Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2020-2021

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2020-2021

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- Nhận xét chung.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu (10 phút)

* Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

* Cách tiến hành :

Bước 1 : Trò chơi

- GV cho cả lớp thực hiện động tác : “Bịt mũi nín thở”.

- GV hỏi : Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu ?

Bước 2 :

- GV gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớp quan sát.

- GV yêu cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

- GV hướng dẫn HS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời theo gợi ý sau:

+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

+ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.

+ Nêu ích lợi của việc thở sâu.

 

doc 72 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 550Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tự nhiên Xã hội tuần 1 tiết 1
Hoạt Động Thở Và Cơ Quan Hô Hấp
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
	2. Kĩ năng: Biết hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết. Chỉ đúng các vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu (10 phút)
* Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Trò chơi
- GV cho cả lớp thực hiện động tác : “Bịt mũi nín thở”.
- HS thực hiện 
- GV hỏi : Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu ?
- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
Bước 2 :
- GV gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớp quan sát.
- 1 HS lên trước lớp thực hiện.
- GV yêu cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
- HS cả lớp cùng thực hiện. 
- GV hướng dẫn HS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời theo gợi ý sau:
- HS trả lời theo câu hỏi gợi ý.
+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
+ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.
+ Nêu ích lợi của việc thở sâu.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK (10 phút)
* Mục tiêu : Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hắp; Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra; Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 2 trang 5 SGK. Yêu cầu hỏi và trả lời theo hướng dẫn :
- Từng cặp hai HS hỏi và trả lời.
+ HS A : Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ HS B : Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 trang 5 SGK.
+ HS A : Đố bạn biết mũi dùng để làm gì ?
+ HS B : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ?
+ HS A : Phổi có chức năng gì ?
+ HS B : Chỉ tren hình 3 tranh 5 SGK đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV gọi 1 số cặp HS lên hỏi, đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
- Vài cặp lên thực hành.
- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Kết thúc tiết học, GV cho HS liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày : 
- GV giúp HS hiểu : Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày thậm chí lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết. Bởi vậy, khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn: Tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ, rơi vào đường thở.
- Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tự nhiên Xã hội tuần 1 tiết 2
Nên Thở Như Thế Nào ?
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
	2. Kĩ năng: Biết được khi hít vào, khí oxi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô-nic có trong máu được thả ra ngoài qua phổi. Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bắng mũi, vệ sinh mũi; phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Các phương pháp: Cùng tham gia chia sẻ kinh nghiệm bản than; Thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (15 phút)
Hát
2 em thực hiện
* Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở băng mũi mà không nên thở bằêng miệng.
* Cách tiến hành :
- GV hướng dẫn HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong lỗ mũi của mình. Nếu không có gương có thể quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh và trả lời câu hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi?
- HS lấy gương ra soi vàå quan sát 
- Tiếp theo, GV đặt câu hỏi : 
- HS trả lời.
+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
- GV giảng :
- HS nghe giảng.
+ Trong lỗ mũi có nhiều long để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
+ Ngoài ra trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẳn, tạo độ ẩm, đồøng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
Kết luận : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK (12 phút)
* Mục tiêu : Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lànhvà tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình 3, 4, 5 trang 7 SGK và thảo luận theo gợi ý sau :
- Từng cặp hai HS quan sát và thảo luận câu hỏi.
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV chỉ định 1 số HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp.
- HS lên trình bày.
- GV yêu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi :
+ Thở không khí trong lành có lợi gì ?
+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì ?
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tự nhiên Xã hội tuần 2 tiết 1
Vệ Sinh Hô Hấp
(KNS + MT)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.
	2. Kĩ năng: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
- Các phương pháp: Thảo luận nhóm theo cặp. Đóng vai.
* MT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ (bộ phận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
* Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu (15 phút)
Hát
2 em thực hiện
* Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực ... :
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tự nhiên Xã hội tuần 18 tiết 1
KiểmTra Học Kì Một
ĐỀ BÀI THAM KHẢO :
1. Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài được gọi là gì?
a. Cơ quan hô hấp
b. Hoạt động thở
c. Trao đổi khí
d. Cả hai ý b và c đều đúng.
2. Vì sao không nên thở bằng miệng mà chỉ nên thở băng mũi?
a. Lông mũi giúp cản bớt bụi, làm không khí vào phổi sạch hơn
b. Các mạch máu nhỏ li ti có trong mũi giúp sưởi ấm không khí vào phổi
c. Các chất nhầy trong mũi giúp cản bụi, diệt khuẩn và làm ảm không khí vào phổi
d. Tất cả các ý trên
3. Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
a. Cần lau sạch mũi bằng nước ấm
b. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các nước sát trùng khác
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh viên đường hô hấp?
a. Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng
b. Giữ nơi ở đủ ấm, tránh gió lùa
c. Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên
d. Tất cả các ý trên
5. Người mắc bệnh lao thường có biểu hiện gì?
a. Người mệt mỏi
b. Ăn không ngon, gầy đi
c. Sốt nhẹ vào buổi chiều
d. Tất cả các ý trên.
6. Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
a. Các mạch máu
b. Tim
c. Tất cả các ý trên.
7. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a. Động mạch đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể	0
b. Tĩnh mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể	0
c. Mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch	0
8. Theo em những hoạt động nào dưới đây sẽ có lợi cho tim và mạch?
a. Làm việc quá sức
b. Mặc quần áo và đi giày chật
c. Vui chơi vừa sức
d. Tất cả các ý trên.
9. Nguyên nhân nào dưới đây gây ra bệnh thấp tim?
a. Do bị viên họng
b. Bị viên a-mi-đan kéo dài
c. Do bị thấp khớp cấp
d. Tất cả các ý trên.
10. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?
a. Hai quả thận
b. Hai ống nước tiểu
c. Bóng đái và ống đái
d. Tất cả các ý trên.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tự nhiên Xã hội tuần 18 tiết 2
Vệ Sinh Môi Trường (tiết 1)
(KNS + MT + BĐ + NL)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
	2. Kĩ năng: Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi qui định. Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. 
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người. Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người. Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường. Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
- Các phương pháp: Chuyên gia, thảo luận nhóm, tranh luận, điều tra, đóng vai.
* MT: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường (toàn phần).
* NL: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh: một số rác như rau, củ, quả, ... có thể làm phân bón, một số rác có thểtais chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng có hiệu quả (bộ phận).
* BĐ: Liên hệ với môi trường vùng biển nhằm giáo dục học sinh giữ vệ sinh môi trường biển đảo (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh, ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải. Các hình trong SGK trang 68, 69.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá. 
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
Hát
2 em thực hiện
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (17 phút)
* Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận nhóm
GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý:
- Hãy nói cảm giác của bạn khi đi ngang qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
- Những sinh vật thường sống trong đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?
GV gợi ý để HS nêu được các ý sau:
- Rác (vỏ đồ hộp, giáy gói thức ăn,) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.
- Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột, .
Bước 2: GV nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nôi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.
* MT: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
b. Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi (10 phút)
* Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: chỉ và nói việc làm nào là đúng, việc làm nào sai.
Bước 2: GV có thể gợi ý tiếp:
- Em cần phải làm gì để giữ vệ sinh công cộng ?
- Em đã làm gì để giữ vệ sinh công cộng ?
- Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em.
* NL: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh: một số rác như rau, củ, quả, ... có thể làm phân bón, một số rác có thểtais chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng có hiệu quả.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
* BĐ: Liên hệ với môi trường vùng biển nhằm giáo dục học sinh giữ vệ sinh môi trường biển đảo.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý 
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm có thể liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng,
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021.doc