I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
- Đọc đúng từ ngữ: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, thảng thốt,.Hiểu nghĩa một số từ mới trong bài: ngúng nguẩy, thảng thốt.và hiểu nội dung của câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau những cụm từ và dấu câu, biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Cha và Ngựa Con.
- Có ý thức cẩn thận, chu đáo trong mọi hành động.
B - Kể chuyện
- Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, học sinh kể được toàn bộ câu chuyện.
- Rèn kỹ năng nói và nghe. Khi kể biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Có thái độ cẩn thận trong công việc.
II- Đồ dùng.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Tuần 28 Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2006 tập đọc - kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I - Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng từ ngữ: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, thảng thốt,...Hiểu nghĩa một số từ mới trong bài: ngúng nguẩy, thảng thốt...và hiểu nội dung của câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. - Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau những cụm từ và dấu câu, biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Cha và Ngựa Con. - Có ý thức cẩn thận, chu đáo trong mọi hành động. B - Kể chuyện - Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, học sinh kể được toàn bộ câu chuyện. - Rèn kỹ năng nói và nghe. Khi kể biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Có thái độ cẩn thận trong công việc. II- Đồ dùng. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn cách đọc câu dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới: nguyệt quế, móng, đối thủ, thảng thốt,... - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c- Tìm hiểu bài. ?+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tổ điểm cho vẻ ngoài của mình + Ngựa Cha khuyên con điều gì? + Nghe cha nói Ngựa Con phản ứng như thế nào? + Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong cuộc thi? + Ngựa Con rút ra bài học gì? - Cả lớp đọc thầm - Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài. - Đặt câu với từ: nguyệt quế. - Cả lớp đọc đồng thanh. -...mải mê soi bóng mình....chảỉ chuốt. -...phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. -...ngúng nguẩy, đày tự tin đáp: Cha yêu tâm đi....sẽ thắng. - Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo, chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của cha. -...đừng bao giờ chủ quan dù là việc nhỏ nhất. B- Tập đọc - kể chuyện d- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc đoạn hai. e- Kể chuyện. ?+ Nêu yêu cầu của bài? + Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là như thế nào? + Cần xưng hô ra sao theo yêu cầu của truyện? - Yêu cầu học sinh quan sát tranh => nói nội dung tương ứng từng tranh. - Yêu cầu học sinh nối tiếp kể lại từng đoạn. - Yêu cầu một số học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Học sinh luyện đọc hay đoạn 2. - Đọc phân vai: Người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con. -...nhập vai minh là Ngựa Con kể lại câu chuyện. -... xưng hô "tôi" hoặc "mình" - Học sinh quan sát => nói nội dung từng tranh. - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán So sánh các số trong phạm vi 100000 I- Mục tiêu. - Luyện các qui tắc so sánh các số trong phạm vi 100000. - Biết so sánh các số trong phạm vi 100000. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. - III- Các hoạt động dạy và học. 1- Củng cố các qui tắc so sánh các số trong phạm vi 100000. - Yêu cầu học sinh so sánh 999 và 1012. ?+ Vì sao điền dấu < (nhỏ hơn)? Kết luận: 2 số có số nào có số chữ số nhiều hơn => số đó lớn hơn. - Yêu cầu học sinh tự tìm 2 số, mỗi số có 4 chữ số. Ví dụ: 3786 và 3792 => so sánh 2 số đó? Vì sao điền dấu < Kết luận: 2 số có cùng số chữ số ta so sánh từng cặp chữ số trong cùng mỗi hàng, chữ số nào lớn => số đó lớn hơn. 2- Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100000. a- So sánh 100000 và 99999. - Yêu cầu học sinh so sánh => kết luận. b- So sánh các số có cùng chữ số. - Yêu cầu học sinh tự nghĩ 2 số, mỗi số có 5 chữ số => so sánh 2 số đó. Ví dụ: 73829 và 72892. Kết luận: 3- Luyện tập: Bài 1, 2: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => Giáo viên chữa bài, thống nhất kết quả đúng. Bài 3: - Học sinh làm bài => nêu kết quả. Bài 4: - Yêu cầu học sinh phân tích đề toán => làm bài. -...số 999 có ít chữ số hơn số 1012 nên 999 < 1012. - Học sinh tự lấy ví dụ => so sánh. - Học sinh nhắc lại. -...số 99999 có 5 chữ số, số 100000 có 6 chữ số => 100000 > 99999 - Học sinh rút ra kết luận khi so sánh 2 số không có cùng số chữ số. - Học sinh lấy ví dụ => so sánh. - Rút ra kết luận khi so sánh 2 số có cùng số chữ số. - Xác định yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Đọc yêu cầu của bài. - Nêu miệng bài làm. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Đọc lại thứ tự các số theo yêu cầu. 4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. chiều chính tả Cuộc chạy đua trong rừng I- Mục tiêu. - Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong truyện "Cuộc chạy đua trong rừng" - Viết đẹp, đúng sạch sẽ bài " Cuộc chạy đua trong rừng " - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết: rổ, quả dâu, giày dép, rễ cây,... 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc mẫu bài chính tả. ?+ Ngựa Con đã rút ra bài học gì sau cuộc thi? ?+ Đoạn văn trên có mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? - Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. - Cả lớp đọc thầm. - 2 học sinh đọc bài. -...đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất. -... 3 câu. - Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật. - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đổi chéo vở soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ. Tiếng việt + Tập đọc - kể chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng I- Mục tiêu. - Luyện đọc và kể lại câu chuyện " Cuộc chạy đua trong rừng " - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện của học sinh. - Tự tin, mạnh dạn trước tập thể. Hứng thú trong giờ học. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện. a- Luyện đọc. ?+ Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào? - Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn. + Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn. Luyện đọc lại 1 số câu văn dài ngắt nghỉ chưa chính xác => tìm hiểu lại bài. - Yêu cầu 1 số học sinh đọc cả bài. + Học sinh đọc cá nhân. + Đọc theo vai. b- Kể chuyện. - Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lần lượt từng đoạn của truyện tương ứng với mỗi tranh. - Yêu cầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Dựng lại câu chuyện theo vai. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. - Đoạn 1: Giọng sôi nổi, hào hứng, - Đoạn 2: Giọng âu yếm, ân cần của cha; Tự tin, ngúng nguẩy của Ngựa Con. - Đoạn 3: Giọng chậm rãi. - Đoạn 4: Giọng nhanh, hồi hộp - Học sinh đọc nối tiếp đoạn của câu chuyện. - Một số học sinh đọc toàn bài (gọi một số học sinh chưa được đọc trong tiết chính). - Học sinh kể nối tiếp đoạn. - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện. thể dục+ Ôn: Bài thể dục với hoa hoặc cờ I- Mục tiêu. - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Chơi trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến" - Rèn kỹ năng thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác và chơi trò chơi một cách chủ động, nhanh nhẹn. - Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên. II- Địa điểm, phương tiện. - Sân trường vệ sinh sạch sẽ. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tổ chức cho học sinh chạy chậm trên địa hình tự nhiên. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông. - Tổ chức trò chơi "Làm theo hiệu lệnh" 2- Phần cơ bản. * Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ hiệu. - Yêu cầu cả lớp ôn bài thể dục 8 động tác 2 - 3 lần. - Thi trình diễn tập giữa các tổ bài thể dục phát triển chung. * Tổ chức trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến" - Tổ chức cho học sinh chơi theo tổ - mỗi tổ 1 đội. 3- Phần kết thúc. - Yêu cầu học sinh đi thư giãn theo nhịp. - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Học sinh chạy chậm trong 2 phút. - Học sinh khởi động trong 2 phút. - Học sinh chơi trò chơi. - Học sinh tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. - Các tổ thi tập => bình chọn tổ tập đẹp, đúng. - Các tổ tham gia chơi trò chơi. - Học sinh đi thư giãn theo nhịp trong 2 phút. Thứ ba ngày 28 tháng 03 năm 2006 tập đọc Cùng vui chơi I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ: đẹp lắm, lộn xuống, nắng vàng,... Hiểu một số từ ngữ mới: lộn xuống, nắng vàng...và hiểu nội dung bài: Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyện học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn. - Đọc lưu loát toàn bài. - Tự tin, hứng thú trong học tập. Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên. II- Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài " Cuộc chạy đua trong rừng " 2- Bài mới a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu văn dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới. - Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài. c- Tìm hiểu bài. ?+ Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh? + Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? + Em hiểu "chơi vui học càng vui" là thế nào? d- Luyện đọc lại - Học thuộc lòng bài thơ. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại toàn bài thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ và luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc đoạn - Đặt câu với từ: cổ vũ, trường đua. - Học sinh đọc đồng thanh. -...chơi đá cầu - Trò chơi vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống từ chân bạn này sang chân bạn kia. - Các bạn chơi khéo léo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, c ... cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì được tham gia những việc làm có ích và phù hợp với khả năng mình. 3- Hoạt động 3: Đóng vai. Mục tiêu: Biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Giáo viên chia nhóm. Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc bảo vệ trại, vườn của mình tốt. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày dự án của mình. - Học sinh quan sát tranh. - ...tỉa cành, bắt sâu cho cây, cho gà ăn, tắm cho lợn, trồng cây. -....... - Học sinh chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm chọn một việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi. - Các nhóm thảo luận trong 5 phút => trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 4- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2006 tập làm văn Viết thư I - Mục tiêu. - Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái. - Lá thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư. - Giáo dục tình hữu nghị, thân ái với bạn bè nước ngoài. II- Đồ dùng: - Bảng phụ viết các gợi ý. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Tìm hiểu đề bài. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn. Giáo viên gạch chân dưới những yêu cầu cơ bản của đề văn. 2- Hướng dẫn làm bài văn. ?+ Người bạn nước ngoài này có thể là những ai? Chú ý: Cần nói rõ bạn đó là người nước nào? Nêu tên càng tốt? Nội dung thư phải thể hiện: * Mong muốn làm quen với bạn. * Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung. - Yêu cầu học sinh nhớ lại và nêu hình thức trình bày một lá thư. (Giáo viên có thể ghi sẵn hình thức. Trình bày một lá thư để giúp những học sinh học yếu - kém) - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp. - Học sinh phân tích đề, đọc câu gợi ý. -... người mà em biết qua đài, báo, truyền hình, phim ảnh; cũng có thể là người bạn do em tưởng tượng ra. - Học sinh nêu miệng các phần chính của một lá thư. - Học sinh viết bài. - Học sinh đọc bài làm, lớp nhận xét, bổ sung. 3- Củng cố - Dặn dò. - Về nhà viết lại bài thơ để gửi qua đường bưu điện. - Nhận xét giờ học. Tập viết Ôn chữ hoa U I- Mục tiêu. - Củng cố cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng. - Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Uông Bí. Câu ứng dụng: Uốn cây từ thửa còn non Dạy con từ thủa con còn bi bô - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Mẫu chữ viết hoa U. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: "Trẻ em, Trường Sơn" 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn viết trên bảng con. * Luyện viết chữ hoa: U, B, D. ?+ Tìm các chữ hoa có trong bài? Nêu quy trình viết từng chữ? - Giáo viên viêt mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu học sinh luyện viết các chữ U, B, D vào bảng con. - Luyện viết từ ứng dụng: Uông Bí. - Giáo viên giới thiệu: Uông Bí là tên một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh. - Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao, dấu thanh, khoảng cách của các chữ trong từ ứng dụng. - Học sinh luyện viết vào bảng con: Uông bí * Luyện viết câu ứng dụng. - Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng: Cây non cành mềm dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con. - Học sinh luyện viết: Uốn cây. c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết. - Giáo viên nêu yêu cầu bài viết. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. - U, B, D. - Học sinh nêu miệng. - Học sinh tập viết các chữ U, B, D trên bảng con. - Học sinh nhận xét. - Học sinh viết vào bảng con. - Học sinh luyện viết trên bảng con từ Uốn cây. - Học sinh viết bài vào vở. 4- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán Luyện tập chung I- Mục tiêu. - Củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100000, về giải toán có lời văn. - Rèn kỹ năng tính nhẩm và giải toán có lời văn. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng: - III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh chữa bài số 3 của tiết trước. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: ?+ Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh tính nhẩm từng biểu thức và nêu cách nhẩm. + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? Bài 2: - Yêu cầu học sinh làm bài lần lượt vào bảng con. ?+ Nêu cách đặt tính và cách thực hiện? Bài 3: Giáo viên tóm tắt đề toán. Xã Xuân Phương Xã Xuân Hoà Xã Xuân Mai - Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt => giải vào bảng con. Bài 4: Yêu cầu 2 học sinh phân tích đề toán => làm lần lượt vào vở. - Tính nhẩm. - Học sinh nhẩm miệng kết quả. - Tương tự thực hiện các phép tính còn lại. -... - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào bảng con. - 2 học sinh lên bảng làm. - Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt. - Phân tích bài toán. - Trình bày bài làm vào vở. - Tìm hiểu đề toán. - Nêu dạng toán. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Chính tả Một mái nhà chung I- Mục tiêu. - Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ trong bài "Một mái nhà chung" - Viết đúng, trình bày chính xác bài chính tả. Làm đúng các bài tập chính tả. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Tìm 4 từ bắt đầu bằng ch/tr? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc 3 khổ thơ đầu. ?+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì? + Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì? + Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa. - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a. - Một số học sinh đọc bài chính tả. -... Trái Đất. -... bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật. -......... - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - Học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học chiều tiếng việt + Ôn viết thư I - Mục tiêu. - Củng cố lại thể loại văn viết thư, Biết viết 1 bức thư ngắn theo đúng thể thức. - Rèn kỹ năng viết thư, viết đủ ý, thể hiện rõ tình cảm với người nhận thư. - Thích học Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức: 2- Hướng dẫn ôn tập. ?+ Một lá thư gồm có các phần nào? Đề bài: Em hãy viết thư cho bạn ở nơi xa và kể về tình hình học tập của mình cho bạn biết. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. ?+ Đối tượng nhận thư là ai. + Nội dung thư viết gì? Giáo viên gạch chân yêu cầu chính của đề bài. - Yêu cầu học sinh trình bày miệng từng phần của bức thư. ?+ Sau lời xưng hô thường thể hiện bằng dấu hiệu gì? - Yêu cầu 1 - 2 học sinh khá giỏi lên trình bày miệng toàn bộ bức thư. - Yêu cầu học sinh trình bày bài viết vào vở. Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. - Học sinh nêu miệng. -...bạn thân. -...kể về tình hình học tập của em cho bạn biết. - Học sinh trình bày miệng, bạn nhận xét, bổ sung. -...dấu (!) - Học sinh lên bảng trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh đọc bài viết của mình. - Nhận xét bài viết của bạn. 3- Củng cố - Dặn dò. - Về nhà có thể viết lại bức thư, làm phong bì, dán tem và gửi cho bạn thân (nếu có). Nhận xét giờ học. Chiều thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2008 toán + Ôn: Giải toán có nội dung hình học I- Mục tiêu: - Củng cố về dạng toán có nội dung hình học. - Rèn kỹ năng giải toán lời văn có nội dung hình học. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều rộng là 8 cm và nửa chu vi là 20 cm. Bài 2: Chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật là 12 cm và 10 cm. Tính cạnh hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật đó? ? Nêu cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi? Bài 3: Chu vi hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông cạnh 24 m. Chiều dài hình chữ nhật là 12 m. Tính diện tích ghình chữ nhật. Bài 4: Một mảnh đất hình vuông có chu vi bằng chiều dài hình chữ nhật có chu vi là 50m. Chiều rộng hình chữ nhật là 5 m. Tính diện tích mảnh đất hình vuông đã cho. - Phân tích đề toán. - Nêu cách tìm chiều dài hình chữ nhật: Nửa chu vi - chiều dài bằng chiều rộng. - Trình bày bài làm. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Phân tích bài toán. *a = p : 4 - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Xác định yêu cầu của bài. - Nêu miệng các bước làm. - Làm bài vào vở. - Đọc bài toán. - Phân tích bài toán. - Làm bài. * Tìm nửa chu vi hình chữ nhật. * Tìm chu vi mảnh đất. * Tìm cạnh mẳnh đất. * Tìm diện tích mảnh đất. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. sinh hoạt lớp Tuần 30 I- Kiểm điểm công tác tuần 30. a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần. b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần: - Duy trì tốt nề nếp truy bài đầu giờ. - Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức. - Tích cực rèn chữ và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. - Phê bình một số học sinh không thực hiện quy định của nhà trường như mặc đồng phục, đi dép quai hậu................................. - ý thức của một số học sinh nam trong giờ múa hát tập thể sân trường còn kém: ............................................... - Tuyên dương học sinh: * ........................................................................................................... II- Phương hướng phấn đấu. - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi cuối kì II. - Tham gia đầy đủ và có hiệu quả sân chơi "Ai là triệu phú tri thức" - Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp. - Thực hiện tốt chăm sóc cây xanh trước cửa lớp. III- Chơng trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
Tài liệu đính kèm: