Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 9

Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 9

Tự nhiên xã hội Tiết 17

ÔN TẬP – KT CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I/Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cấu tạo ngoài và chức năng cuảa cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, nước tiểu và thần kinh, nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh

II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK /36.

Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để HS bốc thăm.

III/Các hoạt động dạy học

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tự nhiên xã hội Tiết 17
ÔN TẬP – KT CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I/Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cấu tạo ngoài và chức năng cuảa cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, nước tiểu và thần kinh, nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh 
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK /36.
Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để HS bốc thăm.
III/Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1:
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan hô hấp tuần hoàn bài tiết nước tiểu và thần kinh 
-Cách tiến hành 
Phương án 1: Chơi theo đội 
GV cử ban giám khảo phát cho các câu hỏi đáp án để theo dõi nhận xét các đội trả lời 
GV điều khiển cuộc chơi 
3/Củng cố dặn dò: (3-5') Nêu cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp 
Chuẩn bị ôn tập (tt)
Bước 1: Tổ chức 
Chia lớp thành 4 nhóm 
Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi
3,4 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi 
HS nghe câu hỏi 
Đội nào có câu trả lời lắc chuông trước trả lời , phổ biến cách tính điểm 
Bước 3: chuẩn bị .
-Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi .
Bước 4: Tiến hành 
Bước 5: Đánh giá tổng kết, BGK hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội.
*************** 
Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 20069
Đạo đức Tiết 9
CHIA SẼ VUI BUỒN CÙNG BẠN (BÀI 5)
I/Mục tiêu: 
HS hiểu:
1,Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên giúp bạn khi bạn có chuyện buồn.
-Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè có quyền được đối xử bình đẳng có quyển hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn .
2,HS biết cảm thông chia sẻ vui buồn cùng nhau trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân.
II/Tài liệu và phương tiện :
Vở bài tập Đạo đức 3
Tranh + phiếu học tập cho hoạt động 1 tiết 2. Các câu chuyện bài thơ, bài hát, tấm gương ca dao, tục ngữ về tình bạn.
-Cây hoa để chơi hái hoa dân chủ 
III/Các hoạt động dạy học Tiết 1
Khởi động cả lớp tập hát tập thể bài hát lớp chúng ta đoàn kết .
Hoạt động 1: Thảo luận và phân tích tình huống .
Mục tiêu: HS biết được biểu hiện cảu quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn 
Cách tiến hành 
-GV giới thiệu tình huống .
Đã 2 ngày bạn ân không đến lớp vì mẹ bạn Aân ốm đã lâu, bố bị tai nạn giao thông . Chúnng ta đã làm gì để giúp bạn Aân .
HS quan sát tình huống và cho biết nội dung tranh: thảo luận nhóm nhỏ về cách ứng xử trong tình huống 
GV kết luận khi bạn có chuyện buồn em cần động viên an ủi bạn, giúp bạn bằng những công việc làm phù hợp 
Hoạt động 2: Đóng vai
-Mục tiêu: HS biết suy nghĩ chia sẻ vui buồn cùng bạn
-y/c HS xây dựng 2 kịch bản và đóng vai
Cách tiến hành chung vui với bạn khi bạn có chuyện vui
Cách tiến hành 
GV đọc từng ý kiến .
a)Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết
b)Niềm vui bỗi buồn là cái riêng
HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa xanh đỏ trắng
c)Niềm vui sẽ được nâng lên 
d)Người không quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của bạn bè không phải là người bạn tốt 
e)Trẻ em có quyền được hỗ trợ , giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn 
GV kết luận : Các ý kiến a, c, d, d, e là đúng ý kiến b là sai 
HD thực hành : Quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp trong trường và nơi ở.
3)Củng cố dặn dò: (3-5') Vì sao chúng ta phải chia niềm vui nỗi buồn cùng bạn
Chuẩn bị: Chia sẻ nổi buồn cùng bạn (tt)
--------------------------- 
Thủ công Tiết 9
ÔN TẬP CHƯƠNG 1 PHỐI HỢP GẤP, CẮT DÁN HÌNH
I/Mục tiêu: 
Đánh giá kiến thức kỹ năng của HS qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp, cắt dán một trong các hình đã học.
II/ GV chuẩn bị: các mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5
II/Nội dung kiểm tra :
-Đề kiểm tra: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp cắt dán một trong những sản phẩm đã học
Gấp tàu thuỷ 2 ống khói. Gấp con ếch, lá cờ đỏ sao vàng, hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Thưc hành gấp, cắt dán một số sản phẩm đã học.
IV/Đánh giá :
V/ Củng cố, dặn dò : (3-5')
Nhận xét về sự chuẩn bị của HS 
Tiết sau mang giấy màu hồ dán, chuẩn bị cắt dán chữ cái đơn giản
----------------------------- 
Thể dục Tiết 17
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/Mục tiêu :
-Học động tác vươn thở và tay của bài Thể dục phát triển chung, yêu cầu HS thực hiện được động tác tương đối đúng.
-Trò chơi chim về tổ yêu cầu biết tham gia tương đối chủ động .
II/Địa điểm phương tiện :
-Địa điểm trên sân trường , phương tiện chuẩn bị còi, kẻ sân
III/Nội dung và phương pháp lên lớp	
A.Phần mở đầu: 
GV nhận lớp phổ biến nội dung y/c giờ học
2 – 3’
Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân
Khởi động các khớp 
1 – 2’
B.Phần cơ bản: 
10’
Học động tác vươn thở và động tác tay 
Động tác vươn thở 
10’
Đội hình 2, 4 hàng ngang tập 3 – 4 lần
Động tác tay
Trò chơi chim về tổ 
C.Phần kết thúc: 
Đi thường theo nhịp và hát
Nhận xét hệ thống bài 
3/Củng cố dặn dò: Về nhà tập lại 2 động tác 3 – 4 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp 
Chuẩn bị học động tác chân lườn . 
****************** 
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009
Thể dục Tiết 18
ÔN HAI ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ TAY BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG
I/Mục tiêu: Oân động tác vươn thở và động tác tay của bài Thể dục phát triển chung.
Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng trò chơi : “chim về tổ” y/c biết cách chơi và chơi tương đối chủ động .
II/Địa điểm phương tiện :
-Địa điểm : Sân trường vệ sinh sạch sẽ 
Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ vạch sẵn hoặc vẽ trò chơi “chim về tổ” yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối .
III/Nội dung và phương pháp lên lớp 
A.Phần mở đầu: 
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
1 – 2’
Chạy xung quanh sân đứng vòng tròn khởi động 
-Chơi trò chơi “chạy tiếp sức” 
1 – 2’
 B.Phần cơ bản: 
Oân động tác vươn thở và động tác tay .
Oân tập từng động tác sau đó tập liên hoàn cả hai động tác . Oân 2 động tác 4 lần
8 – 10’
8 – 10’
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp 
C.Phần kết thúc: 
Đi thường theo nhịp và hát 
3 – 4’
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp 
Nhận xét hệ thống bài , chuẩn bị học động tác chân lườn. 
***************** 
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tự nhiên xã hội Tiết 18
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I/Mục tiêu: Giúp HS củng cố về kiến thức nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn các cơ quan hô hấp , tuần hoàn , bài tiết, và thần kinh. Đóng vai vận động nọi người sống lành mạnh không sử dụng chất độc hại như thuốc lá rượu ma tuý .
II/Đồ dùng dạy học: Như tiết 17
III/Hoạt động dạy học : 
Phương án 2: Chơi theo cá nhân 
Dùng các phiếu câu hỏi 
HS lên bốc thăm và trả lời . HS theo dõi và nhận xét bổ sung 
Hoạt động 2: Đóng vai 
Mục tiêu: Đóng vai vận động mọi người sống lành mạnh không sử dụng các chất độc hại 
Mỗi nhóm chọn đề tài
Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 1 đề 
Nhóm 1: Chọn đề tài vận động không hút thuốc lá
Bước 2: Thực hành 
Bước 3: Trình bày và đánh giá 
Nhóm 2: chọn đề tài vận động không uống rượu.
Nhóm 3: Chọn đề tài không sử dụng ma tuý
-GV chốt lại : Tuyên dương những tiểu phẩm hay. 
Thảo luận nhóm, các nhóm cử đại diện lên trình bày theo đề tài đã chọn. 
3/Củng cố dặn dò: (3-5') Để có cuộc sống lành mạnh chúng ta phải làm gì? Về nhà xem lại bài 
------------------------ 
An toàn giao thông Bài 2
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I/Mục tiêu: 
1.Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt những qui định bảo đảm an toàn giao thông đường sắt 
2.Kỹ năng :
-HS biết thực hiện các qui định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ (có rào chắn và không có rào chắn)
3.Thái độ: Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt không ném đá hay vật cứng lên tàu.
II/Nội dung an toàn giao thông :
-Đặc điểm: đường sắt, đường dành riêng cho tàu hoả.
-Qui định về an toàn giao thông .
III/Chuẩn bị: -Biển báo, bản đồ , tranh ảnh. 
-Phiếu học tập .
IV/Hoạt động dạy học : (30-35') 
Hoạt động 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt 
a)Mục tiêu : HS biết được đặc điểm của giao thông đường sắt và tự hệ thống đường sắt Việt Nam 
b)Tiến hành : GV hỏi 
Để vận chuyển nhiều hàng hoá ngoài các phương tiện ôtô, xe máy. Em nào biết còn có phương tiện nào? 
Tàu hoả, đường sắt 
Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào ? Em nào được đi trên tàu hoả , em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hoả và ô tô.
Oâtô đi trên đường bộ, đường nhựa , tàu hoả đi trên đường sắt. 
-GV và HS nhận xét bổ sung , giới thiệu 1 số tranh ảnh đường sắt nhà ga, tàu hoả. Khi gặp tình huống nguy hiểm tàu có thể dừng ngay không vì sao? 
Không dừng lại ngay được 
Hoạt động 2: HS biết nước ta có đường đi những đâu? Tiện lợi của an toàn giao thông . Đi nhanh an toàn . GV giới thiệu bản đồ đường sắt 6 tuyến đường sắt ở nước ta.
Hoạt động 3: Những qui định trên dường bộ có đường sắt cắt ngang.
a-Mục tiêu
b-Tiến hành
các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? Ơû đâu?
-Khi tàu đến có chuông báo hiệu và sào chắn không .
-Khi đường sắt gặp tàu hoả chạy cắt nganng đường bộ thì em cần phải tránh như thế nào?
-GV giới thiệu 1 số điểm báo giao thông đường sắt .
C/kết luận: XSGV 
Hoạt động 4: Luyện tập 
a-Mục tiêu: Củng cố nguyên tắc về đường sắt và bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và ô trống.
GV phát phiếu 6 câu
Câu 1 (D) 2(Đ) 3(Đ) 4(S) 5(S) 6(S).
-HS nêu kết quả và phân tích lý do em vừa ch5n.
V.Củng cố: (3-5') 
-Đường sắt là đường dành riênng cho phương tiện nào?
-Cần nhớ những qui định trên để giữ an toàn giao thông đường sắt.
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT 9 Cac mon.doc