc hàng ngày của bố là nghiên cứu và giảng bài cho các anh chị sinh viên. Bố rất yêu thích công việc của mình. Tối nào em cũng thấy bố say mê đọc sách, đọc báo, hoặc làm việc trên máy vi tính. Nếu hôm nào bố em lên lớp thì em biết ngay vì bố sẽ chuẩn bị bài dạy, đánh xi cho đôi giày đen bóng. Còn mẹ thì dù bận vẫn cố gắng là thật phẳng bộ quần áo cho bố
Bài 2: (T.38 )
Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu )
4. Củng cố: 1' : GV: Nhận xét, tuyên dương HS học tốt
5. Dặn dò: 1' :Về nhà em nào chưa xong bài về nhà hoàn chỉnh bài viết và viết lại bài hay hơn.
______________________________________________
Tự nhiên – xã hội Tiết 44.
 RỄ CÂY( Tiếp theo) 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người. 
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng phân biệt được các loại rễ cây.
3. Thái độ: HS tích cực tham các hoạt động bảo vệ cây, bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: 1': Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 2': Nêu các loại rễ của cây ?
GV: Nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét
GV: HD làm việc theo nhóm 4
HS: Các nhóm làm viếc theo các bước sau:
Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý:
+CH: Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được ?
+CH: Theo bạn, rễ có chức năng gì ?
Bước 2: Đại diện 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp.
HS: Quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong tranh các hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK. Những rễ đó được sử dụng để làm gì ?
HS: Thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại cây để làm gì.
GV: Nhận xét. Kết luận
1'
15'
14'
Quan sát tranh trang 82
Nếu cây không có rễ thì cây sẽ chết. Vì rễ cây hút nước và bám vào đất.
Rễ có chức năng hút nước trong đất để nuôi cây. 
Kết luận:
 Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường,
4. Củng cố: 1':
HS: Nhắc lại 2 két luận, tìm hiểu các loại rễ cây quanh em. 
GV: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 1' : Tìm hiểu thêm về môi trường đang sống.
_____________________________________________
Hoạt động tập thể: Tiết 22
 NHẬN XÉT TUẦN 22
I. Nhận xét các hoạt động trong tuần:
1. Đạo đức: 
Các em ngoan lễ phép, vâng lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
2.Học tập:
- Đi học đều, hiện tượng đi học muộn có em Hà, quên sách vở em Hà
- Các em có đầy đủ đồ dùng học tập
- Chuẩn bị bài học đầy đủ
- Trong lớp chú ý nghe giảng , có ý thức học bài , xây dựng bài tốt
3. Lao đông:
- Hoàn thành công việc được giao 
Vệ sinh lớp sạch sẽ, 
4. Văn thể mỹ:
- Xếp hàng ra vào lớp tốt.
-Thể dục thường xuyên, còn quên hoa múa như em: Quỳnh, Cường.
-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ .
II. Phương hướng tuần 23:
- Tiếp tục duy trì tốt các nền nếp học tập sau nghỉ tết.
- Phát huy những ưu điểm đã thưc hiện tốt trong tuần.
- Tiếp tục ôn luyện bài tren máy tính, bồi dưỡng HS yếu.
* Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy
..
________________________________________________________________
TUẦN 23 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012 Tập đọc - Kể chuyện: Tiết 67.
NHÀ ẢO THUẬT (Trang 40)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Tập đọc: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
Kể chuyện: Biết kể tiếp nối được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
2. Kĩ năng: Tập đọc: Có kĩ năng đọc hay, đọc diễn cảm. 
Kể chuyện: Thể hiện cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung chuyệ
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý mọi người, biết giúp đỡ mọi người. 
II. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22 lop 3(5).doc