Giáo án Tuần 10 Lớp 5

Giáo án Tuần 10 Lớp 5

Đạo đức:

TÌNH BẠN (tiết 2)

I/ Mục tiêu:

- Biết bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những khi khó khăn hoạn nạn.

- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.

- Đồ dùng hoá trang.

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 10 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 
 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Đạo đức:
Tình bạn (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Biết bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những khi khó khăn hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Đồ dùng hoá trang.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài :
- GV gt bài, ghi bảng
Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 1, sgk )
*MT: HS biết ứng xử phù hộ trong các tình huống bạn mình làm điều sai
*CTH: - GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài 
- Lắng nghe
- các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- Gọi các nhóm lên đóng vai
- Y/c các nhóm và lớp thảo luận:
? Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?
? Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận có trách bạn không?
? em có nhận xét về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp( hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
- 2 nhóm lên đóng vai, lớp theo dõi, nhận xét,TLCH của gv
+ Là bạn phải biết đoàn kết, đùm bọc nhau...
+ Không
+ Không tự ái, cảm ơn bạn đã giúp mình nhận ra lỗi
+ Hs nhận xét, nêu ý kiến của mình
*KL: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt
- lắng nghe
Hoạt động 2: Tự liên hệ
*MT: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè
*CTH: - GV y/c hs tự liên hệ
- GV gọi 1 số hs lên trình bày
- Gv khen, kl: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi nhười chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn
- HS trao đổi theo nhóm 2
- 3 hs trình bày, lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động 3: Hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn(BT3)
*MT:Củng cố bài
*CTH; - Gọi hs trình bày theo từng nội dung
- Nhận xét, khen, giới thiệu thêm 1 số câu chuyện, bài hát cho hs nghe
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
- Hs trình bày
- Lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương
- Học bài, chuẩn bị bài sau “ Kính già yêu trẻ”.
Tiếng việt:
Ôn tập(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
* Kiểm tra đọc lấy điểm
- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ tốc độc tối thiểu 120 chữ/ phút.
- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài tập đọc.
* Lập được bảng thống kê cac bài thơ theo các chủ điểm đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài :
- Gv nêu mục tiêu tiết học và cách gắp thăm.
2. Kiểm tra bài tập đọc:
- Cho Hs lên bảng gắp thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng Hs.
- Lần lượt từng Hs gắp thăm bài (5 Hs) về chỗ chuẩn bị; gọi Hs lần lượt thực hiện.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gv gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập.
? Em đã được học những chủ điểm nào.
? Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy.
 - Yêu cầu Hs tự làm bài. Gợi ý Hs có thể mở vở ghi ra để ghi nội dung chính của từng bài.
 - Gọi Hs lên dán bài làm ở giấy khổ to lên bảng.
 - Nhận xét, sửa chữa.
 - Gv kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố – dặn dò:
- Gv cùng HS hệ thống bài.
- Hướng dẫn Hs học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
- Các chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên.
- Sắc mầu em yêu (Phạm Đình Ân)
- Bài ca về trái đất (Định Hải)
- 2 Hs làm bài vào giấy khổ to, Hs dưới lớp làm vào vở.
- Hs báo cáo kết quả.
-HS tiếp tục ôn bài
Toán: ( Tiết 46)
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu.
- Giúp học sinh củng cố về chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dới dạng một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”
II/ Hoạt động dạy học.
Phương pháp
Nội dung
A. HĐ 1: Củng cố kiến thức
- Gọi học sinh chữa bài 2-VBT.
- Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
- 2 Học sinh chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh đọc và tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- G chỉ từng số thập phân vừa viết vừa yêu cầu học sinh đọc.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh
Bài 1
a,( Mười hai phẩy năm )
b, (Hai phẩy không khôngsáu )
c, (Không phẩy tám hai)
d, (Không phẩy không bốn tám)
- G yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả bài làm.
?Hãy giải thích vì sao ?
Bài 2 :đọc đề , nêu yêu cầu
- 1HS lên bảng nối
- HS khác nx
-KQ: Nối 38,090kg ,38090g.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh đọc bài của mình trước lớp rồi nhận xét và cho điểm.
Bài 3 :-1HS nêu yêu cầu
- Mỗi HS làm 1 bài , nx ,chữa bài
a, 3m52cm = 3,52 m.
b, 95ha = 0,95km2
- Gọi học sinh đọc đề toán.
-Gọi HS lên bảng làm,nx ,chưa bà
- Có thể dùng 2 cách giải
 + Rút về đv
 +Tìm tỉ số
HĐNT : Nhận xét giờ học
- Xem trước bài
Bài 4 :1HS nêu yêu cầu
- Gọi 1 HS lên khoanh
- Khoanh vào A
- Nhận xét chữa bài
Bài 5:Đọc đê ,suy nghĩ làm bài
- 1 HS lên bảng trình bày
 Bài giải :
32 bộ quần áo so với 16 bộ quần áo hết số tiền là: 32 : 16 = 2 (lần )
16 bộ quần áo mua hết số tiền là :
 1280000 : 2 = 640000(đồng 
 Đáp số : 640000 đồng
Tiết 4: Luyện toán ( Dạy bù tiết Tập làm văn thứ sáu tuần 9 )
 Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008
Tiếng việt
Ôn tập(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
* Kiểm tra đọc lấy điểm
- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ tốc độc tối thiểu 120 chữ/ phút.
- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài tập đọc.
* Nghe – viết chính xác, đẹp bài văn “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
- Hiểu nội dung bài văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của 
con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài :
- Gv nêu mục tiêu tiết học và cách gắp thăm.
2. Kiểm tra bài tập đọc:
- Cho Hs lên bảng gắp thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng Hs.
- Lần lượt từng Hs gắp thăm bài (5 Hs) về chỗ chuẩn bị; gọi Hs lần lượt thực hiện.
3. Viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung bài:
- Gv gọi Hs đọc bài văn và phần chú giải.
? Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách.
? Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
? Bài văn cho em biết điều gì.
bHướngdẫn hs viết từ khó 
- bột lứa; ngược; giận; nỗi niềm.
? Trong bài văn, có những chữ nào phải viết hoa.
 c. Viết chính tả.
 d. Soát lỗi, chấm bài
4. Củng cố – dặn dò:
- Gv cùng HS hệ thống bài.
- Hướng dẫn Hs học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
- Vì sách làm bằng bột lứa...
- Vì rừng cầm chịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
- Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn.
- Những chữ cái đầu và tên riêng Đà, Hồng.
Toán: ( Tiết 48)
Cộng hai số thập phân
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện cộng hai số thập phân.
- Biết giải bài toán có liên quan đến phép cộng hai số thâp phân
II/ Hoạt động dạy học.
Phương pháp
Nội dung
A. Bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
HĐ 1 : Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân.
a, Ví dụ:
* Hình thành phép cộng hai số thập phân.
- G vẽ đường gấp khúc ABC như sgk lên bảng, sau đo nêu bài toán: Đương gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m, đoạn thẳng BC dài 2,45cm. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?
? Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm như thế nào?
? Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC.
- G nêu: Vậy để tính độ dài của đường gấp khúcABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45. Đây là mộ tổng của hai số thập phân.
* Đi tìm kết quả:
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách giải. ( G gợi ý: có thể đổi ra đơn vị mét)
Gv gọi học sinh trình bày kết quả tính của mình trước lớp.
- GV hỏi lại: vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu?
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng 1,84 + 2,45 m các em sẽ phải đổi từ đơn vị mét sang đơn vị xăng- ti -mét rồi tính, sau khi có được kết quảlại đổi về đơn vị mét. Làm như vậy rất mất thời gian, vị vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.
- G hướng đẫn học sinh cách đặt tính như trong sách giáo khoa( vừa thực hiện thao tác trên bảng vừa giải thích):
* Đặt tính: Viết 1,84 rồi viết 2,45 dưới 1,84 sao cho hai dấu phẩy thẳng cộtvới nhau( đơn vị thẳng đơn vị, phần mười thẳng phần mười, phần trăm thẳng phần trăm).
* Tính: Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cộtvới các dấu phẩy của các số hạng.
- GV khẳng định: cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,54.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 184 + 245.
- GV yêu cầu HS so sánh để tìm điển giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện.
- GV hỏi tiếp: Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy trong phép tính cộng hai số thập phân.
b, Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ: Đặt rồi tính
15,9 + 8,75
- GV yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
3. Ghi nhớ
- GV hỏi: Qua hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân?
- GV cho HS độc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và yêu cầu học thuộc lòng ở lớp.
HĐ 2 : Luyện tập - thực hành ( VBT trang 60 -61 )
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi học sinh chữa bài của bạn trên bảng.
- Học sinh nghe.
- Học sinh nghe và phân tích đề toán
- Ta tính tổng độ dài của hai đoạn thẩng B và BC.
- Tổng 1,84m + 2,45m.
- HS thực hiện đổi 1,84m và 2,45m thành số đo có đơn vị là xăng -ti-mét và tính tổng:
1,84m = 184cm
2.45m = 245cm
Độ dài đường gấp khúcABC là:
184 + 245 = 429(cm)
429cm = 4,29m
- 1 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu: 1, ... ĩa.
- Làm đúng các bài tập về nghĩa của từ.
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, mở rộng vốn từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ( bài tập 1, bài tập 2 )
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài :
- Gv nêu mục tiêu tiết học và cách gắp thăm.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
? Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn.
? Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác.
- Yêu cầu Hs làm việc theo cặp.
- Gọi Hs phát biểu, Gv ghi bảng những từ đưa ra để thay thế.
- Gv nhận xét, rút ra kết luận.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 2 Hs làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm trên bảng lớp.
- Tổ chức cho Hs đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
Bài3:
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu Hs tự làm bài cá nhân, 2 Hs làm trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 4:
(Hướng dẫn và tổ chức làm bài tập 4 tương tự bài tập 3).
- 1 Hs đọc.
+ Các từ: bê, bảo, vô, thực hành.
- Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.
- Hs trao đổi, thảo luận , trả lời.
- 4Hs tiếp nối nhau phát biểu.
- 1Hs đọc yêu cầu của bài tập.
a. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
b.Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
...
- Nhẩm, đọc thuộc lòng.
- 1 Hs đọc.
- 3 Hs nối tiếp nhau đọc câu của mình.
Ví dụ:
- Hàng hoá tăng giá nhanh quá.
- Mẹ em mới mua một cái giá sách.
Ví dụ về đáp án:
+ Đánh bạn là không tốt.
+ Mọi người đổ xô đi đánh kẻ trộm.
+ Mẹ em không đánh em bao giờ.
...
3. Củng cố – dặn dò:
? Thế nào là từ đồng âm?( từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa).
- Gv cùng HS hệ thống bài.
- Hướng dẫn Hs học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
Toán: ( Tiết 49)
.Luyện tập
I/muc tiêu 
Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng thực hiện cộng hai số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học, bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
II/ Hoạt động dạy học.
Phương pháp
Nội dung
A/ HĐ 1: Củng cố kiến thức
- Gọi học sinh chữa bài 2
- Nhận xét và cho điểm.
? Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét và cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Ta cộng như cộng số tự nhiên, lưu ý các đặt tính sao cho dấu phẩy thẳng hàng với dấu phẩy, các hàng thẳng cột với nhau.
 * Giới thiệu bài:
HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (VBT trang 61- 62 )
- Yêu cầu học đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu học sinh làm bài
Bài 1:
-1HS nêu yêu cầu
- Học sinh đọc thầm bài 
- Bài cho biết các số a,b yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức a + b và b + a.
- 1 học sinh làm bài, học sinh dưới lớp làm bài vào vở.
a
 b
a + b
 b+a
6,84
 2,36
6,84+ 2,36 = 9,2
2,36 +6,84 = 9,2
20,65
 17,29
20,65 + 17,29 =37,94
17,29+ 20,65 = 37,94
- GV yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về giá trị, về vị trí các số hạng của hai tổng a+ b và b +a khi a = 6,84 và b = 2,36?
+ Gv hỏi tương tựvới hai trường hợp còn lại.
	- HS nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
HS trả lời:
+ Hai tổng này có giá trị bằng nhau.
+ Khi đổi chỗ cho các số hạng thì tổng không thay đổi
- HS nhắc lai kết luận về tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- HS nhớ lại và nêu: Dù là phép cộngvới số tự nhiên, hay phân số hay vsố thập phân thì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng vẫn không thay đổi.
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.
- Gv hỏi: Em hiểu yêu cầu của bài" dùng tính chất giao hoán để thử lại" như thế nào?
- GV yêu cầu HS là bài.
- Gv yêu cầu HS nhận xét bài là của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 :
- Học sinh đọc thầm đề bài 
- HS nêu:v Thực hiện tính cộng sau đó đổi chỗ các số hạng để tính tiếp. Nếu hai phép cộng có kết quả bằng nhau tức là đã tính đúng, nếu hai phép cộng cho hai kết quả khác nhau tứ là đã tính sai.
- 3 HS lên bảng là bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a,
 4,39 Thư lại 5,66
10,05 10,05
b, 
 87,06 thử lại 9,75
 96,81 96,81
c, 
 905,87 thử lại 69,68
 975,55 975,55
- HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3 
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều dài của mảnh vườnhình chữ nhật là: 30,63 + 14,74 = 45,37 (m )
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là :
 ( 30,63 + 45,37 )2 = 152 (m)
 Đáp số : 152 m
1 HS nx ,chữa bài
- GV gọi học sinh đọc đề bài toán.
- GV chữa bài của học sinh trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp
- 1HS lên trình bày
Số trung bình cộng của hai số đó là :
 (254,55 +185,45 ) : 2 = 220
1 HS khác nx , chữa bài
HĐNT :
- GV tổng kết và nhận xét tiết hoc.
- Dặn dò về nhà
- Học và chuẩn bị bài sau
Tiếng việt:
Kiểm tra ( đọc + Luyện từ và câu )
Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
Tiếng việt:
Kiểm tra ( Chính tả và tập làm văn )
Toán: ( Tiết 50 )
Tổng nhiều số thập phân
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Biết sử dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2
III/ Hoạt động dạy học.
Phương pháp
Nội dung
A/ Hoạt động 1
- Gọi học sinh chữa bài2 (VBT )
- Nhận xét và cho điểm.
? Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét và cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Ta cộng như cộng số tự nhiên, lưu ý các đặt tính sao cho dấu phẩy thẳng hàng với dấu phẩy, các hàng thẳng cột với nhau.
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân.
a, Ví dụ:
G nêu bài toán: Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l dầu, thùng thứ hai có 36,75l dầu, thùng thứ ba có 14,5l dầu. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu?
? Làm thế nào để tính số lít dầu trong 3 thùng?
- G nêu: Dựa và cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng của ba số thập phân.
- Gọi 1 học sinh thực hiện làm bài trên bảng và yêu cầu cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- G nhận xét và nêu lại: Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tượng tự như tính tổng hai số thập phân.
- Yêu cầu cả lớp cùng đặt tình và thực hiện tính
- Học sinh nghe và tóm tắt, phân tính ví dụ.
- Tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,4.
- Trao đổi và tìm cách thực hiện tính.
- 1 học sinh lên bảng làm
- Học sinh nêu cả lớp theo dõi và thống nhất:
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chứ số ở một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng
b, Bài toán:
- G nêu bài toán: người ta uốn sợ dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 8,7 dm; 6,25dm; 10dm. Tính chu vi của hình tam giác đó?
? Em hãy nêu cách tình chu vi của hình tam giác?
- Yêu cầu học sinh làm bài toán trên.
- Chữa bài trên bảng lớp, sau đó hỏi học sinh: ? Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10.
- G nhận xét
- Học sinh nghe và phân tích bài toán.
- Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp.
Bài giải:
Chu vi hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 ( dm)
Đáp số: 24,95 dm
- Học sinh nêu lớp nhận xét.
Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành.(VBT - Trang 63-63 )
- Yêu cầu học sinh tính tổng của nhiều số thập phân
Bài 1 : - 1HS nêu yêu cầu
- 3 học sinh lên bảng làm bài
a, b, c, 
 28,16 6,7 0,92
+ 7,93 +19,74 + 0,77
 40,14 46,60 2,33 
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
? Khi viết dâu phẩy ở kết quả chúng ta lưu ý điều gì?
- Nhận xét và cho điểm,
- Học sinh nhận xét cả về cách đặt tính và kết quả.
- Dấu phẩy phải thẳng hàng với các dấu phẩy của các số hạng
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
G yêu cầu hcọ sinh tính giá trị của hai biểu thức ( a + b ) + c và a + ( b + c) trong từng trường hợp
Bài 2 -Nêu yêu cầu
- Học sinh đọc thầm đề bài trong sgk.
1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở ô li
a
b
c
( a + b ) + c 
a + ( b + c)
 7,9
3,8
2,2
( 7,9+ 3,8 ) + 2,2 = 13,9
7,9 +( 3,8 + 2,2) = 13,9
5,41
2,56
0,44
( 5,41 +2,56 ) + 0,44 =8,41
5,41 + (2,56 + 0,44 ) =8,41
- GV cho học sinh chữa bài trên bảng.
? Hãy so sánh giá trị của biểu thức ( a + b ) + c với giá trị của biểu thức a + ( b + c) khi a = 7,9; b = 3,8; c = 2,2
? Hãy so sánh giá trị của biểu thức ( a + b ) + c với giá trị của biểu thức a + ( b + c) khi a = 5,41; b = 2,56; c = 0,44.
? Vậy giá trị của biểu thức ( a + b ) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + ( b + c) khi ta thay các chữ bằng một bộ số?
GV viết lên bảng 
( a + b ) + c = a + ( b + c)
? Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên?
? Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên?
? Theo em phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân?
- Giá trị của biểu thức đều bằng 13,9
- Giá trị của biểu thức đều bằng 8,41
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Tính chất kết hợp của phép cộng ta cũng có: ( a + b ) + c = a + ( b + c)
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại
- Cũng có tính chất kết hợp như phép cộng số tự nhiên.
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán.
Bài 3 : 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Mỗi HS lên làm 1bài
a, 6,9+ 8,75 + 3,1 = ( 6,9 +3,1 ) + 8,75
= 10 + 8,75 = 18,75
c, 0,75 +1,19 + 2,25 + 0,81 = (0,75 +2,25 ) + ( 1,19 + 0,81 ) = 3 +2 = 5 
b, 4,67 + 5,88 + 3,12 = 4,67 + ( 5,88 + 3,12 ) = 4,67 + 9,00 = 13,67
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn
- Yêu cầu học sinh làm bài và giải thích cách làm
- Học sinh nhận xét đúng hay sai
HĐNT:
- Tóm nội dung.
- Nhận xét tiết học và dặn dò về nhà
- Học và chuẩn bị bài sau
Tiếng việt:
Kiểm tra ( Chính tả và tập làm văn )

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 4.doc