Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 1: Hoạt động mở và cơ quan hô hấp - Lê Thị Thanh Lam

Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 1: Hoạt động mở và cơ quan hô hấp - Lê Thị Thanh Lam

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Học sinh có khả năng nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào, thở ra.

- Nhận biết được các bộ phận của cơ quan hô hấp và đương đi của không khí khi ta hít vào thở ra.

2. Kĩ năng

- Chỉ và nói được tên các bọ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ

- Chỉ trên sơ đồ và nới được đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra

3. Thái độ

- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.

- Có thái độ yêu thích môn học, tham gia các hoạt động

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các bức tranh in trong SGK được phóng to

- Video về đường đi của không khí.

- Sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Quan sát

- Thảo luận

- Động não

- Thực hành

- Bàn tay nặn bột

- Vấn đáp

 

docx 4 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 1: Hoạt động mở và cơ quan hô hấp - Lê Thị Thanh Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Lê Thị Thanh Lam
Sinh viên : D9TH2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tự nhiên xã hội 3
BÀI 1: HOẠT ĐỘNG MỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
 MỤC TIÊU:
Kiến thức
Học sinh có khả năng nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào, thở ra.
Nhận biết được các bộ phận của cơ quan hô hấp và đương đi của không khí khi ta hít vào thở ra.
Kĩ năng
Chỉ và nói được tên các bọ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ
Chỉ trên sơ đồ và nới được đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra
Thái độ
Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
Có thái độ yêu thích môn học, tham gia các hoạt động
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các bức tranh in trong SGK được phóng to
Video về đường đi của không khí.
Sách giáo khoa.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Quan sát
Thảo luận
Động não 
Thực hành 
Bàn tay nặn bột
Vấn đáp
 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức
Hát: Tập thể dục buổi sáng
Bài mới 
Giới thiệu bài
Các em hãy thở những nhịp thở mạnh?
Hoạt động thở là hoạt động giúp con người ta lấy ô xi để đi nuôi cơ thể và thải ra khí cacbonic. Hoạt động thở rất quan trọng đối với chúng ta trong quá trình sinh tồn. Để biết thêm về hoạt động thở và các cơ quan của chúng, chúng ta cùng vào bài ngày hôm nay, Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp.
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động thở và chỉ ra cơ quan hô hấp.
Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
- Giáo viên đưa ra tình huống xuất phát: Một người vừa thi chạy xong họ thở rất mạnh và một người ngồi chơi họ thở bình thường. Vì sao họ thở mạnh, vì sao họ thở bình thường?
Khi thở mạnh và khi thở bình thường thì lồng ngực của người đó như thế nào?
Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:
- Bằng suy nghĩ của mình hãy nêu dự đoán ban đầu về lồng ngực khi thở của họ bằng cách vẽ hoặc viết vào vở hi chép khoa học.
+ Yêu câu hoc sinh thực hiện cá nhân, sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi chép vào bảng nhóm
Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
-Từ việc suy đoán của học sinh, giáo viên tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức về hoạt động thở.
- Giáo viên tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có:
+ Quan sát khi hít thở sâu lồng ngực sẽ như thế nào?
+ Khi hít thở sâu lồng ngực hõm vào có gây cho chúng ta khó chịu không?
-Giáo viên lắng nghe, định hướng cho học sinh chọn cách quan sát hình vẽ số 1 (SGK).
-Quan sát hình và chỉ ra cơ quan hô hấp của cơ thể mình.
Thực hiện phương án tìm tòi
- Yêu cầu học sinh dự đoán vào vở Ghi chép khoa học
+ Nhóm trưởng cho từng bạn thực hành hít vào thật mạnh và thở ra hết sức
+ Mô tả lại sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra
+Các nhóm thực hành và ghi chép vào vở thực hành kết luận tìm được.
+ Các nhóm lên thực hành và rút ra kết luận.
Kết luận kiến thức:
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn học sinh so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức.
- Yêu cầu học sinh ghi lại: Khi hít thở mạnh lồng ngực chúng ta thay đổi và chúng ta có cảm giác khỏ chịu.
Hoạt động 2: quan sát tranh và chỉ ra các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Giáo vên cho học sinh quan sát hình 2 và chỉ ra cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
( cho học sinh lên bảng chỉ vào slide các bộ phận của cơ quan hô hấp)
Giáo viên nhận xét 
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3 và chỉ ra đường đi của không khí khi hít vào thở ra.
Giáo viên cho học sinh quan sát video đường đi của không khí khi chúng ta hít vào thở ra.
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi thực hành chỉ đường đi của không khí khi hít vào thở ra trên cơ thể của bạn.
Giáo viên nhận xét 
- Học sinh thực hiện
+ Học sinh mô tả vào vở ghi chép khoa học
+ Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm
+ Trình bày kết quả trước lớp
- Học sinh nêu các câu hỏi đề xuất
- Học sinh thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi
-Học sinh quan sát và chỉ ra cơ quan hô hấp.
- Học sinh viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học
+ Học sinh làm thực hành trong nhóm
+ Thực hành trước lớp đưa ra kết luận.
 + Học sinh nhắc lại kết luận
-Các nhóm báo cáo kết quả.
-Học sinh ghi lại và nhắc lại trước lớp.
-Học sinh quan sát và chỉ ra các ộ phận của cơ quan hô hấp.
-Học sinh quan sát và chỉ đường đi của không khí.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh thực hành
 Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học: Hoạt động thở là họa động quan trọng đới với sự sống của mỗi người. Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, vậy cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
Điều gì xảy ra khi có vật làm tắc đường thở?
Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: “ Nên thở như thế nào?”
RÚT KINH NGHIỆM
Ninh Bình, ngày 27 tháng 10 năm 2019
Người soạn
 Lê Thị Thanh Lam

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_1_hoat_dong_m.docx