LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng đọc - viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Ở bậc Tiểu học môn Toán và môn Tiếng Việt là hai môn công cụ trong tất cả các môn học nhưng Tiếng Việt là một môn đặc biệt quan trọng và khó khăn đối với học sinh Tiểu học nhất là học sinh người địa phương (vì ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các em còn bất đồng với ngôn ngữ Tiếng Việt ).
Từ môn Tiếng Việt nhằm hình thành cho các em 4 kỹ năng : nghe - nói - đọc - viết. Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng vững chắc giúp các em tiếp thu những kiến thức mới, những kỹ năng mới để tạo cho các em học tốt những môn học khác.
Hiện nay một trong những vấn đề cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phải thực hiện dần từng bước cho phù hợp với những đổi mới về nội dung và thiết bị dạy học, về đánh giá kết quả học sinh.
Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 1 Phần I: A.ĐẶT VẤN ĐỀ -----a&b----- I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng đọc - viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Ở bậc Tiểu học môn Toán và môn Tiếng Việt là hai môn công cụ trong tất cả các môn học nhưng Tiếng Việt là một môn đặc biệt quan trọng và khó khăn đối với học sinh Tiểu học nhất là học sinh người địa phương (vì ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các em còn bất đồng với ngôn ngữ Tiếng Việt ). Từ môn Tiếng Việt nhằm hình thành cho các em 4 kỹ năng : nghe - nói - đọc - viết. Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng vững chắc giúp các em tiếp thu những kiến thức mới, những kỹ năng mới để tạo cho các em học tốt những môn học khác. Hiện nay một trong những vấn đề cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phải thực hiện dần từng bước cho phù hợp với những đổi mới về nội dung và thiết bị dạy học, về đánh giá kết quả học sinh... Trên cơ sở vững chắc yêu cầu cơ bản về tri thức, kỹ năng của bộ môn Tiếng Việt ở từng bài học,từng tiết học cụ thể. Giáo viên nên tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động học tập nhằm huy động về hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để làm quen với phương pháp tự học tập, tự chiếm lĩnh tri thức mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học nhất là học sinh người địa phương , để tiếp cận với xu thế đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học thì người giáo viên phải làm như thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học. Đó là vấn đề tôi muốn trình bày. Trong giới hạn của bài viết này tôi chỉ xin được nêu ra nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và một số biện pháp trong việc thực hiện có hiệu quả như sau: Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 2 1. Thống kê nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 3 : Gồm có 4 phân môn có quan hệ mật thiết với nhau đó là: - Tập đọc. - Viết chính tả. - Từ ngữ - ngữ pháp. - Tập làm văn. Trong 4 phân môn đó phân môn Tập đọc, viết chính tả đóng vai trò quan trọng hơn cả. Bởi vì các em có đọc thông, viết thạo thì mới học tốt các phân môn còn lại. Và ngược lại, nếu như các em không biết đọc, viết thì sẽ không học được phân môn nào cả. 2. Những khó khăn tồn tại của việc hình thành kỹ năng đọc - viết cho học sinh lớp 3: * Đối với học sinh: Học sinh người địa phương ở bậc Tiểu học trên địa bàn xã nói chung, điều kiện học tập của các em còn nhiều hạn chế. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, ngôn ngữ bất đồng, có những em chưa nắm được hết tiếng mẹ đẻ. Tài liệu sách tham khảo và điều kiện phương tiện cho các em học tập còn nhiều thiếu thốn. Mặt khác sự quan tâm của phụ huynh còn quá ít. Bên cạnh đó, các mặt khách quan tác động làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. * Đối với giáo viên: - Vẫn còn một số giáo viên vẫn còn hời hợt, qua loa, chưa thực sự tận tâm suy nghĩ tìm ra những cách truyền đạt thích hợp với từng học sinh của mình. - Chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân học sinh chưa học tốt phân môn Tiếng Việt. - Giáo viên chưa nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp dạy học “ hướng tập trung vào học sinh “ tức là lấy học sinh làm trung tâm. - Giáo viên chưa chú ý đúng mức đặc diểm đối tượng, trò chơi học tập chưa được phát huy cao. Nhằm khắc phục những hạn chế trong việc Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 3 hình thành kỹ năng đọc - viết cho học sinh người địa phương là một việc làm đặc biệt quan trọng tạo nền móng cho các em học tốt các môn học khác ở bậc Tiểu học và các cấp học sau này. Góp phần tạo ra thế hệ trẻ có đầy đủ năng lực, tự tin, linh hoạt, sáng tạo để bước vào đời và làm chủ quê hương, đất nước sau này. Tôi chọn đề tài: “Một vài biện pháp hình thành kỹ năng đọc - viết để nâng cao chất lượng cho học sinh người địa phương“. II/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm giúp bản thân và các đồng nghiệp của mình hiểu thêm về việc rèn kỹ năng - đọc viết cho học sinh người địa phương, để từ đó có hướng khắc phục những yếu kém, hạn chế còn mắc phải trước đây. Trên cơ sở đó đề ra phương án sửa chưqã những hạn chế trong cách dạy của mình và cách học của học sinh nhằm rèn kỹ năng đọc - viết tốt nhất đối với tất cả học sinh người địa phương. III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn việc giảng dạy ở tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh. - Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của Tiểu học. - Nghiên cứu tài liệu tham khảo. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1/ Phương pháp quan sát. 2/ Phương pháp thông kê. 3/ Phương pháp kiểm tra thực hành. Phần II: B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ -----a&b----- Chương I: I/ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC : Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 1 Ngay từ lớp 1 các em đã được làm quen với bảng chữ cái, sau đó là đọc, viết các con chữ, các âm rồi đến các vần, tiếng ,từ, câu, đoạn rồi đến bài. Tức là các em được học từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Ví dụ: Các em muốn đọc, viết được tiếng bài chẳng hạn thì các em phải biết được các âm : b - a - i trong tiếng bài và phải phân biệt được đâu là âm đầu, đâu là vần ( b ; ai ) thì mới đánh vần được, sau đó là đọc trơn, đọc hiểu từng tiếng. II/ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG: Trí nhớ : Các em mau nhớ nhưng cũng mau quên bởi vì lứa tuổi các em là lứa tuổi ham chơi, thích chơi hơn học mà tư duy của các em lại còn mang nặng tính trực quan, cụ thể. III/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐỌC - VIẾT CHO HỌC SINH NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG CHƯA ĐẠT KẾT QUẢ CAO: Qua khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy học sinh lớp 3 mà còn quá yếu chưa biết đọc, viết tới 70%. Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa sát sao, chưa bám chắc vào tình hình thực tế, chưa nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên hiệu quả giáo dục chất lượng thấp. Chương II: I/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC: 1/ Biện pháp 1: Tăng cường cải tiến và sử dụng đồ dùng dạy học: - Ngoài tranh, ảnh ở sách giáo khoa, giáo viên còn thường xuyên sử dụng tranh ảnh có sẵn ở thư viện, sưu tầm hoặc tự làm để kết hợp minh hoạ với bài dạy cụ thể. Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 5 - Giáo viên thường xuyên tổ chức trò chơi “ học mà chơi, chơi mà học “ để gây hứng thú học tập cho học sinh. 1/ Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình nhận thức của con người luôn đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan“. Rất phù hợp với nhận thức của học sinh Tiểu học. Từ đặc điểm cơ bản này giúp cho chúng ta quyết định lựa chọn phương pháp này hoặc phương pháp khác kia sao cho đảm bảo tính khoa học, nếu làm tốt công việc lựa chọn phương pháp hợp lý thì kết quả dạy học đạt như mong muốn. Đổi mới phương pháp dạy học với việc phát huy ưu điểm của lối dạy học truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học trước hết phải được hiểu là không phủ định hoàn toàn các phương pháp dạy học theo lối cũ như : phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập...trong đó có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách thích hợp. Vấn đề ở đây là làm thế nào sử dụng hợp lý các phương pháp này trong một tiết dạy nhằm phát huy ưu điểm của các phương pháp này một cách tối đa. Tránh lạm dụng mà dẫn đến kết quả không như mong muốn. Trong giảng dạy môn Tiếng Việt tôi luôn kết hợp nhiều hình thức để lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với từng phân môn, từng chủ đề, từng bài cụ thể.Sau những tiết học giáo viên kiểm tra ngay sự lĩnh hội kiến thức của từng đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu. Để từ đó có kế hoạch, hướng dẫn hướng dẫn học sinh học ở nhà. Dưới đây là những phương pháp tôi đã sử dụng để giảng dạy môn Tiếng Việt: a/ Đối với phân môn Tập đọc: Giáo viên phải xác định được “ tập đọc “ là hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Trước hết là đọc đúng rồi đọc hay đọc diễn cảm, đọc để hiểu được văn bản đã học. Học sinh người địa phương thường hay đọc sai dấu. Ví dụ: Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 6 Khi đọc bài 6 Chú bò sách giáo khoa lớp 3, trang 14. Chú bò học sinh đọc là Chu bo . Đi học học sinh đọc là Đi hóc . Ậm ò học sinh đọc là Âm o. Buổi chiều học sinh đọc là Buôi chiêu . Tưởng học sinh đọc là Tương và Tượng . Khi giáo ... ồi mới điền. Ví dụ: Điền vào chỗ trống: - L/n : ....ớp học; trời ....ắng. - iêt hay iêc: xem x..........; hiểu b.......... Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 8 - Vở hay vỡ: Đổ ..........; sách ............; ............kịch. Sau khi học sinh điền đúng rồi, giáo viên cho học sinh liên hệ thức tế để các em nhận biết từ đúng nghĩa của nó khi viết. c/ Đối với phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp: Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp là một phân môn rất là trừu tượng đối với các em. Vì vậy khi muốn giải nghĩa từ giáo viên chuẩn bị tranh, ảnh thực tế kết hợp với song ngữ và hành động cụ thể thì các em mới nắm được kiến thức của bai và nghĩa của từ. Ví dụ: Khi dạy bài Sách học-bài học, bài làm - Câu đơn.Lớp 3. Phần 1: Giải nghĩa từ. Giáo viên cho học sinh thảo luận sau đó giáo viên dùng hình ảnh vật thật để học sinh nắm nghĩa của từ. Giáo viên đưa ra một sốù quyển sách và hỏi học sinh: ? Trên tay cô có những vật gì ? ( Những quyển sách.) ? Em hãy kể ra những quyển sách trên tay cô có ? ( Sách Tiếng Việt, sách Toán, sách TNXH, sách Đạo đức...) ? Em hãy kể tên những quyển sách mà em có ? ( Sách Kỹ thuật, Toán, Đạo đức...) ? Những quyển sách đó dùng để làm gì ? ( Sách để học.) ? Các em phải giữ gìn những quyển sách đó như thế nào ? (Cẩn thận.) ? Sách tiếng địa phương gọi là gì ? (Ra)..... Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét tuyên dương, liên hệ thực tế giảng giải để học sinh hiểu được nghĩa của từ cẩn thận . Khen những em làm tốt, nhắc nhở những em giữ gìn sách vở chưa được cẩn thận. * Chuyển sang phần Ngữ pháp. -Giáo viên cho học sinh đặt câu với từ vừa đưa ra. Ví dụ 1: Em / giữ gìn sách vở rất cận thận. BPCT1 BPCT2 Hoặc: Bạn Vên / giữ gìn sách vở rất cẩn thận. Giáo viên hỏi: Ai giữ gìn sách vở cẩn thận? Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 9 Học sinh trả lời: Em; bạn Vên. Giáo viên kết luận : Như vậy em là bộ phận chính thứ nhất của câu. Giáo viên hỏi tiếp: Em làm gì ? Học sinh sẽ trả lời: Giữ gìn sách vở rất cẩn thận. Giáo viên nhận xét và kết luận: Đây là bộ phận chính thứ hai của câu. ? Một câu có mấy bộ phận chính. Trả lời: Một câu có hai bộ phận chính người ta gọi là câu đơn. -Cho một số học sinh nhắc lại định nghĩa về câu đơn theo sách giáo khoa. Sau đó hướng dẫn học sinh làm bài tập và chữa bài tập. Ví dụ 2: Khi dạy bài Sông nước - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 trang 73. Muốn hình thành cho học sinh nắm được các từ ngữ như: sông, suối, thuyền, bè, tàu, canô, sàlan...Trên thực tế các em chưa biết cái thuyền, bè...là gì ? Vì vậy khi giáo viên dạy phải nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh vẽ về các con sông, suối, cái tàu, cái thuyền...Cụ thể dể cho các em thảo luận và tìm ra những từ nối đúng với hình vẽ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nghĩa từ bằng hình ảnh trực quan đến tư duy trừu tượng và kết hợp với phần dạy song ngữ tiếng địa phương. Sau đó hướng dẫn học sinh nhìn vào tranh để đặt câu đơn giản. Ví dụ: - Tàu đang chạy - Thuyền chở cá. Qua các ví dụ trên tôi muốn nhận rằng trong bất kỳ tiết dạy nào chúng ta cũng phải biết sử dụng phương pháp nào cho phù hợp và phải biết kết hợp nhiều phương pháp một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả trong các tiết dạy. II/ HƯỚNG RÈN LUYỆN HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐỌC - VIẾT CHO NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG LÀ: - Luyện cho học sinh thường xuyên học thuộc bảng chữ cái. Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương.Trang 10 - Đọc, viết thành thạo các âm, vần, tiếng đã học. - Hình thức luyện đọc trong các giờ Tâp đọc, giờ viết chính tả và các giờ của những môn học khác. - Giáo viên thường xuyên giao việc, kiểm tra sát sao, động viên khuyến khích kịp thời để các em có chí hướng vươn lên. Sau đây là 1 giáo án minh hoạ cho việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc. Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. Tiết : Tập đọc. Bài :HOẠ MI HÓT. Sách giáo khoa trang 12. I) Mục tiêu: - Đọc đúng các từ: vang lừng, lấp lánh, bừng giấc, kỳ diệu, màu sắc, dìu dặt, vui sướng. + Ngắt hơi đúng chỗ khi đọc câu văn dài:”Tiếng hót dìu dặt.../ Hoạ mi / giục...tưng bừng / ca ngợi...” + Đọc giọng say sưa thể hiện sự xúc cảm trước vẽ đẹp của phong cảnh mùa xuân. + Hiểu từ ngữ: kì diệu, hoà nhịp, bừng giấc. + Học sinh thấy mùa xuân về, cảnh vật đổi mới đem lại nhiều sức sống và niềm vui mới. - Rèn luyện kỹ năng đọc đúng dấu, đúng tiếng. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ khi đọc các câu văn dài, các dấu phẩy, dấu chấm. - Giáo dục học sinh: Biết yêu quý và bảo vệ những con chim có ích cho đời. II) Chuẩn bị: - Tranh ảnh về mùa xuân. - Tranh ảnh về con chim hoạ mi. III) Lên lớp: Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương.Trang 11 1/ Ổn định tổ chức:. 2/ Kiểm tra bài cũ: - 2,3 học sinh học thuộc lòng và trả lời câu hỏi. ? Nêu các từ ngữ diễn tả mùa xuân đẹp và sinh động ? - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài: Giáo viên dùng tranh để giới thiệu bài và ghi đề. b. Hướng dẫn đọc : - Giáo viên đọc mẫu và chia làm 3 đoạn. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn cách đọc từng đoạn. - Gọi 3 học sinh khá đọc nối tiếp nhau cho hết cả bài - Một học sinh đọc đoạn1 ? Hoạ mi hót nghe hay nhất vào thời gian nào ? - Học sinh trả lời, giáo viên kết hợp giải nghĩa từ kì diệu. -Học sinh đọc thầm và đọc từ khó. Giáo viên kèm học sinh yếu. - Hai học sinh đọc tiếp đoạn 2, ? Khi Hoạ mi hót thì cảnh vật biến đổi ra sao? ( Về trời, da trời, hồ, mây, hoa như thế nào ?) -HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. Hát, KTĐD . “ Ngày xuân” - Xanh rợn, trắng điểm. “ Hoạ mi hót” ( Võ Quảng). Bài chia 3 đoạn : Đoạn 1: Từ đầu ---> kì diệu. Đoạn 2: Tiếp ---> đổi mới. Đoạn 3: Còn lại. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn. -...vào mùa Xuân. Từ ngữ : kì diệu Từ khó: vang lừng, kì diệu. - Trời bỗng sáng thêm ra. Sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng Hoạ mi hót lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Làn mây trắng, trắng hơn. Các loài hoa...chợt bừng giấc. Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương.Trang 12 - Kết hợp giải nghĩa từ. - Giáo viên hướng dẫn đọc đoạn 2 - Một học sinh đọc lại bài. - Học sinh tìm từ khó đọc trong đoạn. - Giáo viên đọc mẫu từ khó. Gọi 2,3 học sinh khá đọc lại. - Học sinh đọc cá nhân từ khó. - Học sinh đọc cá nhân đoạn 2 theo nhiều hình thức ( tổ, cá nhân ) và trả lời câu hỏi trên một lần. - Học sinh đọc thầm cả lớp đoạn 2 - Giáo viên đi kèm ( rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu). - Một học sinh đọc cả đoạn 1 và 2 - Một học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi. ? Chim,Hoa,Mây, Nước nghĩ như thế nào về tiếng hót của Hoạ Mi ? ? Hoạ Mi cảm thấy như thế nào và đã làm gì ? - Học sinh đọc luyện cá nhân từ 3 đến 4 em. - Học sinh tìm từ khó đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 3. - Học sinh đọc lại đoạn 3 và trả lời câu hỏi trên. 4/ Luyện đọc Học thuộc lòng(5’): - Học sinh học thuộc lòng theo nhóm. - Giáo viên đi rèn kĩ năng đọc cho học sinh yếu. - Từ ngữ: hoà nhịp, bừng giấc. - Từ khó: lấp lánh, bừng giấc, màu sắc. Đọc theo nhóm. “ Mùa xuân.....đổi mới” - Đều cho rằng tiếng hót của Họạ Mi đã làm cho tất cả bừng giấc. -..... trong lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. - Từ khó: kì diệu, vui sướng, lòng. Nhóm 2 em. Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương.Trang 13 5/ Củng cố, dặn dò: - Một học sinh đọc cả bài. - Hocï sinh xung phong đọc học thuộc lòng và trả lời các câu hỏi trên. - Giáo viên theo dõi, nhận xét, sửa sai, đánh giá. - Dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài Máy bơm nước - Giáo dục học sinh qua bài học, liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học. Phần III: C.KẾT LUẬN. -----a&b----- Qua thời gian tổ chức dạy học theo hình thức đổi mới phương pháp, bản thân tôi rất tán thành và tâm đắc với phương pháp này. Vì giáo viên khi lên lớp cảm thấy nhẹ nhàng mà kết quả học sinh lại cao, học sinh được hoạt động nhiều và có tinh thần, ý thức tự giác trong học tập. Đúng như vậy kết quảhọc sinh yếu đã giảm nhiều so với đầu năm. Học sinh khá và trung bình tăng dần ở cuối học kỳ I. Nhiều học sinh đã biết đọc, viết...Có những em viêta đúng, viết đẹp, đọc chính xác và tiếp thu bài nhanh. Các em đã có nhiều tiến bộ trong học tập nhất là môn Tiếng Việt. Để đạt được điều này, tôi đã bỏ ra không ít công sức và thời gian đầu tư cho việc giảng dạy. Nhưng điều quan trọng hơn cả là các em đã tiếp thu bài và học khá dần hơn lên. Trên đây là một số ý và phương pháp mà tôi đang áp dụng trong quá trình giảng dạy ở lớp tôi. Kính mong những ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu và những ý kiến đóng góp của anh chị em đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn trong bài viết sau. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Ia Tô. Ngày....tháng.....năm 2004. CẤP TRƯỜNG Người viết Trịnh Thị Sen
Tài liệu đính kèm: