Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)

I. Mục tiêu

 Giúp HS :

- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộngtrừ các số có ba chữ số, kĩ năng thực hành tính nhân chia trong các bảng nhân bảng chia đã học.

- Củng cố kĩ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết.

- Giải bài toán về tìm phần hơn.

- Vẽ hình theo mẫu.

II. Đồ dùng dạy học

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng làm bài .

- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.

2. Bài mới

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4 Thứ 2/ 7/9/2009
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộngtrừ các số có ba chữ số, kĩ năng thực hành tính nhân chia trong các bảng nhân bảng chia đã học.
- Củng cố kĩ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
- Giải bài toán về tìm phần hơn.
- Vẽ hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài . 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu bài 
- Nghe giới thiệu
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
 Bài 1 
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Đặt tính rồi tính.
- Y/c HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2
 - Y/c HS đọc đề bài sau đó tự làm bài
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- Chữa bài, y/c HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép chia khi biết các thành phần còn lại của phép tính
 X x 4 = 32 X : 8 = 4
 X = 32 : 4 X = 4 x 8
 X = 8 X = 32
Bài 3 
- Y/c HS đọc đề bài 
- Y/c HS nêu rõ cách làm bài của mình
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
Bài 4 
- Gọi 1 HS đọc đề bài sau đó cho HS thảo luận nhóm đôi rồi tự giải vào vở
- Thùng thứ nhất có 125 l dầu, thùng thứ hai có 160 l dầu. Hỏi thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ?
- Chữa bài và cho điểm HS.
 Giải:
 Số dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất là :
 160 - 125 = 35 (l)
 Đáp số: 35 l
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Y/c HS về nhà luyện tập thêm về các phần đã ôn tập và bổ sung để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
- Nhận xét tiết học
	ĐẠO ĐỨC	GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Giúp HS hiểu:
 · Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với người 
 khác.
 · Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình. 
 Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ 
 việc của người khác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 85 (VBT) 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:Xử lý tình huống
Mục tiêu :
HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
Cách tiến hành :
 -GV đọc lần 1 câu chuyện”Lời hứa
 danh dự” từ đầu đến”Nhưng chú không phải là bộ đội mà”.
-Chia lớp làm 4 nhóm,thảo luận để tìm cách ưng xử cho tác giả trong tình huống trên.
-Hướng dẫn HS nhận xét cách xử lý tình huống của các nhóm.
-Đọc tiếp phần kết của câu chuyện.
-Để 1 HS nhắc lại ý nghĩa của việc 
 giữ lời hứa.
-1 HS đọc lại.
-4 nhóm HS tiến hành thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình, giải thích .
-Nhận xét các cách xử lí.
-1 HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu :
Củng cố bài, giúp HS có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa
Cách tiến hành :
-Phát cho 4 nhóm, mỗi nhóm 2 thẻ 
 màu xanh và đỏ và qui ước:
 +Thẻ xanh- ý kiến sai
 +Thẻ đỏ- kiến đúng
-Treo bảng phụ ghi sẵn các ý kiến 
 khác nhau về việc giữ lời hứa, sau khi 
 thảo luận sẽ giơ thẻ bày tỏ thái độ, ý 
 kiến của mình.
-GV lần lượt đọc từng ý kiến trong SGV
-Đưa ra đáp án và lời giải thích đúng.
-Nhận xét kết quả làm việc của các 
 nhóm.
-HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ khi GV hỏi.
Hoạt động 3: Nói về chủ đề “Giữ lời hứa”
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 2 phút để tập hợp các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, nói về việc giữ lời hứa.
- Yêu cầu các nhóm thể hiện theo hai
 nội dung:
 +Kể chuyện(Sưu tầm).
 +Đọc câu ca dao, tục ngữ và phân 
 tích đưa ra ý nghĩa của các câu đó.
-GV kết luận và dặn HS luôn giữ lời 
 hứa với người khác và với chính mình 
-4 nhóm thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm trình bày.
-Nhận xét ý kiến của các nhóm khác.
- Dặn dò HS luôn phải biết giữ lời hứa với người khác và chính bản thân mình.
TẬP ĐỌC NGƯỜI MẸ 
 I/Mục đích yêu cầu:
 A-TẬP ĐỌC 
 _ Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con . Vì con , người mẹ có thể làm tất cả 
 B/ KỂ CHUYỆN
 1/ Rèn kĩ năng nói : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật
 1/ Giáo viên Tranh minh hoạ bài học trong SGK . Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc . Một vài đạo cụ để HS làm bài tập dựng lại câu chuyện theo vai : một cái khăn cho bà mẹ ; khăn choàng đen cho Thần Đen Tối ; một lưỡi hái ( bằng bìa cứng ) cho Thần Chết ,
 2/ Học sinh : SGK
III/Hoạt động lên lớp
 1/Khởi động: hát bài hát
 2/ Kiểm tra bài cũ : 5’ Chú bé và bông hoa bằng lăng. Gọi 3 HS đọc lại truyện sau đó trả lời câu hỏi
 GV nhận xét ghi điểm
 3/Bài mới 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 1/ Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng đọc câu chuyện do nhà văn nổi tiếng thế giới An-đéc-xen viết câu chuyện cảm động về tấm lòng của người mẹ.
­Hoạt động 1 : Luyện đọc . 10’ 
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại,giảng giải 
a/ GV đọc mẫu toàn bài . ( gợi ý đọc SGV / 90 )
b/ HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu 
_GV theo dõi hướng dẫn các em đọc đúng từ 
+Đọc từng đoạn trước lớp 
_GV theo dõi học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
_Đoạn 1 : Hớt hải
_Mấy đêm ròng 
_ thiếp đi 
_ khẩn khoản.
_Đoạn 2 : băng tuyết 
_Đoạn 3 :tuôn rơi lã chã
-Đoạn 4 : ngacï nhiên 
+Đọc từng đoạn trong nhóm 
_Ba nhóm mỗi nhóm đọc một đoạn . cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4 
­ Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài . 10’
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại,
 _Để thấy được tâm trạng hoảng hốt của người mẹ khi bị mất con, chúng ta cùng theo dõi đoạn 1 
 _HS đọc thầm đoạn 1 : 
_Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1 . 
_Chuyển : Bà mẹ hoảng hốt khi bị mất con, bà đã cầu xin thần đêm tối chỉ đường cho mình đi tìm con- chúng ta cùng theo dõi tiếp đoạn 2 
 _Trên đường đi tìm con bà đã gặp vật gì ?
 _Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình ?
 _Chuyển : Bụi gai chỉ đường cho người mẹ đi tìm con trên đường đi bà còn gặp gì nữa, chúng ta cùng theo dõi tiếp đoạn 3
 _Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ?
 _Chuyển : Bà mẹ đã hy sinh đôi mắt của mình để tìm đường cứu con , cuối cùng người mẹ có tìm được con không,chúng ta cùng theo dõi tiếpđoạn 4
 _Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ ?
 _Người mẹ trả lời như thế nào ?
 _HS đọc thầm toàn bài 
Nội dung : Tấm lòng của người mẹ vì con người mẹ có thể làm tất cảcho con .
 ­ Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 10’
phương pháp đàm thoại,luyện tập
 _GV đọc lại đoạn 4 
 _Hướng dẫn 2 nhóm học sinh tự phân các vai đọc diễn càm đoạn 4 .( GV dựa theo SGV/91 hướng dẫn các em )
 _Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn bạn đọc tốt nhất 
 B Kể chuyện : 25’
1. Giới thiệu bài : chúng ta đã học xong bài tập đọc, bây giờ chúng ta chuyển sang học tiết kể chuyện 
2. Hướng dẫn kể chuyện
§ Bài 1
GV yêu cầu HS tóm tắt mỗi đoạn bằng 1 câu
GV cho HS đọc thầm từng đoạn, sau đó tóm tắt nội dung bằng 1 câu
GV viết lên bảng 1 hoặc 2 câu tóm tắt lên bảng
 _Bài 2:Dựng lại toàn bộ câu chuyện theo các vai
GV cho HS nhắc lại yêu cầu cần 6 người để đóng vai ( người dẫn chuyện, bà mẹ, thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, thần chết )
 _GV và cả lớp nhận xét mỗi nhóm
 _ Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài .
_ Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp 
·Thiếp đi : Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt
·khẩn khoản : Là cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình
_Mỗi tổ đọc một đoạn .
_Ba nhóm mỗi nhóm đọc một đoạn . cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4 
_Cả lớp đọc thầm đoạn 1 
_HS tham gia kể 
_1 HS đọc thành tiếng đoạn 2 , cả lớp đọc thầm theo .
_Gặp bụi gai
 _Ôâm bụi gai vào lòng, sưởi ấm cho nó, làm nó đâm chồi nẩy lộc và nở hoa giữa mùa đông
 _Cả lớp đọc thầm đoạn 3 .
 _Bà mẹ đã khóc rất nhiều , nước mắt rơi lã chã để đôi mắt rơi xuống hồ, tặng cho hồ nước và được chỉ đường đi tìm con .
_2 HS đọc đoạn 4 , cả lớp theo dõi SGK 
_Ngạc nhiên khi thấy người mẹ co ùthể tìm đến tận nơi ơ ûcủa mình
 _Vì bà là mẹ, người mẹ có thể làm tất cả vì con và đòi Thần Chết trả con cho mình .
 _ Cả lớp đọc thầm toàn bài .và nêu nội dung bài .
_ HS tự phân vai đọc truyện .
_ Một nhóm HS gồm 6 em tự phân vai đọc lại toàn bộ câu chuyện .
 _Người mẹ cầu xin Thần đêm tối chỉ đường
 _Thần đêm tối chỉ đường cho người mẹ đi tìm con
 _Quyết đuổi theo Thần Chết tìm lại con
 _Người mẹ và bụi gai
 _Hồ nước và sự hi sinh của người mẹ
 _Nỗi ngạc nhiên của Thần Chết khi thấy người mẹ. 
 _Cho HS hoạt động theo nhóm để HS kể cho các bạn
Kể truyện kèm theo điệu bộ như vở kịch nhỏ
Yêu con có thể làm tất cả
Có thể hi sinh thân mình cho con được sống
 4 Củng cố : 
 5 Dăn dò: + Bài nhà: GV yêu cầu HS ve ... 1 học sinh nêu miệng bài điện báo 
 5 Dặn dò: + Bài nhà: Tập kể lại câu chuyện và viết lại mẫu điện báo 
 + Chuẩn bị: Tập tổ chức cuộc họp 
TOÁN : NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ)
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết dặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
- Củng cố về ý nghĩa của phép nhân
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu , bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 6
- Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2/25 (VBT)
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu bài
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết đặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
- Nghe giới thiệu
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số 
*Phép nhân 12 x 3
- Viết lên bảng 12 x 3 = ?
- HS đọc phép nhân
- Y/c HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân nói trên.
- Chuyển phép nhân thành tổng 12 + 12 + 12 = 36 . Vậy 12 x 3 = 36
- Y/c HS đặt tính cột dọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm bảng con 12 
 x 3
- Khi thực hiện phép nhân này ta phải tính từ đâu?
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
- Y/c HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Sau đó gọi HS khá giỏi nêu cách tính của mình, gọi những HS yếu nhắc lại cách tính.
- 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
- 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
- Vậy 12 nhân 3 bằng 36.
 x 3 
 36 
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
- GV Y/c HS làm bài.
- HS làm bảng con, mỗi dãy làm hai cột , 4 HS lên bảng làm.
 24 11 22 33
 x 2 x 5 x 4 x 3
 48 55 88 99
- Nhận xét, chữa bài, y/c HS nêu cách tính
- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó làm vào bảng con
- 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra
Bài 2(a)
- Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Đặt tính rồi tính
- Y/c HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
 32 42 
 x 3 x 2
 96 84
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Mỗi hộp có 12 bút chì màu. Hỏi mỗi hộp như thế có bao nhiêu bút chì màu ?
- Y/c HS làm bài.
- HS làm vào vở 
- Nhâïn xét, chữa bài và cho điểm HS.
 Tóm tắt:
1hộp : 12 bút
4hộp : . . .bút ?
 Giải:
 Sốâ bút màu có tất cả là :
 12 x 4 = 48 (bút màu)
 Đáp số: 48 bút màu
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Vừa rồi các con học bài gì ?
- Về nhà làm bài 1,2,3/27
- Nhận xét tiết học
	TỰ NHIÊN XÃ HỘI: 	VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 18, 19.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 5 / 10 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : 
So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV cho HS chơi trò chơi “Con thỏ”
- HS chơi theo hướng dẫn
- Sau khi cho HS chơi xong, GV hỏi : Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không ?
- HS trả lời. 
Bước 2 :
- GV cho HS chơi một trò chơi đòi hỏi vận động nhiều như trò chơi đổi chỗ cho nhau.
- HS chơi theo hướng dẫn
- Sau khi cho HS vận động mạnh, GV cho HS thảo luận câu hỏi : So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
- Làm việc theo nhóm.
Kết luận : Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN NHÓM
Mục tiêu :
- Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình trang 19 SGKvà kết hợp với hiểu biết của bản thân đê thảo luận các câu hỏi trang 38 SGV.
- Làm việc theo nhóm.
Bước 2 :
- Gọi đại diện một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
Kết luận : - Tập thể dục thể thao, đi bộ, có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
- Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay tức giận,  sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn co, thắt tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Cac loại thức ăn : các loại rau, các loại quả, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, lạc vừng, đều có lợi cho tim mạch. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật ; các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy,  làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thủ công 
GẤP CON ẾCH
I. Mục tiêu
- HS biết cách gấp con ếch.
- Gấp con ếch đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học gấp hình. 
II. Chuẩn bị
- Mẫu có kích thước lớn.
- Tranh quy trình, giấy nháp, giấy thủ công.
- Bút màu đen, kéo.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Hoạt động 1: HS thực hành gấp con ếch 
Mục tiêu:
- HS biết cách gấp con ếch.
- Gấp con ếch đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học gấp hình. 
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác gấp con ếch và nhận xét. 
- GV treo bảng quy trình và nhắc lại các bước gấp
+ Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông
+ Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước của con ếch.
+ Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch. 
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp theo nhóm. GV quan sát, uốn nắn những HS còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm để xem con ếch của ai nhảy xa hơn.
- Cuối giờ học, GV gọi một số HS mang con ếch đã hoàn chỉnhlên ban, GV dùng ngón trỏ miết nhẹ cho con ếch nhảy nhiều bước và giải thích nguyên nhân làm cho con ếch nhảy chậm hoặc không nhảy được.
- GV cho HS trưng bày một số sản phẩm đẹp để HS quan sát.
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
* Hoạt động cuối: Nhận xét, dặn dò (5’)
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Dặn dò HS mang dụng cụ cho gì học sau: Gấp - cắt - dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
	 VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN 
 I – Mục tiêu :
So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghĩ ngợi thư giản .
Tập thể dục đều, vui chơi , lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn 
II – Đồ dùng dạy học : 
Hình ảnh trong SGK .
III – Hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 –Ổn định : 
2 – Bài cũ : 
GV nêu câu hỏi HS trả lời .
Nêu cấu tạo cơ quan tuần hoàn ?
Nhiệm vụ vòng tuần hoàn lớn nhỏ ?
 GV nhận xét cho điểm .
3 – Bài mới : 
H Đ 1 : Trò chơi vận động .
 Mục tiêu :So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức 
 Bước 1: GV cho các em đứng lên và nhảy cao nhiều lần (trò chơi 1) 
Trò chơi 2 : Hoa nở hoa tàn .
Hoa nở xoà cả bàn tay , hoa tàn úp bàn tay xuống .
Treo tranh hình 1 SGK phóng to – giới thiệu 
Gv yêu cầu xem nhịp tim và mạch của mình ra sao khi vận động ? 
Kết luận : Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn – Phải lao động vui chơi phù hợp thì có lợi cho tim mạch .
-Hát .
-4 HS trả lời 
-HS thực hành nhảy 4 cái .
-HS làm từ chậm đến nhanh 
-HS nhận xét chơi xong cảm thấy như thế nào .
-2 HS nhắc lại .
Bước 2 : Thảo luận nhóm .
Câu hỏi .
Hoạt động nào có lợi cho tim mạch ?
Tại sao lại không nên luyện tập quá sức ?
GV nhận xét .
Bước 3 : Làm việc cả lớp .
Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập nhanh hơn ? 
Khi vui quá – lúc hồi hộp , xúc động mạnh .
Lúc tức giận , thư giản .
Tại sao không nên mặc quần áo chật ? 
GV chốt ý : Tập thể dục , tâp thể thao , đi bộ , . . . .tránh làm việc quá nặng .
4 – Củng cố : 
Hướng dẫn bài thể dục buổi sáng .
Giáo dục HS có ý thức tập thể dục .
5 – Dăn dò : 
Chuẩn bị bài : “Phòng bệnh tim mạch ” 
-Chia 6 nhóm , mỗi nhóm một bức hình phóng to (SGK) .
-HS thảo luận trong 5 phút .
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến ,các nhóm nhận xét .
-HS trả lời - cả lớp nhận xét .
-2 HS nhắc lại .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc