Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm học 2011

Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm học 2011

A. Tập đọc.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời đuược các câu hỏi trong SGK).

- HS biết yêu quê hương đất nước, biết học tập tốt để xây dựng quê hương giàu đẹp

 B. Kể Chuyện.

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

- GDKNS: Kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, kiên định, giải quyết vấn đề

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

docx 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Môn Tập đọc – kể chuyện Tuần 19
Ngày soạn: 10 – 12 – 2011
Ngày dạy: 26 – 12 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy HAI BÀ TRƯNG Tiết: 37
I/ Mục tiêu:
	A. Tập đọc.
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời đuược các câu hỏi trong SGK).
HS biết yêu quê hương đất nước, biết học tập tốt để xây dựng quê hương giàu đẹp
	B. Kể Chuyện.
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
GDKNS: Kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, kiên định, giải quyết vấn đề
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS: Xem trước bài
III/ Các hoạt động dạy học: 
	 TIẾT 1
Khởi động: Hát. (1’)
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
23’
18’
10’
15’
Hoạt động 1: Luyện đọc.
+ Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới
+ Cách tiến hành:
- Đọc mẫu bài văn.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS phát hiện từ khó đọc dễ sai và HDHS đọc
- Cho HS chia đoạn (theo SGK): 4 đoạn
- Cho HS luyện đọc đoạn trước lớp.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn 
- Cho HS giải thích từ mới: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Cho 6 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 4 đoạn.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta?
- Mời HS đọc đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Hai Bà Trưng có chí lớn như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3 ; thảo luận câu hỏi: 
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- Mời 1 HS đọc đoạn 4 và TLCH:
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
+ Hãy tìm chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa
+ Vì sao nhân dân ta bao đời nay tôn kính Hai Bà Trưng? 
- Gọi HS đặt câu hỏi dẫn đến ý chính của bài
- KL: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của 2 Bà Trưng và nhân dân ta
 TIẾT 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
+ Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
+ Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm đoạn 3
- Gọi 4 HS đọct trước lớp.
- Cho HS thi đọc 
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt
Hoạt động 4: Kể chuyện.
+ Mục tiêu: Nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát 4 tranh minh họa của câu chuyện trong SGK
- Cho tập kể nhóm đôi
- Mời 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn 
- Mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc tiếp nối từng câu.
- Đọc theo HD của GV
- 1 HS chia đoạn
- Đọc tiếp nối đoạn từng đoạn 
- 4 HS đọc 4 đoạn trong bài
- 3HS giải thích các từ khó trong bài.
- Đọc nhóm đôi
- 6 nhóm đọc ĐT 4 đoạn.
- Một HS đọc cả bài.
- Đọc thầm và TLCH
- Học cá nhân
- 1HS đọc đoạn 2.
- Học nhóm đôi
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Học nhóm 4
- 1HS đọc đoạn 4.
- Học cá nhân
- Học nhóm đôi
- Học nhóm 4
- 3 HS đặt câu hỏi
- Lắng nghe
- 4 HS đọc
- 2 HS thi đọc 
- QS tranh
- Tập kể nhóm đôi
- 4HS nối tiếp nhau kể từng đoạn theo tranh.
- 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét.
Củng cố: (1’)
	- Nêu ND truyện
	GDKNS: Trong học tập cũng như trong mọi việc chúng ta phải biết đặt mục tiêu, Ví dụ: Mục tiêu của các em là phải đạt HSG muốn vậy các em phải cố gắng học tập thật tốt thì mới đạt được mục tiêu đề ra.
	IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về kể lại câu chuyện cho gia đình.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 19
Ngày soạn: 10 – 12 – 2011
Ngày dạy: 26 – 12 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ Tiết: 91
I/ Mục tiêu:
Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản)
Làm BT1, BT2, BT3 (a, b)
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng lớp, các tấm bìa hình vuông, PBT 
HS: Các tấm bìa hình vuông
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’) 
Bài mới: 
	a. Giới thiệu bài: (1’)
	b. Các hoạt động. 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
20’
Hoạt động 1: Giới thiệu số có bốn chữ số.
+ Mục tiêu: Giúp HS làm quen số có 4 chữ số.
+ Cách tiến hành:
Giới thiệu số 1432.
- Cho HS lấy1 tấm bìa, quan sát vànhận xét 
+ Mỗi tấm bìa có mấy cột?
+ Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông?
+ Vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Yêu cầu HS xếp các nhóm tấm, bìa như trong SGK.
- Yêu cầu HS tính số ô vuông của nhóm 1 bằng cách đếm thêm 100; nhóm thứ cũng làm tương tự; nhóm thứ 3, 4 đếm từng ô vuông
- Cho HS quan sát bảng các hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
- Hướng dẫn HS nêu: số 1423 gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
- Cho HS đọc số 1423 và chỉ ra số nào là hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị
- KL: Nhắc nhở HS đọc và viết số cho chính xác
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng để đọc và viết số có 4 chữ số.
+ Cách tiến hành:
Bài 1:Viết theo mẫu:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Hướng dẫn HS nêu tương tự như bài học
- Cho HS làm vào SGK
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, chốt lại:
Lưu ý : Khi 1, 4, 5 ở hàng đơn vị của số có 4 chữ số thì cách đọc số tương tự như khi 1,4,5 ở hàng đơn vị của số có 3 chữ số
Bài 2: Viết theo mẫu:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HD HS nêu bài mẫu rồi làm tương tự 
- Yêu cầu cả lớp làm vào PBT
- Mời 3HS lên thi làm bài.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 3: Số?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Hỏi: 
+ Số đầu tiên đề bài cho là bao nhiêu?
+ Số thứ 2 là bao nhiêu?
+ Số sau hơn số trước bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu cả lớp bài vào vở 
- Cho 3 nhóm HS thi làm bài tiếp sức.
- Nhận xét, chốt lại: 
- Cho HS đọc lại từng dãy số
- Quan sát và nhận xét
- 3HS phát biểu
- Quan sát hình trong SGK.
- Xếp các tấm bìa.
- Đếm rồi trả lời
- 1HS nêu số gồm 
- 3HS đọc số và lên bảng chỉ vào từng chữ số
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Theo dõi 
- Làm bài vào SGK.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
Nghe GV hướng dẫn
- 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Theo dõi
- Cả lớp làm vào PBT
- 3 HS lên thi làm bài.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Phát biểu
- Làm bài vào vở
- 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức.
- Đọc ĐT cả lớp
Củng cố: (2’)
Cho HS thi đua viết số: GV đọc HS viết bảng
IV/ Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Thủ công Tuần 19
Ngày soạn: 10 – 12 – 2011
Ngày dạy: 27 – 12 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ÔN TẬP CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN Tiết: 19
I/ Mục tiêu:
Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét kẻ thẳng, nét đối xứng. 
Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét kẻ thẳng, nét đối xứng đã học.
Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét kẻ thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.
Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Các mẫu cắt, dán chữ: H, U, T, I, V, E, VUI VẺ
HS: Giấy màu, kéo, hồ
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’) 
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’) 	
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
18’
Hoạt động1: Ôn lại cách cắt, dán các chữ cái đã học
+ Mục tiêu: Củng cố cách cắt, dán các chữ cái đã học
+ Cách tiến hành:
- Cho HS nhắc lại cách cắt, dán các chữ cái H, U, V, T, E, I bằng hệ thống câu hỏi
- Treo tranh quy trình cho HS quan sát để nhớ lại cách cắt, dán
- KL: Chốt lại cách cắt, dán từng chữ
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu : Giúp HS cắt, dán được sản phẩm
+ Cách tiến hành :
- Cho HS thực hành cá nhân
- Theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng
- KL: Nhận xét, đánh giá SP của HS
- TLCH của GV 
- Quan sát qui trình
Thực hành cá nhân
Củng cố: (1’)
Cho HS thi đua cắt, dán chữ: H, E
IV/Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 19
Ngày soạn: 10 – 12 – 2011
Ngày dạy: 27 – 12 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy NGHE – VIẾT: HAI BÀ TRƯNG Tiết: 37
I/ Mục tiêu: 
Nghe - viết đúng bài CT, trình bày bài đúng hình thức văn xuôi. 
Làm đúng BT (2) b, 3 (b)
Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở, biết ơn các vị anh hùng của dân tộc
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết BT2.	 
HS: Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’) 
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’) 
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
22’
9’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
+ Mục tiêu: Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
+ Cách tiến hành:
- Đọc toàn bài viết chính tả.
- Gọi 1HS đọc lại bài viết.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND đoạn viết và cách viết bằng hệ thống câu hỏi
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả? 
+ Các tên riêng đó viết như thế nào? 
- Hướng dẫn HS viết bảng con những chữ dễ viết sai: lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử.
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn cách cầm bút, cách ngồi viết.
- Yêu cầu HS đổi vở bắt lỗi chéo.
- Chấm 5- 7 bài và nhận xét bài viết của HS.
- HD HS chữa lỗi 
- KL: Nhận xét và nhắc nhở HS lưu ý 1 số từ dễ viết sai
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết điền vào chỗ trống tiếng iêt/ iêc hoặc chữ l/n
+ Cách tiến hành:
 Bài tập 2: Chọn phần b: Điền vào chỗ trống iêt hay iêc
- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm bài ca nhân
- Gọi HS lên bảng điền
- Nhận xét, chốt lại:+ đi biền biệt
 + thấy tiêng tiếc
 + xanh biêng biếc
Bài tập 3: Chọn phần a: Thi tìm nhanh các từ chứa tiếng có vần iêt hay iêc
- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Chia lớp thành 3 nhóm cho các nhóm thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh.
- Cho các nhóm thi làm bài
- KL: Nhận xét cách làm bài của HS
- Lắng nghe
- 1 HS đọc lại bài viết.
- TLCH của GV
- Viết bảng con
- Viết vào vở.
- Từng cặp HS đổi vở bắt lỗi chéo
- Chữa lỗi theo HD
- 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Làm bài vào vở
- 3 ... t là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (1285 – 1288).
- Kể chuyện lần 2
- Nêu từng câu hỏi trong SGK cho HS trả lời
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tập kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu các nhóm thi kể chuyện 
- Nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
Hoạt động 2: Viết câu trả lời
+ Mục tiêu: Giúp viết lại được câu trả lời b, c ở BT 1
+ Cách tiến hành:
 Bài tập 2 : Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b 
hoặc c
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài các nhân
- Gọi HS đọc bài viết
- Nhận xét câu trả lời của HS
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc câu hỏi gợi ý.
- Quan sát tranh minh họa
- Lắng nghe
- 1HS phát biểu
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi của GV
- Từng nhóm phân vai kể lại câu chuyện.
- Các nhóm thi kể chuyện theo phân vai.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Làm bài vào vở
- 4 HS lần lượt đọc bài viết 
Củng cố: (1’)
Cho HS thi kể chuyện 
GDKNS: Khi nghe kể chuyện các em phải biết tập trung lắng nghe 
IV/ Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 19
Ngày soạn: 10 – 12 – 2011
Ngày dạy: 30 – 12 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy 10 000 – LUYỆN TẬP Tiết: 95
I/ Mục tiêu:
Biết số 10 000 (mười nghìn hoặc một vạn).
Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
Làm BT1, BT2, BT3, BT4, BT5
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, 10 tấm bìa viết số 1000
HS: Bảng con. 10 tấm bìa viết số 1000
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Các số có 4 chữ số.(3’)
Gọi 4HS lên bảng sửa bài 2
Nhận xét bài cũ.
Bài mới: 
Giới thiệu bài :(1’)
Các hoạt động. 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
20’
Hoạt động 1: Giới thiệu số 10 000
+ Mục tiêu: Giúp HS làm quen với số 10 000.
+ Cách tiến hành:
Giới thiệu số 10 000.
- Yêu cầu HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như trong SGK và hỏi: Có tất cả mấy nghìn.
- Yêu cầu HS đọc 8000
- Cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa.
- Hỏi: Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn.
- Cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa.
- Hỏi: Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn?
- Giới thiệu: Số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn.
- Gọi HS đọc lại số 10 000
- Hỏi: Số mười nghìn có mấy chữ số? Bao gồm những số nào?
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Giúp HS biết viết tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm. Tìm số liền trước, số liền sau.
+ Cách tiến hành:
Bài 1:Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10000
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét, chốt lại:
Bài 2: Viết các số tròn nghìn từ 9300 đến 9900
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài
- Cách làm tương tự bài 1
Bài 3: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào rồi đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi 1 HS lên sửa bài
- Nhận xét, chốt lại
Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10000
- Cho HS làm bài vào vở
- Cho 2 HS thi đua làm nhanh trên bảng
- Nhận xét chốt lại
Bài 5: Viết số liền trước, liền sau
- Hỏi: 
+ Muốn tìm số liền trước, làm như thế nào?
+ Muốm tìm số liền sau, ta làm như thế nào?
- HD HS kẻ 3 cột để tìm số liền trước, liền sau
- Cho HS cả lớp làm vào vở
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 6: Viết số thích hợp vào mỗi vạch (HSG)
- Hướng dẫn HS vẽ phần tia số vào vở
- Cho HS tự làm bài
- Gọi 2 HS thi làm nhanh
- Cho HS đọc lại các số xuôi, ngược 
- Lấy 8 tấm bìa theo HD của GV
- Cả lớp đọc
- 1HS phát biểu
- Làm theo YC của GV
- Phát biểu
- Đọc lại số 10.000.
- 2HS phát biểu
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc yêu cầu của bài
- Làm bài và kiểm tra chéo
- 1 HS lên sửa bài
- Làm bài vào vở
- 2 HS thi làm nhanh
- Cả lớp nhận xét.
- 2HS phát biểu 
- Cả lớp làm bài vào vở
- Vẽ tia số
- Làm bài vào vở
- 2 HS thi làm nhanh
- 3HS đọc 
Củng cố: (1’) 
Hỏi ND bài tập 
IV/ Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Đạo đức Tuần 19
Ngày soạn: 10 – 12 – 2011
Ngày dạy: 30 – 12 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ĐOÀN KẾT THIẾU NHI QUỐC TẾ (T1) Tiết: 19
I/ Mục tiêu:
Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,
Tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn kết hữ nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết cuả dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
GDBVMT: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
GDKNS: Rèn các kĩ năng: trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về thiếu nhi quốc tế, ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế, bình luận các vấn đề liên quan đế quyền trẻ em.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu thảo luận nhóm. Tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới. 
HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Phân tích thông tin
+ Mục tiêu: HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế, hiểu trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè
+ Cách tiến hành:
- Phát cho các nhóm tranh ảnh về các cuộc giao lưu của trẻ em Việt Nam với trẻ em thế giới (trang 30 - VBT).
- Yêu cầu các nhóm QS tranh và thảo luận trả lời các câu hỏi của BT 1 (VBT trang 30)
- Gọi các nhóm trình bày
- KL: Trong tranh, ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các nhỏ nước ngoài. Không khí giao lưu rất đoàn kết, hữu nghị. Trẻ em trên toàn thế giới có quyền giao lưu, kết bạn với nhau không kể màu da, dân tộc.
Hoạt động 2: Du lịch thế giới
+ Mục tiêu: HS biết thêm về nền văn hoá, cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi 1 số nước trên thế giới và trong khu vực
+ Cách tiến hành:
- Cho HS chia nhóm và đóng vai trẻ em của 1 số nước như Lào, Trung Quốc, Nhật Bản giới thiệu đôi nét về dân tộc đó
- Gọi các nhóm lên trình bày
- Cho HS nêu trẻ em các nước có điểm gì giống nhau
- KL: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống nhưngcó nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu hoà bình, ghét chiến tranh
Hoạt động 3: Kể tên những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết những việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi: 
+ Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng hô các bạn thiếu nhi thế giới?
- Gọi các nhóm trình bày
- KL: Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở các nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh. Các em có thể viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện tính đoàn kết của em với thiếu nhi quốc tế
* GDBVMT: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
- Quan sát tranh và TL nhóm 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Trao đổi nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Học nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
Củng cố: (1’)
Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với thiếu nhi quốc tế?
GDKNS: Khi gặp thiếu nhi quốc tế các em phải ứng xử cho lịch sự thể hiện nét văn hoá của người Việt Nam. 
	IV/ Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Tập viết Tuần 19
Ngày soạn: 10 – 12 – 2011
Ngày dạy: 30 – 12 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ÔN CHỮ HOA N (TT) Tiết: 19
I/ Mục tiêu:
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Nh).Viết đúng tên riêng “Nhà Rồng” (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhớ Sông Lô nhớ sang Nhị Hà (1 lần) bằng chữ nhỏ.
Rèn HS viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Có ý thức rèn luyện chữ, giữ gìn vở, các địa danh lịch sử của dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học:	
GV: Mẫu chữ viết hoa N (Nh), các chữ Nhà Rồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
HS: Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bảng con.
+ Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu từ và câu ứng dụng.
+ Cách tiến hành:
Luyện viết chữ hoa.
- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài
- Cho HS nêu cách viết hoa chữ: Nh, R
- Viết mẫu, kết hợp với nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS viết chữ “N (Nh) R” vào bảng con.
Cho HS luyện viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Nhà Rồng.
- Giới thiệu: Nhà Rồng là một bến cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con
Luyện viết câu ứng dụng.
- Gọi 1HS đọc câu ứng dụng.
- Cho HS nêu ND câu thơ
- Giải thích câu ca dao: Ca ngợi những địa danh lịch sử, những chiến công của quân dân ta.
- Cho HS viết bảng con Ràng, Nhị Hà
Hoạt động2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
+ Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
+ Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu: 
+ Viết chữ Nh: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ R, L: 1 dòng.
+ Viết chữ Nhà Rồng: 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết câu tục ngữ 2 lần.
- Yêu cầu HS viết vào vở
- Theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Thu 7 bài để chấm và nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- HD HS sửa lỗi sai
- 2 HS nêu
- Theo dõi
- Viết bảng con
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
- Viết chữ Nhà Rồng vào bảng con 
- 1 HS đọc: Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng. Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
- 2 HS nêu
- Viết trên bảng con.
- Viết vào vở
- Sửa lỗi theo HD của GV
Củng cố: (1’)
Cho HS thi viết nhanh: Nhà Rồng
IV/ Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 3 tuan 19 minhphung26gmailcom.docx