- Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu được nội dung bài : Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
B - Kể chuyện
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện bằng lời kể của mình .Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện.
-Rèn kỹ năng nghe.
-GD học sinh chăm học.
*GDKNS: -Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
-Tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
TUẦN 30 Thứ hai, ngày 2 tháng 4 năm 2012 Tập đọc- Kể chuyện GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA I. Mục tiêu: A - Tập đọc - Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu được nội dung bài : Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. B - Kể chuyện - Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện bằng lời kể của mình .Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện. -Rèn kỹ năng nghe. -GD học sinh chăm học. *GDKNS: -Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. -Tư duy sáng tạo. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Tập đọc A . Kiểm tra bài cũ (5’) Ba HS đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, và trả lời các câu hỏi trong SGK GV nhận xét và cho điểm. B . Bài mới 1.Giới thiệu bài (1’) 2. Hướng dẫn HS luyện đọc (30’) a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý Giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn cán bộ Việt Nam ; sự bất ngờ thú vị của đoàn cán bộ trước lòng mến khách, tình cảm nồng nhiệt của thiêú nhi Lúc-xăm-bua. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. * Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Cả lớp đọc đồng thanh. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (8’) HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài : - Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ? -Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? -Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ? - Các em muốn nói điều gì với các bạn HS trong câu chuyện này Kết luận : Câu chuyện cho chúng ta thấy cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. 4.Luyện đọc lại bài (5’) - GV chọn đọc mẫu đoạn cuối trong bài, sau đó yêu cầu HS luyện đọc lại bài . Đã đến lúc chia tay./ Dưới làn tuyết bay mù mịt,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người/ và xe cộ tấp nập/ của thành phố châu Âu hoa lệ,/ mến khách.(Giọng đọc thể hiện cảm xúc lưu luyến) - HS thi đọc đoạn văn. - Một HS đọc cả bài. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. * Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó : - HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. * 2 nhóm thi đọc tiếp nối. HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Tất cả hs lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt ; hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt ; giới thiệu những vật rất đặc trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được ; vẽ Quốc kỳ Việt Nam, nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam : Việt Nam, Hồ Chí Minh. - Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò của mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. - Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì. - Rất cảm ơn các bạn đã yêu quí Việt Nam. / Chúng ta tuy ở 2 đất nước xa nhau nhưng quí mến nhau như anh em một nhà. - 4 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài - 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay. - Một HS đọc cả bài. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ (2’) Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện 2. Hướng dẫn HS kể chuyện (18’) Cách tiến hành : - GV giúp hs hiểu yêu cầu của bài tập, hỏi : + Câu chuyện được kể theo lời của ai? + Kể bằng lời của em là thế nào ? - Gọi HS kể mẫu - Yêu cầu hs kể theo cặp - Một vài hs thi kể chuyện trước lớp. - Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện . - Nhận xét và cho điểm HS. - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý. + Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam. + Kể khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét : - Kể chuyện theo cặp. - 3 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. C. Củng cố, dặn dò(3’) - Gọi 1, 2 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 1, 2 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. Âm nhạc (Gv chuyên dạy) Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết cộng các số có đến 5 chữ số ( có nhớ) . - Giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính, tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật. Làm BT1(cột 2, 3), 2, 3. - GD học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, 2. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ (5’) Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2 / 67VBT Toán 3 Tập hai. GV nhận xét, chữa bài, cho điểm HS. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài (1’) - GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về phép cộng các số có đến 5 chữ số, áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính và tính chu vi và diện tích hình chữ nhật. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện tập (27’) Mục tiêu : - Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng các số có đến 5 chữ số . - Củng cố giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính,tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật. Cách tiếùn hành : Bài 1( cột 2,3) - GV yêu cầu HS tự làm phần a, sau đó chữa bài. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính, HS cả lớp làm vào vở. - GV viết bài mẫu phần b lên bảng( chỉ viết các số hạng, không viết kết quả) sau đó thực hiện phép tính này trước lớp cho HS theo dõi. - Hs cả lớp theo dõi bài làm mẫu của GV . -GV yêu cầu HS cả lớp làm tiếp bài. -2 HS lên bảng làm bài , mỗi HS thực hiện một con tính. HS cả lớp làm bài vào vở. -GV chữa bài, 2 HS vừa lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện phép tính của mình. -2 HS lên bảng lần lượt thực hiện yêu cầu của GV. Bài 2 - GV gọi một HS đọc bài trước lớp. Một HS đọc bài trước lớp. - Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật ABCD. -Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng bằng 3cm , chiều dài gấp đôi chiều rộng. - GV yêu cầu HS tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập Bài giải Chiều dài hình chữ nhật ABCD là. 3 ´ 2 = 6( cm) Chu vi hình chữ nhật ABCD là. ( 6 + 3) ´ 2 =18 (cm). Diện tích hình chữ nhật là. 6 ´ 3 = 18 (cm2). Đáp số : 18 cm; 18 cm2 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV vẽ sơ đồ bài toán lên bảng yêu cầu HS cả lớp quan sát sơ đồ. - HS cả lớp quan sát sơ đồ. - Con cân nặng bao nhiêu kg ? - Con cân nặng 17 kg. - Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng cuả con ? - Cân nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng của con - Bài toán hỏi gì ? - Tổng cân nặng của mẹ và con. - GV yêu cầu HS đọc thành đề bài toán. - HS có thể đọc : Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp ba lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? - GV yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và cho điểm HS. - GV hỏi thêm HS về cách đặt lời khác cho bài toán. C. Củng cố dặn dò (4’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau:Phép trừ các số trong phạm vi 100000. - Một số HS đọc cách đặt lời khác cho bài toán. Thứ ba, ngày 3 tháng 4 năm 2012 Tập đọc MỘT MÁI NHÀ CHUNG I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng Biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. 2. Đọc hiểu Hiểu điều bài thơ muốn nói với em : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. 3. Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ. GD hs chăm học và thích học Tiếng việt. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A . Kiểm tra bài cũ (5’) Gọi 3 hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua trả lời câu hỏi về ý nghĩa của bài. GV nhận xét và cho điểm. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài (1’) - Ghi tên bài lên bảng. 2.Luyện đọc (16’) a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui, hồn nhiên, thân ái. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Hướng dẫn đọc từng dòng thơ và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 dòng thơ. Yêu cầu HS đọc 2 vòng như vậy. - GV theo dõi HS đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những HS phát âm sai. * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Yêu cầu HS quanh tranh minh hoạ bài tập đọc và chỉ trên tranh con nhím, giàn gấc, cầu vồng. - Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ lần 2. * Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Yêu cầu HS cả lớp đồng thanh đọc lại bài thơ. 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - HS đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi : + Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ? + Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu ? + Mái nhà chung của muôn vật là gì ? + Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà ? Kết luận : Đó là chính là điều bài thơ muốn nói với em : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. 4. Học thuộc lòng bài thơ - Một, hai học sinh đọc lại bài thơ. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - GV hướng dẫ ... ung cấp rau cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi. + các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Họat động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi. + Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật/cây trồng đó và nêu những việc nên tránh đối với cây trồng, vật nuôi. Ý kiến của các thành viên được ghi vào bản báo cáo. + Học sinh chia thành nhóm thảo luận theo hướng dẫn và hoàn thành bản báo cáo của nhóm. Tên vật nuôi Những việc em làm để chăm sóc Những việc nên tránh để bảo vệ Cây trồng Những việc em làm đ ể chăm sóc cây Những việc nên tránh để bảo vệ cây + Yêu cầu các nhóm dán báo cáo của nhóm mình lên bảng theo 2 nhóm. - Nhóm 1: Cây trồng. - Nhóm 2: vật nuôi. + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình + Rút ra các kết luận: + Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh. + Được chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo, dễ chết, vật nuôi gầy gò, dễ bệnh tật. + các nhóm dán báo cáo lên bảng. + Đại diện các nhóm trình bày. + các nhóm khác theo dõi, bổ sung. C.Hướng dẫn thực hành ở nhà: Yêu cầu học sinh về nhà quan sát và thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi, ghi chép lại những việc em đã làm theo mẫu sau: 1. Nhà em có vật nuôi .................. 2. Những việc em, gia đình em đã làm để chăm sóc con vật đó là .......................... 3. Nhà em có cây trồng ..................... 4. Những việc em, gia đình em đã làm để chăm sóc cây trồng đó là .......................... Thứ bảy ngày 7 tháng 4 năm 2012 Sáng (Gv dạy kiêm nhiệm) Chiều Luyện viết Bài 30 I. Mục tiêu: - HS luyện viết chữ hoa: Y; cụm từ ứng dụng: Yên Bái và khổ thơ ứng dụng: “Yêu từng bờ ruộng, lối mòn......rì rào hát ca” Trong vở luyện viết chữ đẹp lớp 3. - Rèn viết đúng mẫu, viết đẹp. II. Đồ dùng: - Chữ mẫu, Vở LV. III. Các hoạt động dạy- học. 1. Kiểm tra: - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con: - Viết chữ hoa : X, Xuân Lộc. 2. Bài mới: a. GTB. b. Bài giảng: * Luyện viết chữ hoa: - Cho HS theo dõi vở luyện chữ tìm chữ viết hoa trong bài. - GV cho HS quan sát chữ mẫu, viết mẫu, cho HS tập viết bảng con. Nhận xét. * Cụm từ ứng dụng: - Cho HS nêu cụm từ ứng dụng: Yên Bái - GV hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng. - Yêu cầu HS tập viết bảng con. * HD viết câu ứng dụng: - Cho HS đọc, nêu ý nghĩa của khổ thơ và nhận xét cách viết. - Cho HS viết bảng con chữ đầu dòng: Yêu, Đỏ, Dòng. c, Thực hành: - Hướng dẫn viết vào vở. - GV quan sát HS viết, giúp đỡ HS. - Chấm 1 số bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài 31: Ôn chữ hoa đã học. - HS nêu chữ hoa, nhận xét số nét, độ cao, cách viết các chữ: Y,B, Đ,D. - HS chú ý, nêu cách viết. - HS tập viết bảng con - HS đọc, nêu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng. - HS chú ý, nêu cách viết. -2 HS luyện viết trên bảng lớp, dưới viết bảng con. - HS đọc, nêu ý nghĩa. - HS tập viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp. - HS viết bài vào vở. - HS chú ý. Toán LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố khắc sâu kiến thức cho HS về phép cộng, phép trừ các số có năm chữ số. - Củng cố tính nhẩm và Giải toán có lời văn. - Thực hành làm tốt các bài tập ứng dụng(Tr.52) - Giáo dục HS lòng ham học toán. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: 2 em làm bảng, lớp làm nháp: 28476- 12958 49360- 35092 B. Bài mới: 1. GTB. 2. Hướng dẫn ôn tập: Bài 1. Tính nhẩm: - Y/c HS làm Vở luyện Toán, gọi 2 em chữa bảng, mỗi em một cột. Bài 2: Đặt tính rồi tính: Hướng dẫn HS cộng, trừ các số có 5 chữ số. GV làm mẫu 1 phép tính. Lớp làm vở BT. Bài 3. GV nêu bài toán - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, làm bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Y/CHS tóm tắt rồi làm VBT, 1 em chữa bảng - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn về hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau: Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. - HS tìm hiểu đề . + HS nêu cách làm - HS làm cá nhân vào vở. - 2HS lên bảng chữa bài. Nhận xét, bổ sung. - HS nêu yêu cầu, làm bài. - Theo dõi. - 3HS lên bảng chữa bài. Nhận xét. - HS đọc bài toán. - Tháng thứ nhất sản xuất được 35235 m vải, tháng thứ hai nhiều hơn 755 m. - Cả hai tháng sản xuất bao nhiêu mét vải? - HS tìm hiểu đề bài, tóm tắt. - Làm cá nhân vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng Nhận xét, bổ sung. Thể dục TUNG BẮT BÓNG CÁ NHÂN. Trò chơi: “Ai kéo khỏe” I. Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay). - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Ai kéo khỏe. - Giáo dục HS thói quen rèn luyện thân thể. II. Chuẩn bị: - Sân tập, còi, hoa hoặc cờ. II. Các hoạt động dạy chủ yếu: Nội dung Định lượng Hình thức tổ chức 1. Phần cơ bản: - Nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học. - Khởi động. - Bài TD. 2. Phần cơ bản: a. Động tác tung và bắt bóng cá nhân Cho HS ôn cách cầm bóng, tư thế chuẩn bị tung bóng, bắt bóng. Các em đứng tại chỗ để tập tung bóng, sâu đó mới di chuyển để tung và bắt bóng. b. Trò chơi: Ai kéo khỏe 3. Phần kết thúc: - Thả lỏng . - Nhận xét- Dặn dò: Về ôn tung và bắt bóng cá nhân. 5 phút 25phút 5- 6 lần. 5 phút - HS tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số. - Xoay các khớp, chạy tại chỗ. - HS tập bài TD 1 lần. - 2 HS khá làm mẫu- HS lớp quan sát. - Cho HS tập luyện cả lớp. - GV quan sát, uốn nắn. - HS luyện tập theo tổ theo nơi quy định. - GV quan sát, uốn nắn. - Thi tập giữa các tổ. Nhận xét , đánh giá. - GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - 2 nhóm HS chơi mẫu- GV nhận xét, sửa. - HS chơi theo tổ. - GV nhận xét, đánh giá. - HS vỗ tay và hát. - GV nhận xét- HS chú ý. Tự nhiên và xã hội SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: - Biết Trái đất vừa quanh mình nó và vừa chuyển động quanh Mặt Trời. - Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. *GDKNS: -Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. -Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu. -Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 114, 115. - Quả địa cầu. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) - GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 84 (VBT) - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới Hoạt động 1 : Thực hành theo nhóm Mục tiêu : - Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. - Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được). - GV nêu câu hỏi : Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ? - HS trong nhóm quan sát hình 1 trong SKG trang 114 và trả lời câu hỏi : Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Tráu Đất quay ngược chiều kim đồng hồ. - HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK. Bước 2 : - GV gọi vài HS lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. - HS thực hành quay. - Vài HS nhận xét phần thực hành của bạn. Kết luận : GV vừa quay quả địa cầu, vừa nói : Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng : Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp Mục tiêu : - Biết Trái Đất đồng thời tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời. - Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong hình 3 ở SGK trang 115. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trong SGK trang 115 . - Từng cặp HS chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau : - HS trả lời các câu hỏi + Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ? + 2 chuyển động : chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. + Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. + Cùng hướng và đều ngược chiều kim đồâng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống. Bước 2 : - GV gọi vài HS trả lời trước lớp. - HS trả lời. - GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS. Kết luận : Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động : chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Trái Đất quay Mục tiêu : - Củng cố kiến thức toàn bài. - Tạo hứng thú học tập. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm. Bước 2 : - GV cho các nhóm ra sân, chỉ vị trí cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi : - Các bạn khác trong nhóm quan sát hai bạn và nhận xét. + Gọi 2 bạn (một bạn đóng vai Mặt Trời, một bạn đóng vai Trái Đất). + Bạn đóng vai Mặt Trời đứng ở giữa vòng tròn, bạn đóng vai Trái Đất sẽ vừa quay quanh mình, vừa quay quanh Mặt Trời như hình dưới của trang 115 trong SGK. Bước 3 : - GV gọi vài cặp HS lên biểu diễn trước lớp. - GV và HS nhận xét cách biểu diễn của các bạn. Sinh hoạt KIỂM ĐIỂM CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN I. Mục tiêu: - Kiểm điểm công tác tuần 30. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần 31. - HS thấy rõ ưu, nhược điểm để phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu. - Rèn ý thức tổ chức, kỉ luật. II. Chuẩn bị: Tổng hợp kết quả theo dõi. III. Các hoạt động trên lớp: 1. Sinh hoạt văn nghệ: Lớp phó văn thể điều khiển. 2. Kiểm điểm công tác tuần 30: a. Ban cán sự nhận xét từng mặt hoạt động của lớp. b. GV nhận xét chung: * Ưu điểm: - Đi học đều, đúng giờ. - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Vệ sinh lớp học sạch sẽ. * Nhược điểm: - Một số em chưa chú ý nghe giảng, hay quên sách vở: c. ý kiến HS trong lớp. 3. Phương hướng tuần 31: - Đi học đều, đúng giờ - Duy trì tốt sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở - Thi đua học tập giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tài liệu đính kèm: