Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 24

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 24

I.MỤC TIÊU:

TĐ: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 -Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (trả lời được các CH trong SGK)

KC: Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa truyện SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 * TẬP ĐỌC

 A. Kiểm tra bài cũ :

- 2 học sinh đọc bài "Chương trình xiếc đặc sắc".

 B. Dạy bài mới :

 1. Giới thiệu bài :

- Cao Bá Quát là một danh nhân của nước Việt ta. Ông sống vào đầu thế kỷ XIX, là người làng Phú Thi, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ông là người nổi tiếng văn hay, chữ tốt, có tài đối đáp. Câu chuyện đối đáp với vua sẽ cho các em thấy khả năng đối đáp tài ba của ông.

 

doc 17 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG 
HỌC KÌ II	
TUẦN: 24 Từ ngày 22/0/2/2010
 Đến ngày 05/03/2010
 Cách ngôn: Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Thứ
Buổi
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
01/03
Sáng
C. cờ
T. đọc
TĐ-KC
Toán
 1
 2
 3
 4
Chào cờ
Đối đáp với vua
Đối đáp với vua
Luyện tập
Ba
02/03
Sáng
Toán
Ch.tả
L.toán
NGLL
 1
 2
 3
4
Luyện tập chung
Đối đáp với vua
Luyện tập chung
Phát động thi đua học tập chăm ngoan làm nghìn việc tốt chào mừng 8/3, 26/3.
Tư 
03/03
Sáng
T. Đọc
Toán
Đ Đức
L.T việt
 1
 2
 3
 4
Tiếng đàn
Làm quen với chữ số La Mã
Tôn trọng đám tang (tt)
Ôn các bài tập đọc đã học
Năm
04/03
Sáng
Toán
LT&câu
L. toán
TN-XH
 1
 2
 3
 4
Luyện tập
TN về nghệ thuật. Dấu phẩy
Luyện tập tổng hợp (tiết 24)
Chiều
Tập viết
Ch.tả
L.T Việt
T. công
 1
 2
 3
 4
Ôn chữ hoa R
Tiếng đàn
Ôn TN về nghệ thuật. Dấu phẩy
Đan nong đôi (t2)
Sáu
05/03
Chiều
Toán
TL văn
HĐTT
 1
 2
 3
Thực hành xem đồng hồ
Nghe-kể: Người bán quạt may mắn
Sinh hoạt lớp
Tuần 24: Thứ hai ngày 01/03/2010
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I.MỤC TIÊU:
TĐ: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 -Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (trả lời được các CH trong SGK)
KC: Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Tranh minh họa truyện SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	* TẬP ĐỌC
	A. Kiểm tra bài cũ :
- 	2 học sinh đọc bài "Chương trình xiếc đặc sắc".
	B. Dạy bài mới :
	1. Giới thiệu bài : 
-	Cao Bá Quát là một danh nhân của nước Việt ta. Ông sống vào đầu thế kỷ XIX, là người làng Phú Thi, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ông là người nổi tiếng văn hay, chữ tốt, có tài đối đáp. Câu chuyện đối đáp với vua sẽ cho các em thấy khả năng đối đáp tài ba của ông.
	2. Luyện đọc :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Giáo viên đọc toàn bài 
-	Học sinh theo dõi.
b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ 
-	Học sinh luyện đọc câu
-	Học sinh đọc nối tiếp từng câu, mỗi em 1 câu (2 lần)
-	Học sinh luyện đọc đoạn : chia 4 đoạn
-	Hướng dẫn cách đọc từng đoạn
-	Học sinh đọc nối tiếp đoạn, mỗi em 1 đoạn (2 lần)
-	Giải nghĩa từ chú giải 
-	Học sinh đọc chú giải
-	Hướng dẫn ngắt câu dài :
	+ Một lần, vua Minh Mạng... Thăng Long/ (Hà Nội) ngắm cảnh//
	+ Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá//
	Trời nắng chang chang/ người trói người//
-	Học sinh luyện đọc nhóm 
-	Học sinh đọc đoạn trong nhóm đôi (mỗi em 2 đoạn)
-	Lớp đọc đồng thanh bài
-	Học sinh đọc thầm đoạn 1.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
-	Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
-	... ở Hồ Tây
-	Học sinh đọc thầm đoạn 2
-	Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
-	... Muốn nhìn rõ mặt vua.
-	Cậu làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
-	... Gây chuyện ầm ĩ, náo động : Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm... dẫn cậu tới.
-	HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4.
-	Vì sao Cao Bá Quát đối đáp ?
-	Vì cậu xưng là học trò muốn thử tài.
-	Vua ra vế đối như thế nào ?
-	Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
-	Nước trong leo lẻo cá đớp cá
-	Trời nắng chang chang người trói người.
® Giáo viên phân tích, học sinh hiểu câu đối hay : Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại.
-	Câu chuyện nói lên điều gì ?
-	HS trả lời : Biểu lộ sự bất bình.
® Giáo viên tóm ý : Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
4. Luyện đọc lại
-	Giáo viên đọc đoạn 3, hướng dẫn học sinh đọc đoạn này.
-	Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 3
-	4 học sinh thi đọc đoạn 3.
-	Yêu cầu học sinh luyện đọc cả bài
-	2 học sinh thi đọc cả bài
-	Lớp chọn bạn đọc hay
	KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : 
-	Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện : "Đối đáp với vua", rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn học sinh kể 
a. Sắp xếp tranh theo thứ tự 
-	Học sinh quan sát 4 tranh
-	Yêu cầu học sinh đọc đề bài : Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện
-	Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy thứ tự Đ.
-	Giáo viên khẳng định trình tự đúng theo thứ tự là : tranh 3 - 1 - 2 - 4.
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện
-	Yêu cầu học sinh kể mẫu 1 đoạn
-	Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4
3. Củng cố - dặn dò :
-	Học sinh phát biểu thứ tự đúng từng tranh. Nói nội dung từng bức tranh.
-	1 học sinh kể.
-	Học sinh kể trong nhóm 
-	4 học sinh dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, kể nối tiếp lại câu chuyện.
-	2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
-Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau ? 
-	Học sinh trả lời
-	Về nhà tiếp tục kể lại toàn bộ câu chuyện.
TOÁN: LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU:
-Có khả năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
-Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phấn, bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ: Làm bài 1,2/119
B.Bài mới: *Giới thiệu bài:
HĐ 1: Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1/120: HS đọc yêu cầu bài
GV : Từ lượt chia thứ hai nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 vào thương rồi mới thực hiện tiếp.
*Bài 2(a/b)/120:
H/ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
*Bài 3/120:
*Bài 4/120: Tổ chức trò chơi “Đố bạn”
H Đ 2.Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
 -Về nhà rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia cho thành thạo hơn.
 -Bài sau: Luyện tập chung
-3 HS lên bảng làm bài
-3 HS lên bảng , lớp bảng con.
-2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
-...lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-Vài HS nhắc lại
-HS đọc đề toán
-1 HS lên bảng tóm tắt và giải.
 Bài giải:
Số kg gạo đã bán là:
 2024 : 4 = 506 (kg)
Số kg gạo còn lại là:
 2024 - 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg gạo.
-Lớp làm bài vào vở
-Thảo nhóm đôi
-Đại diện nhóm lên trình bày
 Thứ ba ngày 2/03/2010
TOÁN:	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : 
-Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
-Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng làm bài 2, 3
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Cho học sinh đặt tính và tính theo từng nhóm 2 phép tính.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa nhân và chia.
* Bài 2: Đề bài yêu cầu gì ?
- Cho HS tự đặt tính và làm bài vào vở
- Gọi 4 em lên bảng làm
- Chấm 5 vở - Sửa bài và nhận xét
*Bài 4/120:
*Yêu cầu HS đọc đề toán
3. Củng cố - dặn dò :
- Thu vở - nhận xét
-Về nhà làm bài 3/120
-	Bài sau : Làm quen với chữ số La Mã.
- 2 học sinh lên bảng làm bài 
- Học sinh làm bảng con
- 2 em lên bảng làm
- Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- Đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm bài vào vở
- 4 em lên bảng làm
- Học sinh sửa bài vào vở
- 2 em đọc đề bài
-1HS lên tóm tắt rồi giải
 Bài giải:
Chiều dài sân vận động là:
 95 x 3 = 285 (m)
Chu vi sân vận động là:
 (285 + 95) x 2 = 760 (m)
 Đáp số: 760 m.
CHÍNH TẢ: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I.MỤC TIÊU:
-Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT (2) a/b, hoặc BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :	
4 tờ phiếu khổ to biết bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
 -2 học sinh lên bảng viết 4 tiếng chứa vần ut/uc. HS cả lớp bảng con.
	B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 	
 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết 
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
-	Giáo viên đọc đoạn văn lần 1
-	2 học sinh đọc lại
-	Hãy đọc câu đối của nhà vua và vế đối của Cao Bá Quát
-	Học sinh đọc.
-	Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào ?
-	... giữa trang vở (cách lề 2 ô)
-	Trong bài chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
-	... Những chữ đầu câu : Thấy, Nhìn, Nước, Chẳng, Trời và tên riêng Cao Bá Quát.
-	Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-	Học sinh tự viết những lỗi dễ mắc vào giấy nháp.
-	Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa viết
-	2 học sinh đọc.
b. Giáo viên đọc cho học sinh viết
-	Học sinh viết bài
c. Chấm, chữa bài
-	Chấm 7 bài
-	Đổi vở chấm chéo
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
a. Bài tập 2a/b 
-	Yêu cầu học sinh đọc đề.
-	1 học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm
-	Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp
-	4 học sinh thi viết nhanh lời giải.
-	Lớp nhận xét
-	GV chốt lời giải đúng: sáo, xiếc; mò, vẽ
-	Vài học sinh đọc lại
-	Học sinh làm bài vào vở 
4. Củng cố, dặn dò: 
-	Học sinh nào sai lỗi viết lại mỗi từ một hàng cho đúng.
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài 3/52.
TOÁN: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
I.MỤC TIÊU:
-Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
-Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết “ thế 
kỉ XX, thế kỉ XXI”)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ: Làm bài 2,3/120
-GV chấm , nhận xét.
B.Bài mới: *Giới thiệu bài:
HĐ 1: Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp.
-Gv giới thiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã.
H/ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
*GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X.
-Giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai (XII).
HĐ 2: Thực hành:
Bài 1/121:
Bài 2/121:
Bài 3 a)/121:
Bài 4/121:
C.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Về nhà tập xem đồng hồ có ghi chữ số La Mã và làm bài 3 b)/121.
-3 HS lên bảng làm bài	
-HS xem mặt đồng hồ (hình vẽ SGK)
-HS nhìn mặt đồng hồ và trả lời.	
-HS đọc, viết các số La Mã bảng con.
-HS đọc các số La Mã theo hàng ngang, theo cột dọc, theo thứ tự bất kì.
-HS tập xem đồng hồ ghi bằng số La Mã.
-HS nhận dạng số La Mã và viết vào vở theo thứ tự từ bé đến lớn .
-HS viết các số La Mã vào bảng con.
 Thứ năm ngày 05/03/2010
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
ChuẨN bị một số que diêm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ: Làm bài tập 3,4/121.
GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới: *Giới thiệu bài:
HĐ 1: Hướng dẫn thực hành:
*Bài 1/122:
*Bài 2/122:
*Bài 3/122:
*Bài 4( a/b)/122:	
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện cách đọc, viết các số La Mã đã học cho thành thạo hơn và làm bài 4 c), bài 5/122.
-3 HS lên bảng làm bài.
-Thả ... vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, nặn tượng, quay phim...
	c. Chỉ các môn nghệ thuật : điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ văn...
* Bài tập 2 :-Yêu cầu 1 HS đọc đề
-	Yêu cầu làm bài cá nhân
3. Củng cố, dặn dò :
-	Biểu dương học sinh học tốt
-	HS về tập áp dụng biện pháp nhân hóa.
-	1 học sinh đọc đề
-	Học sinh làm bài cá nhân
-	3 học sinh lên thi giải.
-	Lớp nhận xét.	
 Thứ tư ngày 03/03/2010
TẬP ĐỌC: TIẾNG ĐÀN
I.MỤC TIÊU:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu ND, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
-	Tranh minh họa nội dung bài SGK.
-	Hoa ngọc lan, khóm hoa mười giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
-	2 học sinh đọc bài "Đối đáp với vua” và TLCH trong SGK	.
	B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 
	 2. Luyện đọc :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Giáo viên đọc toàn bài
-	Học sinh theo dõi
b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ 
-	Luyện đọc : vi-ô-lông, ắc-sê
-	Học sinh đọc đúng
-	Luyện đọc câu 
-	Học sinh đọc nối tiếp câu, mỗi em 1 câu (2 lần).
-	Luyện đọc đoạn : chia 2 đoạn 
-	Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn (2 đoạn).
-	Giải nghĩa từ chú giải
-	Học sinh đọc từ chú giải SGK
-	Luyện ngắt câu dài :
	Khi ắc-sê vừa khẽ chạm... đàn/ thì... lạ/... gian phòng//
	Vầng trán... tái đi/ ... rung động//
-	Yêu cầu luyện đọc nhóm đôi
-	Học sinh đọc đoạn trong nhóm
-	Hai nhóm thi đọc.
-	Yêu cầu đọc đồng thanh
-	Học sinh đọc đồng thanh cả bài
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
-	Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 
-	Học sinh đọc thầm đoạn 1
-	Thủy đã làm gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
-	Thủy nhận đàn, lên dây, kéo thử vài nốt nhạc.
-	Những từ ngữ nào diễn tả âm thanh của cây đàn ?
-	... Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
-	Học sinh đọc đoạn tả nét mặt, cử chỉ của Thủy khi kéo đàn.
-	Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì ?
-	Thủy rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc. Vầng trán tái đi. Thủy rung động với bản nhạc. Gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung.
-	Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
-	1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
-	Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn ?
-	Vài cánh ngọc lan... lũ trẻ dưới đường... dân chài... hoa mười giờ... ven hồ.
-	Tóm ý bài : Tiếng đàn rất trong trẻo, hồn nhiên và hòa hợp với không gian thanh bình xung quanh.
4. Luyện đọc lại
-	Giáo viên đọc bài văn
-	Học sinh theo dõi
-	Hướng dẫn đọc đoạn tả âm thanh của tiếng đàn. Chú ý ngắt, nhấn giọng
-	Vài học sinh thi đọc đoạn văn.
-	Luyện đọc toàn bài.
-	2 học sinh thi đọc cả bài.
5. Củng cố, dặn dò :
-	Bài văn tả gì ?
-	HS trả lời nội dung, ý nghĩa bài.
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
-	Về luyện đọc bài nhiều lần.
Tập viết (T24) : 	ÔN CHỮ HOA R
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R ( 1 dòng), Ph, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy...có ngày phong lưu (1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	Mẫu chữ viết hoa R.
-	Tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- 2 học sinh viết trên bảng lớp, lớp viết bảng con : Quang Trung, Quê.
	B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài: 
	 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Luyện viết chữ viết hoa :
-	Học sinh tìm chữ hoa trong bài ?
-	Chữ P (Ph), R
-	Treo mẫu chữ, yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình viết
-	2 học sinh trả lời
-	Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
-	2 học sinh viết trên bảng lớp
-	HS viết chữ R, P ở bảng con
b. Luyện viết từ ứng dụng :
-	Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
-	1 HS đọc : Phan Rang
-	GV giới thiệu : Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
-	Giáo viên viết từ ứng dụng :
-	2 Học sinh viết trên bảng lớp : 
	Phan Rang
-	Lớp viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng :
-	GV giải thích câu ca dao : 
-	Yêu cầu HS quan sát trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao thế nào ? 
3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
-	Giáo viên nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. 
-	Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
4. Chấm chữa bài :
-	Giáo viên chấm 7 bài, nhận xét
5. Củng cố dặn dò :
-	Biểu dương học sinh viết đúng, đẹp.
-	Khuyến khích học sinh thuộc lòng câu ca dao.
-	Giáo viên nhận xét tiết học.ận xét.
-	2 học sinh đọc câu ứng dụng.
	Rủ nhau đi cấy đi cày.
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
-	Chữ R, h, y, B, g, l cao 2 li rưỡi; chữ đ, p cao 2 li; các chữ còn lại cao 1 li.
-	Học sinh viết vào vở :
	+ 1 dòng chữ R cỡ nhỏ.
	+ 1 dòng Ph, H cỡ nhỏ
	+ 1 dòng Phan Rang cỡ nhỏ
	+ 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ.
CHÍNH TẢ: TIẾNG ĐÀN
I.MỤC TIÊU:
-Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ghi nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	-2 học sinh viết trên bảng lớp, lớp viết bảng con 4 từ ngữ chỉ hoạt động có thanh hỏi/ thanh ngã..
	B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 	
 2. Hướng dẫn học sinh nghe, viết :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
-	Giáo viên đọc đoạn văn
-	2 học sinh đọc lại
-	Đoạn văn tả gì ?
-	Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
-	Yêu cầu viết từ khó : mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh.
-	Học sinh viết chữ dễ mắc lỗi vào vở nháp.
b. Đọc cho học sinh viết bài
-	Học sinh viết bài
c. Chấm, chữa bài 
-	Học sinh đổi vở chấm chéo
-	Giáo viên chấm 7 bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
-	 Bài 2a/b : Yêu cầu học sinh đọc đề
-	1 học sinh đọc yêu cầu 
-	Giáo viên dán 3 phiếu lên bảng, lập tổ trọng tài 
-	Học sinh trao đổi cặp, viết nháp từ tìm được.
-	Yêu cầu trao đổi nhóm đôi 
-	Yêu cầu các nhóm lên thi giải
-	3 nhóm lên bảng thi giải tiếp sức
-	Các nhóm đọc kết quả.
-	Vài học sinh đọc kết quả đúng
-	Giáo viên chốt lời giải đúng : 
-	Lớp làm bài vào vở.
b)	+ Mang thanh hỏi : đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả...
	+ Mang thanh ngã : rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ...
4. Củng cố, dặn dò :
-	Giáo viên nhận xét tiết học
-	Học sinh mắc lỗi chính tả về viết lại.
a) Bắt đầu bằng âm s : sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song , sòng sọc,...
-Bắt đâù bằng âm x : xôn xao, xào xạc, xanh xao, xúng xính, xinh xắn, xao xuyến, xộc xệch,...
TẬP LÀM VĂN: NGHE-KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I.MỤC TIÊU:
Nghe- kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-	Tranh minh họa truyện trong SGK.
-	Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :	
-	2 học sinh đọc bài viết, kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
-	Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài: 
 	 2. Hướng dẫn học sinh nghe - kể :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Học sinh chuẩn bị 
-	1 HS đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý.
-	HS quan sát tranh minh họa SGK.
-	Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
b. Giáo viên kể 
-	Giáo viên kể lần 1, giải nghĩa
	+ Lem luốc : bị dây bẩn nhiều chỗ 
	+ Cảnh ngộ : Tình trạng không hay mà người ta gặp phải
-	Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
-	Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
-	Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
-	Giáo viên kể lần 2, 3
c. Học sinh thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện 
-	Yêu cầu cả lớp tập kể 
-	Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm.
-	Giáo viên khen ngợi những học sinh kể hay
-	Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi ?
-	Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
® Giáo viên chốt ý : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ, gọi là nhà thư pháp.
-	Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố, dặn dò :
-	Về nhà, tiếp tục luyện kể câu chuyện, kể cho người thân nghe.
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
-	Học sinh theo dõi 
-	... gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế... không có cơm ăn.
-	... giúp bà lão, chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt.
-	... nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
-	Lớp chia nhóm 4 tập kể câu chuyện
-	Đại diện nhóm thi kể
-	Lớp nhận xét cách kể của từng bạn.
-	Chọn bạn kể hay.
-	Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
-	Học sinh trả lời
-	3 học sinh thi kể
-	Chọn bạn kể hay, tự nhiên
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
 -Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động của Sao trong tuần. 
 -Nêu kế hoạch của tuần đến 
II/Nội dung:
1-Ổn định tổ chức: HS lớp hát tập thể 
2-Lớp trưởng giới thành phần nêu lí do sinh hoạt
3-Lớp trưởng mời từng tổ đánh giá hoạt động và các bộ phận văn thể mỹ, lớp phó học tập 
5-Lớp trưởng đánh giá các hoạt động và triển khai hoạt động tuần đến .
6-Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
A/- Đánh giá hoạt động tuần 23:
* Ưu điểm:
- Duy trì sĩ số đảm bảo 100 %.
- Chất lượng học tập tốt.
- Vệ sinh cá nhân tốt.
- Trực vệ sinh đảm bảo theo khu vực phân công.
-Số các em đáng tuyên dương có ý thức học tập tốt : Thơ, Phạm Thị Mỵ, Viết Tín, Đức Tín, Công Trình, Thịnh, Lĩnh.
* Tồn tại: 
Một số em lười học 
-Ý thức học tập chưa tốt
- Chữ viết cẩu thả: Thành , Văn Trình, Hường, Thảo,Cao Kỳ, Phong, Thức, Đạt.
- Trong giờ học ít phát biểu xây dựng bài.
* Chất lượng qua khảo sát còn thấp: Bích Hường ,Văn Trình, Đạt.
B/- Kế hoạch tuần 24:
- Nâng cao chất lượng học tập.
- Tăng cường rèn chữ viết.
- Đánh giá rút kinh nghiệm bài khảo sát chất lượng bài kiểm tra chương .
- Thực hiện tốt các nề nếp lớp, không ăn quà vặt.
- Duy trì sĩ số 100% . Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
-Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, tác phong gọn gàng.
-Thi đua học tốt để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
-Tham gia sinh hoạt Sao tốt, hát-múa được các bài hát đã hướng dẫn.
-Biết tập được đội hình, đội ngũ, 7 động tác tại chỗ.
-Tiếp tục nộp các khoản tiền đầu năm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_hoc_ki_2_tuan_24.doc