Hình thức: Thao giảng
Nội dung: Trao đổi về quy trình, Toán Lớp 3.
Đối tượng tham dự: Tập thể khối ba cùng các thành viên các khối còn lại.
1. Mục đích, yêu cầu của thao giảng.
- Thông qua việc tổ chức thao giảng để nhằm thống nhất về quy trình, phương pháp giảng dạy, cách trình bày bảng và các biện pháp dạy học Toán lớp 3.
2. Chuẩn bị điều kiện, phương tiện thực hiện.
- Chuẩn bị về nội dung thao giảng.
- Tiết dạy minh hoạ, các đồ dùng phục vụ tiết dạy.
3. Nội dung thao giảng.
- Phần trao đổi trước khi dạy minh hoạ.
4.Nội dung – kiến thức môn toán:
1. Mục tiêu của môn học (nhiệm vụ của môn học):
THAO GIẢNG MÔN TOÁN LỚP 3 Họ và tên người thực hiện: Huỳnh Công Lịnh - Năm vào ngành 2000. Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3B Ngày thực hiện: 16/ 9/ 2010 Hình thức: Thao giảng Nội dung: Trao đổi về quy trình, Toán Lớp 3. Đối tượng tham dự: Tập thể khối ba cùng các thành viên các khối còn lại. 1. Mục đích, yêu cầu của thao giảng. - Thông qua việc tổ chức thao giảng để nhằm thống nhất về quy trình, phương pháp giảng dạy, cách trình bày bảng và các biện pháp dạy học Toán lớp 3. 2. Chuẩn bị điều kiện, phương tiện thực hiện. - Chuẩn bị về nội dung thao giảng. - Tiết dạy minh hoạ, các đồ dùng phục vụ tiết dạy. 3. Nội dung thao giảng. - Phần trao đổi trước khi dạy minh hoạ. 4.Nội dung – kiến thức môn toán: 1. Mục tiêu của môn học (nhiệm vụ của môn học): - Biết đọc, viết, đếm, sắp xếp các số; thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000. - Biết tính giá trị biểu thức số có tới 2 dấu phép tính; tìm thành phần chưa biết của phép tính; tìm một trong các phần bằng nhau của một số; biết đo, ước lượng các đại lượng thường gặp: đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo diện tích. Biết thêm về hình chữ nhật, hình vuông. Bước đầu biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn Toán để giải quyết các vấn đề đơn giản: đọc và sắp xếp các số liệu, giải toán có lời văn; thực hành xác định các góc; thực hành đo thời gian, đo khối lượng, đo diện tích, chuyển đổi và sử dụng tiền Việt Nam. 2. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng: Tiếp tục giúp HS: - Phát triển năng lực tư duy (so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá; phát triển trí tưởng tượng không gian; tập nhận xét các số liệu thu thập được, diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin, cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú học toán. - Thực hành giải đúng các bài tập ngay trong tiết học, biết vận dụng vào thực tế đời sống. - Tự phát hiện kiến thức từng bài dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. - Học sinh biết hoạt động trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ, kí hiệu, biết diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết. 3. Biện pháp dạy học chủ yếu: a) Phương pháp dạy bài mới: - Giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học. - Giúp HS tập khái quát hoá cách giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới. - Hướng dẫn HS thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức có liên quan đã học. - Giúp HS phát triển trình độ tư duy và khả năng diễn đạt bằng lời, bằng hình ảnh, bằng kí hiệu. b) Phương pháp dạy học các nội dung thực hành luyện tập. - Giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình bằng mọi cách. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS, khuyến khích học sinh tự đánh giá. Kết quả thực hành luyện tập; giúp HS nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của bài tập. 4. Kế hoạch giảng dạy từng chương: Chủ đề (Chương) Mục đích yêu cầu Kiến thức cơ bản Biện pháp 1. Ôn tập và bổ sung + Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. + Cộng, trừ các số có 3 chữ số. + Ôn tập bảng nhân, bảng chia. + Ôn tập về hình học. + Ôn tập về giải toán. + Xem đồng hồ - HS biết đọc, viết, so sánh, làm các phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số. - Thuộc các bảng nhân, chia 2 – 3- 4- 5. - Nhớ cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi, tam giác, hình chữ nhật. - Biết xem đúng giờ trên mặt đồng hồ. Hs tự luyện tập dưới hình thức học cá nhân hoặc thảo luận nhóm đôi. 2. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 Giúp HS: + Lập được bảng nhân và chia 6 – 7 – 8 -9. + Nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. + Thực hiện được phép chia có dư. + Gấp một số lên nhiều lần. + Giảm một số đi một số lần. + Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. + Tìm số chia. + Góc vuông, góc không vuông. + Bảng đơn vị đo độ dài. + Bài toán giải bằng hai phép tính. + Nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. + So sánh số gấp mấy lần số bé và ngược lại. +Giới thiệu bảng nhân, bảng chia; tính giá trị biểu thức, chu vi hình chữ nhật, hình vuông. - Bảng nhân, chia 6 – 7 – 8 – 9 . - Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Gấp một số lên một số lần. - Giảm đi một số lần. - Tìm số chia. - Bảng đơn vị đo độ dài. - Nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. - Nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. - Tính giá trị của biểu thức. - Chu vi hình chữ nhật, hình vuông. 3. Các số đến 10 000 - Đọc, viết, so sánh, làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số có 4 -5 chữ số. - Nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. - Thực hành xem đồng hồ. - Giải bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị. - Hình tròn. - Tiền Việt Nam. - Yếu tố thống kê. - Đọc, viết, so sánh các số có 4 -5 chữ số. - Cộng, trừ, nhân, chia các số có 4, 5 chữ số. - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. - Hình tròn. - Xem đồng hồ. - Giải bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị. 4. Các số đến 100000 - Đọc, viết, so sánh, làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số có 5- 6 chữ số. - Biết các đơn vị đo diện tích. - Biết cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Biết các đơn vị tiền Việt Nam. - Biết tóm tắt và giải bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị. - Hình tròn. - Tiền Việt Nam. - Yếu tố thống kê. - Ôn tập các số đến 100000. - Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100000. - Ôn tập về đại lượng, hình học. - Ôn tập về giải toán. 5. Ôn tập cuối năm - Hệ thống, củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng về: + Các số đến 100000. + Các phép tính trong phạm vi 100000. + Các đại lượng, các yếu tố hình học. + Giải toán có lời văn Quy trình giảng dạy dạng bài luyện tập: 1. Tổ chức cho HS làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong SGK. 2. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. - GV có thể cho HS trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Nên khuyến khích HS bình luận về cách giải của bạn, kể cả cách giải của GV, SGK, tự rút ra kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ớ nhóm, ở lớp. 3. Khuyến khích HS tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập. - Tập cho HS thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, sai không. 4. Giúp HS nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài tập thực hành luyện tập. 5. Tập cho HS thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với các cách giải đã có sẵn. Mô hình trình bày bảng Thứ, ngày tháng năm (Ghi chung cho buổi học) TOÁN Tên bài 1. Ví dụ minh hoạ: 2. Luyện tập: - Bài tập 1: - Bài tập 2: - Bài tập 5. Đánh giá rút kinh nghiệm: Nhìn chung tiết dạy đã thành công do có sự chuẩn bị chu đáo về bài dạy minh hoạ, nội dung trao đổi thảo luận. Bên cạnh còn những hạn chế cần khắc phục: Hoạt động trò chơi tổ chức chưa mang tính công bằng, cần kiểm tra nhiều học sinh trên lớp khi làm bài tập. -Những nội dung thống nhất sau tiết dạy: - Quy trình các bước lên lớp . - Trình bày bảng theo mô hình trên. Các thành viên tham dự Người thực hiện ( Chữ ký – họ tên ) ( Chữ ký – Ghi rõ họ tên ) Huỳnh Công Lịnh
Tài liệu đính kèm: