Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 5 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Phước Long 1

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 5 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Phước Long 1

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 8 : PHÒNG BỆNH TIM MẠCH

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết:

" Kể được tên một số bệnh về tim mạch.

" Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.

" Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

" Các hình trong SGK trang 20, 21.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1')

2. Kiểm tra bài cũ (4')

" GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 12 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1.

" GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 5 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Phước Long 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 8 : PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Kể được tên một số bệnh về tim mạch.
Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 20, 21.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 12 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1 : ĐỘNG NÃO
Mục tiêu : 
Kể được tên một số bệnh về tim mạch.
Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS kể tên một số bệnh tim mạch mà các em biết.
- Mỗi HS kể tên một bệnh về tim mạch.
- GV ghi tên các bệnh về tim của HS lên bảng.
- GV giảng thêm cho HS kiến thức về một số bệnh tim mạch.
- GV giới thiệu bệnh thấp tim : là bệnh thường gặp ở trẻ em, rất nguy hiểm.
Hoạt động 2 : ĐÓNG VAI
Mục tiêu :
Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV ø yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 20 và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
- HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 20 và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm các câu hỏi trong SGV trang 40
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 3 :
- Các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1, 2, 3 trang 20 SGK
- Các nhóm đóng vai.
- Yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét xem nhóm nào sáng tạo và qua lời thoại nêu bật được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây bệnh thấp tim.
- HS theo dõi và nhận xét.
Kết luận : - Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi HS thường mắc.
- Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm a-mi đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
 Hoạt động 3 : THẢÙO LUẬN NHÓM
Mục tiêu : Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- Yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 21 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
- HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 21 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
Bước 2 : 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
Kết luận : Để phòng bệnh thấp tim cần phải : giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hằng ngày để không bị các bệnh viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp,
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 10 : HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 18, 19.
Hình cơ quan bài tiếât nước tiểu phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 13VBT Tự nhiên xã hội Tập 1.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
Mục tiêu : 
Kể tên các bộ phận cuả cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận đâu là ống dẫn nươc tiểu,..
- HS cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận đâu là ống dẫn nươc tiểu.
Bước 2 :
- GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu một vài HS lên chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
- 1, 2 HS lên chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kết luận : Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN 
Mục tiêu :
Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS quan sát hình đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 SGK.
- Làm việc cá nhân.
Bước 2 :
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tập đặt và trả lơì các câu hỏi có liên quan đến chức năng cuả từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. 
- Làm việc theo nhóm. 
- GV đi đến các nhóm gợi ý cho các em nhắc lại những câu hỏi được ghi trong hình 2 trang 23 hoặc tự nghĩ ra những câu hỏi mới.
Bước 3 :
- Gọi HS ở mỗi nhóm xung phong đứng lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn nhóm khác trả lời. Ai trả lơì đúng sẽ được đặt câu hỏi tiếp và chỉ định bạn khác trả lơì. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi không còn nghĩ thêm được câu hỏi khác.
- GV khuyến khích HS cùng một nội dung có thể có những cách đặt những câu hỏi khác nhau. GV tuyên dương nhóm nào nghĩ ra được nhiều câu hỏi đồng thời cũng trả lời được các câu hỏi của nhóm bạn.
- HS ở mỗi nhóm xung phong đứng lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn nhóm khác trả lời.
Kết luận : - Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
- Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò 
- GV gọi một số HS lên bảng, vừa chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu vừa nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này.
- 1, 2 HS trả lời.
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH THAM 5S.doc