I.Mục đích yêu cầu :
Sau bài học học sinh biết
_Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người
_Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:_Các hình trang 70,71 SGK
2.Học sinh :_Sách giáo khoa
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN:19 BÀI : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TT) Ngày thực hiện: 17 / 1 / 2006 I.Mục đích yêu cầu : Sau bài học học sinh biết _Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người _Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên:_Các hình trang 70,71 SGK 2.Học sinh :_Sách giáo khoa III.Hoạt động lên lớp: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 20’ 20’ Hoạt động 1 : Quan sát tranh *Mục tiêu : Nêu tác hại củaviệc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người *Cách tiến hành +Bước 1 : Quan sát cá nhân _ Học sinh quan sát các hình trang 70,71 SGK +Bước 2 : Giáo viên yêu cầu một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình +Bước 3 : Thảo luận nhóm _ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương ( đường làng , ngõ xóm , bến xe , bến tàu ,) _Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên? _ Giáo viên nhận xét và kết luận:Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi (chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò ,.) phóng uế bừa bãi Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm *Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sữ dụng vệ sinh *Cách tiến hành: +Bước 1:_Giáo viên chia nhóm học sinh và yêu cầu các em quan sát hình 3,4 / 71 SGK và trả lời theo gợi ý : _Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình +Bước 2 : Thảo luận _Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau _Ở địa phương bạn thường sử dụng các loại nhà tiêu nào ? _Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ _Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường +Lưu ý : Giáo viên hướng dẫn học sinh ở các vùng miền khác nhau các loại nhà tiêu khác nhau, cách sửa dụng cũng khác nhau +Ví dụ: _ Ở thành phố, thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại _ Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu 2 ngăn vàphải có tro bếp hoặc mùn cưa đổ lên trên sau khi đại tiện, giấy vệ sinh phải cho vào sọt rác +Kết luận Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh . Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước 4.Củng cố :_ Học sinh nhắc lại ghi nhớ bài 5.Dặn dò: _Bài nhà: Xem lại bài học / 71 _Chuẩn bị bài: Vệ sinh môi trường (TT) _ Học sinh quan sát và nêu nhận xét . _Các nhóm trình bày _Các nhóm quan sát hình và nêu tên từng loại nhà tiêu. _Các nhóm thảo luận . _Các nhóm trình bày nhận xét của mình . Tranh SGK/70. Hình 3 , 4 SGK/71 *Các ghi nhận, lưu ý : ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: