Kế hoạch dạy học Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Yến

Kế hoạch dạy học Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Yến

 Toán

HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.

- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh góc).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nhận dạng hình chữ nhật.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS thích học toán.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: + Các mô hình có dạng hình chữ nhật.

 + Ê ke, thước kẻ, thước đo chiều dài.

- HS: Ê ke, thước kẻ.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.

15 + 7 8 = 15 + 56

 = 71

 201 + 39 : 3 = 201 + 13

 = 214

- GV nhận xét.

3. Bài mới

3.1. Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.

- GV ghi đầu bài. - Hát

- 2 HS lên bảng làm bài

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.

- HS ghi đầu bài.

 

docx 20 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2019
Tiết 1	 Chào cờ
--------------------------------------------------
Tiết 2:	 Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC(tiếp)
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Biết tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- KT 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau:
 12 + 7 9 375 - 45 : 3
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
- GV ghi đầu bài.
- Hát
- HS làm
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- HS ghi đầu bài.
3.2. Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc
* Giới thiệu quy tắc:
- Ghi lên bảng 2 biểu thức: 
 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5 
- Yêu cầu HS tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.
+ Hãy tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức trên ?
- KL: Chính điểm khác nhau này mà cách tính giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- Gọi HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.
- Ghi bảng: 30 + 5 : 5 = 30 + 1 
 = 31
- Giới thiệu cách tính giá trị của biểu thức thứ 2: " Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc".
- Mời 1 HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức thứ hai.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Em hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức trên?
+ Vậy khi tính giá trị của biểu thức ta cần chú ý điều gì?
- Viết lên bảng biểu thức: 3(20 -10)
- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên và thực hành tính vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, chữa bài.
- Cho HS học thuộc quy tắc.
- HS trao đổi theo cặp tìm cách tính.
+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.
- Ta phải thực hiện phép chia trước: 
 Lấy 5 : 5 = 1 rồi lấy 30 + 1 = 31
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét bổ sung:
(30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
+ Giá trị của 2 biểu thức trên khác nhau.
+ Cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, rồi thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Lớp thực hành tính giá trị biểu thức.
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung 
3 (20 - 10) = 3 10
 = 30
- Nhẩm học thuộc lòng quy tắc.
3.3. Thực hành
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
 - Gọi học sinh đọc bài 3. 
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
4. Củng cố 
- HS đọc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- 1 em nhắc lại cách thực hiện.
- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
a) 25 - (20 - 10) = 25 - 10
 = 15
 b) 416 - (25 - 11) = 416 - 14
 = 402
- Một em yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng tính, lớp bổ sung .
a) (65 + 15) 2 = 80 2
 = 160
b) 81 : (3 3) = 81 : 9
 = 9
- 1 HS đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải, lớp bổ sung.
- 2 HS nhắc lại quy tắc vừa học.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP
- Ôn lại bài học
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập 
 --------------------------------------------------
Tiết 3 Thể dục
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
--------------------------------------------------
Tiết 4 Đạo đức
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này. HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
2. Kĩ năng:
- Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ.
3. Thái độ:
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh liệt sĩ.
- GDHS tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu giao việc.
- HS: Vở BT.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao chúng ta phải biết ơn và quan tâm, giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sĩ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
- GV ghi đầu bài.
- Hát
- HS trả lời
- Lớp lắng nghe GV giới thiệu bài.
- HS ghi đầu bài.
3.2. Thực hành
Bài tập 4: Xem tranh và kể về những người anh hùng 
- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh (ảnh): Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
- Yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận theo gợi ý :
+ Người trong tranh (ảnh) là ai ?
+ Em biết gì về gương chiến đấu, hy sinh của anh hùng liệt sĩ đó ? 
+ Hãy hát một bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng liệt sĩ đó ? 
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, tóm tắt lại gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã nêu trên. Nhắc nhở HS học tập theo những tấm gương đó.
- Ngồi theo nhóm, quan sát tranh và thảo luận theo các gợi ý.
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài tập 6: Tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ theo chủ đề về thương binh, liệt sĩ
- Cho HS xung phong hát, múa, đọc thơ...
- GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương.
- Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực.
4. Củng cố 
- Thế nào là thương binh liệt sĩ ?
- Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ ?
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Lần lượt từng em lên múa, hát những bài hát có chủ đề về những gương liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và các liệt sĩ tuổi thiếu nhi 
- Cả lớp theo dõi nhận xét tuyên dương.
- HS chú ý nghe.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP:
- Ôn lại bài học
- Chuẩn bị bài sau: “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 31 tháng 12 năm 2019
Tiết 1	 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
2. Kĩ năng: 
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu” = “, “”.
3. Thái độ: 
- GDHS tính cẩn thận trong khi làm toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con, vở nháp.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT:
 ( 74 - 14 ) : 2 81 : ( 3 x 3 )
- Nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 
- GV ghi đầu bài.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- HS ghi đầu bài.
3.2. Luyện tập
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp tính chung một biểu thức.
- Yêu cầu HS làm vào vở các biểu thức còn lại.
- Yêu cầu 3 em lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- GV nhận xét đánh giá.
- 1 HS nêu đề bài .
- Cả lớp làm chung một bài mẫu.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3 HS thực hiện trên bảng, lớp bổ sung.
175 – ( 30 + 20 ) = 175 – 50
 = 125
84 : ( 4 : 2 ) = 84 : 2
 = 42
( 72 + 18 ) x 3 = 90 x 3
 = 270
Bài 2 :Tính giá trị của biểu thức
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài. 
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp nhận xét chữa bài. 
( 421 – 200 ) x 2 = 221 x 2
 = 442
421 – 200 x 2 = 421 - 400
 = 21
Bài 3: Điền dấu >,<,=.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
 ( 12 + 11 ) x 3 > 45
 69
 11+ ( 52- 22) = 41 
 41 
Bài 4: Trò chơi thi xếp hình
- HD cách chơi 
- Tuyên dương cá nhân tổ xếp nhanh đúng.
4. Củng cố
- Hãy cho VD 1 biểu thức và nêu giá trị của biểu thức đó?
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Cả lớp cùng tham gia chơi.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP: Ôn lại bài học. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung 
---------------------------------------
 Tiết 2:	 Chính tả
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
2. Kĩ năng:
- Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc bài tập phương ngữ do GV soạn.
3. Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ viết.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung của bài tập 2b.
- HS: Vở BT, bảng con.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc cho HS viết một số từ dễ sai ở bài trước. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
- GV ghi đầu bài.
- Hát 
- HS đọc
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- HS ghi đầu bài.
3.2. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị: 
- Đọc đoạn văn một lượt.
- Yêu cầu 2 em đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. 
+ Vầng trăng đang nhô lên được miêu tả đẹp như thế nào?
+ Bài chính tả gồm mấy đoạn?
+ Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào? 
+ Trong đoạn văn còn có những chữ nào viết hoa?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
* GV đọc cho HS viết vào vở.
* Chấm, chữa bài.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc lại đoạn văn, cả lớp đọc thầm.
+ Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ gia, thao thức như canh gác trong đêm.
+ Gồm 2 đoạn.
+ Viết lùi vào 1ô và viết hoa.
+ Những chữ đầ ...  nhắc lại nội dung bài học và nêu yêu cầu khi viết chính tả.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp tự làm bài vào VBT.
- 3 nhóm lên thi tiếp sức, cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 5 HS đọc lại kết quả đúng: 
+ ui: cúi, cặm cụi, bụi, bùi, dụi mắt, đui, đùi, lùi, tủi thân 
+ uôi: tuổi trẻ, chuối, buổi, cuối, đuối, nuôi, muỗi, suối  
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
Lời giải: giống - ra - dạy.
 bắt - ngắt - đặc.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP
- Ôn lại bài sau
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra học kì 1
------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 3 tháng 1 năm 2020
Tiết 1	 Toán
HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
-Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc)của hình vuông.
2. Kĩ năng:
Vẽ được hình vuông đơn giản ( trên giầy kẻ ô vuông ).
3. Thái độ:
- GDHS yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các mô hình có dạng hình vuông ; E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
- HS: E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- KT 2 HS bài Hình chữ nhật.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
3.2. Khai thác
 Giới thiệu hình vuông. 
 A B
 D C
- Dán mô hình hình vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD. 
- Mời 1 HS lên bảng dùng ê ke để KT 4 góc của HV và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được.
+ Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?
- LK: Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
- Gọi nhiều học sinh nhắc lại KL.
3.3. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự kiểm tra các góc và tìm ra câu trả lời .
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
 - Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình vẽ để kẻ một đoạn thẳng để có hình vuông.
- Gọi 2 HS lên bảng kẻ.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ .
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- HS hát vui.
- 2 HS lên bảng làm bài 2 và 4 tiết trước.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Cả lớp quan sát mô hình.
- 1 HS lên đo rồi nêu kết quả.
- Lớp rút ra nhận xét:
+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
+ Hình vuông ABCD có 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA. 
- Học sinh nhắc lại KL.
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Lớp tự làm bài. 
- 2 HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
+ Hình vuông : EGHI .
+ Các hình ABCD và MNPQ không phải là hình vuông.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình vuông và kết luận :
- Ta có: 4 cạnh của hình vuông ABCD là 3 cm và độ dài 4 cạnh hình vuông MNPQ là 4cm. 
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát hình vẽ và thực hiện kẻ thêm một đoạn thẳng để tạo ra hình vuông.
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét bổ sung.
- Vẽ theo mẫu:
- Lớp vẽ vào vở.
- 2 HS lên bảng vẽ.
- Vài HS nhắc lại nội dung bài .
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP
- Ôn lại bài học
- Chuẩn bị bài sau: Chu vi hình chữ nhật
-----------------------------------------------
Tiết 2 	Tập làm văn
VIẾT VỀ THÀNH THỊ NÔNG THÔN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Viết được một bức thư ngắn cho bạn để kể những đều đã biết về thành thị, nông thôn. 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết thư, kể về thành thị, nông thôn.
3. Thái độ:
- Giáo dục yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về nông thôn hay thành thị (BT2).
- HS: Vở BT.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 1 HS kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị).
- Nhận xét HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
- GV ghi đầu bài.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- HS ghi đầu bài.
3.2. Hướng dẫn làm BT
- Gọi 1 HS đọc bài tập.
- Yêu cầu lớp đọc thầm trình tự mẫu trên bảng. 1 HS đọc to.
- Mời 1 HS giỏi nói mẫu phần đầu của mình 
- Nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Mời 5 - 6 em đọc bài của mình trước lớp. 
- Nhận xét,1 số bài viết tốt. 
4. Củng cố 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Lắng nghe hướng dẫn.
- Cả lớp viết bài vào VBT.
- Đọc lại bài viết của mình trước lớp. 
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP
- Ôn lại bài học
- Chuẩn bị bài sau: Đọc lại tất cả các bài tập đọc và học thuộc lòng từ đầu năm đến giờ để chuẩn bị tuần sau ôn tập và kiểm tra.
-------------------------------------------------
Tiết 3	 Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và gữi vệ sinh cơ quan đó.
2. Kĩ năng:
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
3. Thái độ:
- GDHS lòng yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- HS: SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Khi đi xe đạp ta cần đi như thế nào cho đúng luật giao thông ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
- GV ghi đầu bài.
-Hát
-HS trả lời
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- HS ghi đầu bài.
3.2. Trò chơi ai nhanh ai đúng 
- Chia thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh vẽ về các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên chức năng và các yêu cầu vệ sinh đối với từng cơ quan.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và lên gắn được thẻ đúng vào từng tranh.
- Kết luận.
- Các nhóm quan sát các bức tranh về các cơ quan đã học: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh  thảo luận theo hướng dẫn của GV. 
- 4 nhóm lên thi gắn thẻ vào bức tranh đúng và nhanh.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất.
3.3. Quan sát theo nhóm 
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK và thảo luận theo gợi ý:
+ Hãy cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong các hình đó ?
+ Liên hệ thực tế để nói về các hoạt động nông nghiệp ở địa phương ?
- Mời đại diện các nhóm lên dán tranh sưu tầm được và trình bày trước lớp.
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.
- Tiến hành thảo luận nói về các hoạt động có trong các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung nếu có.
3.4. Vẽ sơ đồ gia đình 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân vẽ sơ đồ của gia đình mình.
- Yêu cầu lần lượt một số em lên chỉ sơ đồ mình vẽ và giới thiệu. 
4. Củng cố 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Lớp làm việc cá nhân từng em sẽ vẽ về sơ đồ gia đình mình lên tờ giấy lớn.
- Lần lượt từng em lên chỉ sơ đồ và giới thiệu trước lớp.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP:
- Ôn lại bài học
- Chuẩn bị bài sau: Ôn học kỳ I (tiếp)
----------------------------------------------------
Tiết 4	Sinh hoạt
 KIỂM ĐIỂM THI ĐUA TUẦN 17
CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I, Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 	
 - Tổng kết những ưu nhược điểm của lớp qua các hoạt động trong tuần 17
2. Kĩ năng: 	
- Xếp loại thi đua các cá nhân, các tổ trong tuần 17.
- Phổ biến những công việc cần làm ở tuần 18.
3. Thái độ: 	
- HS có ý thức thực hiện nội quy và phấn đấu vươn lên.
II, Chuẩn bị:
Tổ trưởng: Sổ tổ
III, Tổ chức hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. GVgiới thiệu mục tiêu tiết 
2. Lớp trưởng điều khiển: 
- Lớp trưởng cho các tổ họp tổ trong vòng 5 phút để tổng kết những hoạt động trong tổ.
- Lần lượt gọi từng tổ trưởng báo cáo mọi hoạt động của tổ mình:
+ Nêu điểm, nhược điểm của từng hoạt động (học tập, đạo đức, các nề nếp khác...)
+ Cụ thể khen bạn nào, phê bình, nhắc nhở bạn nào. Vì sao?
- Lớp trưởng tổng kết chung và bổ sung những gì các tổ chưa nêu được.
- Gọi các thành viên trong các tổ cho biết ý kiến (nhất trí hay không, ở mặt nào, vì sao?)
- Yêu cầu các tổ họp tổ trong vòng 5 phút để nêu những biện pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và nêu trước lớp.
- Lớp trưởng nhận xét .
c. Phổ biến công tác mới: 
- Lớp trưởng nêu kế hoạch các công việc trong tuần tới trước lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ hoặc cho cá nhân:
+ Tổ 1-3 phụ trách công trình măng non.
+ Tổ 2 phụ trách công việc trực nhật lớp.
3- GV chủ nhiệm nhận xét.
*Tuyên dương
-  có ý thức học tập tốt
- Tuyên dương tổ. thực hiện tốt các nề nếp .
*Nhắc nhở, động viên
- Một số bạn chưa tập trung nghe giảng trong giờ học:..
 - Vẫn còn hiện tượng nói tự do trong lớp:
..
 * Phát động thi đua tuần 18
- Cả lớp thi đua hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Cả lớp phải học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt nếp thể dục và múa hát giữa giờ.
 -Trong lớp chú ý nghe giảng.
4- Sinh hoạt theo chủ điểm: Mừng đảng mừng xuân
Quản ca điều khiển lớp hát múa các bài hát liên quan đến chủ đề
5. Nhận xét: 
 - GV chủ nhiệm nhận xét tiết học
- Lắng nghe, xác định nhiệm vụ
- Các tổ họp tổ: nhận xét trong tổ, thống nhất ý kiến.
- Các tổ trưởng đại diện tổ báo cáo tình hình của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Cá nhân các tổ nêu ý kiến nếu thấy có gì chưa đúng hoặc cần được giải thích rõ hơn.
- Các tổ tiếp tục họp tổ, nêu những biện pháp khắc phục tồn tại.
- Lắng nghe và ghi chép nếu cần.
- Lắng nghe
- Các tổ cử bạn tham gia văn nghệ trước lớp.
------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi.docx