Giáo án hội giảng Thành phố môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020

Giáo án hội giảng Thành phố môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, các câu thơ lục bát.

- Đọc trơn toàn bài và đọc đúng các từ khó: rừng phách, trăng, thắt lưng,

- Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.

 3. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.

II. Đồ dùng dạy- học:

 1. Giáo viên: SGK, giáo án điện tử

 2. Học sinh: SGK, vở ghi.

 

docx 11 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hội giảng Thành phố môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2019- 2020
	MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
	Người dạy: 
	Ngày dạy: Thứ ba ngày tháng năm 2019
TẬP ĐỌC: 	NHỚ VIỆT BẮC 
I. Mục tiêu:
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, các câu thơ lục bát.
- Đọc trơn toàn bài và đọc đúng các từ khó: rừng phách, trăng, thắt lưng,
- Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
	3. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu. 
II. Đồ dùng dạy- học:
	1. Giáo viên: SGK, giáo án điện tử
	2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy-học:
	1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Giờ tập đọc trước các con đã học bài nào? Bấm slide KTBC
(Giờ tập đọc trước chúng con đã học bài tập đọc Người liên lạc nhỏ
- Tốt lắm!
	- Cô mời 1 bạn lên đọc đoạn 1 bài “Người liên lạc nhỏ”
	- Con cho cô biết: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
 - Mời bạn ............ nhận xét phần đọc và trả lời của bạn.
	- Cô cũng đồng ý với ý kiến của con.
	- Vậy qua bài tập đọc này, con thấy anh Kim Đồng là người như thế nào?
	(Anh Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm.)
	 - Bạn trả lời đúng chưa? Cô mời con....
- GV nhận xét, đánh giá: Qua kiểm tra bài cũ cô thấy các con đã có ý thức tự học và hoàn thành tốt bài cũ. Cô khen tất cả các con.
	3. Dạy bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- GV bấm slide tranh và hỏi :
+ Các con hãy quan sát tranh và cho cô biết: Tranh vẽ những gì?
- GV nhận xét: Các con quan sát rất tốt rồi đấy.
- GV nói: Đây là bức tranh vẽ phong cảnh của miền núi Việt Bắc. 
........................................................
+ Các con ạ: Việt Bắc là chiến khu của ta trong thời kì đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- BẤM SLIDE BẢN ĐỒ VIỆT BẮC 
Các con cùng quan sát lên màn hình bản đồ về chiến khu việt bắc
+ Việt Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang)
+ Đến năm 1955 chính phủ và cán bộ trở về xuôi nhưng trong lòng không nguôi nỗi nhớ chiến khu, nhớ Việt Bắc. Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài tập đọc “Nhớ Việt Bắc”chúng ta được học hôm nay là một đoạn trong bài thơ nổi tiếng này.
Nối tiếp nhắc lại tên bài cho cô.
- GV ghi tên bài
- Yêu cầu hs mở SGK trang 115 (gv ghi bảng trang 115)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu:
- GV: Các con cùng theo dõi SGK lắng nghe cô đọc bài.
- GV: Bài thơ này được viết theo thể thơ lục bát. Khi đọc bài này các con đọc với giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm. Chú ý ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, giữa các câu thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
b) Hướng dẫn đọc nối tiếp câu:
* Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó:
- GV: Trong bài này, cứ hai dòng thơ là 1 câu.
+ Sau đây cô tổ chức cho lớp mình đọc nối tiếp câu (Lần 1), mỗi em đọc 1 câu nối tiếp đến hết. 
+ Trong khi đọc các con chú ý tìm cho cô những từ ngữ khó đọc nhé!
+ Bắt đầu từ bạn...
- GV nhận xét: Vừa rồi cô thấy các con đọc tương đối tốt rồi.
+ Vậy trong bài thơ này có từ nào con thấy khó đọc?
- Gọi HS nêu từ khó đọc, GV ghi bảng: rừng phách, trăng, thắt lưng.
- GV: Đọc cho cô các từ trên bảng. Cô mời...
- GV: Nhận xét phần bạn đọc.
Cô mời cả lớp đọc.
- GV: Cô thấy các con đã luyện đọc đúng các từ khó. Bây giờ chúng ta đọc lại một lần nữa
(Lần 2) và chú ý đọc to, rõ ràng, đọc đúng từ khó nhé!
Bắt đầu từ bạn...
+ GV nhận xét: Qua phần đọc nối tiếp câu, cô thấy các con đọc tương đối to, rõ ràng, trôi chảy và đọc đúng các từ khó trong bài.
c) Hướng dẫn HS đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ.
* Chuyển ý: ( Đọc nối tiếp đoạn lần 1) Để giúp các con đọc tốt hơn và ngắt nghỉ đúng, chúng ta cùng chuyển sang phần đọc nối tiếp đoạn. Bài tập đọc này được chia thành 3 đoạn: (Hiển thị màn hình) bấm slide
Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu
Đoạn 2: 6 dòng thơ tiếp theo
Đoạn 3: Phần còn lại
- GV: Cô mời 3 bạn đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- Gọi HS nhận xét: 
- GV: Cô đồng ý với ý kiến của các con.
- Cô mời bạn........ đọc đoạn 1. 
-GV: Trong câu Rừng xanh...thắt lưng
+ Con hiểu nghĩa của từ đèo như thế nào?
- Bạn trả lời rất chính xác.
- GV hiển thị hình ảnh đèo: Các con chú ý lên màn hình đây là bức ảnh chụp một con đèo đấy. 
HS đọc và tiêu từ ở đoạn 2+3
- Đọc to đoạn 2 giúp cô. Cô mời..
+ Trong đoạn 2 bạn vừa đọc, các con có thấy từ ngữ nào mình còn chưa hiểu?
+ À, các con cùng hướng lên màn hình. (Bấm slide). Đây chính là cây giang đấy các con ạ! Giang là cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc mà ông bà ta vẫn dung để gói bánh chưng trong ngày tết đấy các con ạ.
 (Bấm slide ) Còn đây chính là hình ảnh cây phách, một loại cây thân gỗ, lá ngả sang màu vàng vào mùa hè.
- Trong dòng thơ cuối của đoạn 2 cô thấy có từ ân tình và từ thủy chung. 
+ Con hiểu thế nào là ân tình?
+ Bạn nào có thể giúp cô đặt câu với từ ân tình.
- Cô cảm ơn con. Bạn đặt câu rất hay. Cả lớp tuyên dương bạn.
+ Thế còn thủy chung nghĩa là gì ?
- Đọc tiếp đoạn còn lại của bài. Cô mời bạn
- Bây giờ các con đọc nối tiếp 3 đoạn của bài lần nữa (Lần 2). Khi đọc các con chú ý về cách ngắt nghỉ hơi trong câu.
- Qua phần đọc vừa rồi các con thấy cách ngắt nghỉ hơi trong đoạn nào khó hơn?.
- Vậy bây giờ các con hãy nghe cô đọc và phát hiện xem cô đã ngắt nghỉ ở những chỗ nào?
- Bạn nào cho cô biết, khi đọc đoạn này ta cần ngắt nghỉ như thế nào?
- Nhận xét phần trả lời của bạn.
- Cô cũng nhất trí với ý kiến của các con. Bấm slide cách ngắt nghỉ hơi 
- Ngoài ra các con cần đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm như: nhớ, đỏ tươi, nắng ánh, gài.
- Cô mời 1 bạn đọc .
- Nhận xét bạn đọc?
- Tốt lắm. Cô mời .. đọc lại đoạn 1 trong SGK.
- Cô thấy nhiều ban lớp mình đọc tốt rồi đấy. Bên cạnh đó còn 1 số bạn cần luyện đọc nhiều hơn nhứ bạn HÀO (L/N) NAM (dấu thanh ngã / sắc)
d. Luyện đọc đoạn trong nhóm:
+ Qua luyện đọc trước lớp cô thấy các con đã đọc đúng từ khó, biết ngắt nghỉ khi đọc các khổ thơ. Bây giờ cô cho các con luyện đọc bài theo nhóm đôi. Thời gian luyện đọc cho các con 2 phút bắt đầu.
+ Cô thấy các nhóm đọc xong rồi.
Cô mời nhóm bạn đọc.
- Gọi HS nhận xét.
- Cô đồng ý với ý kiến của con.
- Mời nhóm bạn.. đọc nào.
- Gọi HS nhận xét.
- Cô đồng ý với ý kiến của con.
+ Cô thấy rằng tất cả các nhóm đã đọc tốt rồi đấy. Cô khen các nhóm.
e. Đọc đồng thanh: Bây giờ lớp mình đọc đồng thanh bài cho cô. (GV gõ thước: 1 câu gõ 1 lần)
- GV chốt: Qua phần luyện đọc, cô thấy các con đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng. 
* Chuyển ý: Để giúp các con hiểu được nội dung bài tập đọc, chúng ta cùng chuyển sang phần tìm hiểu bài.
2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Câu 1: Bây giờ cô mời một bạn đọc cho cô hai dòng thơ đầu
- GV nói: Trong 2 dòng thơ đầu tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết “ta” và “mình”
+ Hãy cho cô biết “ta” chỉ ai? “mình” chỉ những ai?
+ Con cho cô biết: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc ?
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- GV ghi bảng bên phải: Nhớ hoa cùng người rồi gạch chân bằng phấn màu : Nhớ hoa và nói: nhớ hoa là nhớ cảnh vật, núi rừng Việt Bắc. GV gạch chân người: và nói nhớ người là nhớ con ngườiở Việt Bắc.
CHUYỂN Ý: Cảnh vật và con người ở nơi đây có gì khiến người cán bộ về xuôi lưu luyến 12 dòng thơ thơ tiếp theo sẽ cho ta biết rõ điều đó.
Câu 2:
- Đọc thầm cho cô 12 dòng thơ tiếp theo và trả lời cho cô câu hỏi 2 trong SGK. (Bấm slide)
- Mời 1 bạn đọc câu hỏi 2 trong SGK.
 Tìm những câu thơ cho thấý:
a) Việt Bắc rất đẹp
b) Việt Bắc đánh giặc giỏi
- Một bạn đọc lại giúp cô câu hỏi này trên màn hình.
- Để trả lời câu hỏi này các con cùng thảo luận nhóm đôi trong thời gian là 2 phút, 2 phút bắt đầu
- Đã hết thời gian thảo luận, cô mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. Xin mời nhóm bạn..
(Bấm slide 12 dòng thơ.)
- Cô hoàn toàn nhất trí với câu trả lời của các con.
- GV: Qua phần chia sẻ của các con, cô thấy các con đã chia sẻ rất mạnh dạn, tự tin cô khen cả lớp mình.
* Chuyển ý: Việt Bắc không chỉ đẹp về thiên nhiên mà con người Việt Bắc cũng rất đẹp.
CÂU 3: 
- Các em hãy đọc thầm cả bài thơ và: Tìm những câu thơ nói lên vẻ đẹp của người Viêt Bắc .
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Cô cũng nhất trí với phần trả lời của cả lớp. 
- GV: Các con ạ, vẻ đẹp của người VB là vẻ đẹp trong lao động và trong chiến đấu.
- Rút ra nd bài học: Vậy qua phần tìm hiểu bài. Bạn nào cho cô biết: BÀI THƠ NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Con nêu lại cho cô.
- GV: Đây cũng chính là nd chính của bài thơ (Bấm slide)
- Gọi 2 hs đọc lại
3. Luyện đọc lại: 
* Chuyển ý: Các con đã nắm được nội dung bài. bây giờ chúng ta chuyển sang phần học thuộc lòng.
 - Ở bài này chúng ta sẽ học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- Gọi 1 hs đọc ( Bấm slide 10 dòng )
* XÓA LẦN 1:
- GV: Cô sẽ xóa một số từ, bạn nào có thể đọc lại 10 dòng thơ này. (Bấm slide xóa lần 1)
- Gọi hs đọc. Mời bạn đọc giúp cô.
- Nhận xét phần đọc của bạn.
- Con rất giỏi !
* XÓA LẦN 2: 
- GV: Lần này khó hơn cô sẽ xóa thêm 1 số cụm từ nữa, bạn nào xung phong đọc cho cô.(bấm slide xóa lần 2).
- Gọi HS đọc
- GVNX: Bạn đã đọc rất to và chính xác các từ còn thiếu. cả lớp tuyên dương bạn nào.
*XÓA LẦN 3: 
- GV: Chúng ta cùng đọc tiếp nhé! (bấm slide xóa lần 3)
- Bạn nào giỏi xung phong đọc giúp cô?
- gọi Hs nx.
- GV nx: Cô nhất trí. Vậy là bạn đã thuộc đoạn thơ này ngay tại lớp rồi đấy. Cả lớp cùng khen bạn.
- Trong lớp mình còn những bạn nào đã thuộc 10 dòng thơ này rồi.
- À rất nhiều bạn đã thuộc rồi ngay tại lớp rồi. 
- Xóa Lần 4: CHO CẢ LỚP ĐỌC DỒNG THANH
HS1: Con thưa cô con thấy hình ảnh 1 cô gái dân tộc, nhà sàn và núi đồi.
HS2: Con thưa cô con thấy 1 cô gái dân tộc vai đeo gùi, hoa chuối đỏ tươi ,hình ảnh nhà sàn ...
+ 3 HS nối tiếp nhắc lại tên bài 
+ HS nghe và theo dõi bài đọc trong SGK
- HS đọc nối tiếp câu, tìm từ khó đọc.
- HS nêu từ khó đọc 
- 3HS luyện đọc từ khó trên bảng:
- Thưa cô bạn đọc đúng rồi ạ.
+ HS đọc nối tiếp câu 
- HS đánh dấu đoạn bằng bút chì.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- HS: Con thấy các bạn đọc đúng, to rõ ràng rồi ạ.
- HS đọc đoạn 1
- HS trả lời: đèo là chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
+ HS quan sát 
- HS đọc đoạn 2
- HS: Con chưa biết sợi giang và rừng phách là rừng gì ạ?
- Theo dõi
- 
- HS trả lời: Ân tình là ó ơn nghĩa, tình cảm sâu nặng với nhau
+ Mọi người trong xóm em sống rất ân tình.
- HS: Thủy chung có nghĩa là trước sau không thay đổi.
- HS đọc
- Con thưa cô đoạn 1 
- Lắng nghe
- HS: Khi đọc đoạn này ta cần ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm. Và ngắt hơi sau các tiếng: ta, nhớ, xanh, tươi, ánh.
- HS: Bạn trả lời đúng rồi ạ.
- HS đọc
- HS: Bạn đọc ngắt nghỉ hơi đúng rồi ạ.
- Hs đọc
- Một nhóm đọc: ( Nhóm 1 )
+ HS1: đoạn 1
+ HS2: đoạn 2+ 3
- HS: Nhóm bạn đọc tốt rồi ạ.
- Nhóm 2:
+ HS1: đoạn 1
+ HS2: đoạn 2+ 3
- HS: các bạn đọc tốt rồi ạ
+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Lắng nghe
- Hs đọc
- HS: Con thưa cô “ta” trong bài thơ chính là tác giả - người cán bộ về xuôi.Còn mình là chỉ người Việt Bắc.
+ Người cán bộ về xuôi nhớ hoa cùng người ở Việt Bắc.
- Bạn trả lời đúng rồi ạ.
- HS đọc
- HS đọc
- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận 
+ Sau đây là KQ thảo luận của nhóm tôi
a) - Những câu thơ cho thấy:
Việt Bắc rất đẹp: 
+ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
+ Ngày xuân mơ nở trắng rừng
+ Ve kêu rừng phách đổ vàng
+ Rừng thu trăng rọi hòa bình
- TÔI XIN Ý KIẾN CÁC BẠN:
+ HS1: Tôi nhất trí với câu trả lời của các bạn.Vì sao nhóm bạn cho rằng 4 dòng thơ đó nói lên Việt Bắc rất đẹp?
+ HS chia sẻ tl: vì khi đọc 4 dòng thơ này tôi thấy hiện ra bức tranh về cảnh vật thiên nhiên ở việt Bắc với nhiều màu sắc xanh, đỏ, trắng , vàng rất đẹp ( chỉ vào 4 từ chỉ màu sắc) hs bấm màn hình
- HS 1: Cảm ơn bạn 
- HS chia sẻ: Còn bạn nào có ý kiến khác không?
- Vậy là không có ý kiến nào khác.
- Tôi xin tiếp tục phần chia sẻ của nhóm mình.
b) Những câu thơ cho thấy: Việt Bắc đánh giặc giỏi là:
+ Nhớ khi giặc đến giặc lùng
+ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
+ Núi giăng thành lũy sắt dày
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
- HS chia sẻ tl: Tôi xin ý kiến của các bạn
+ HS2: Bạn cho tôi hỏi.Vì sao bạn cho rằng những dòng thơ bạn đã nêu lại nói lên Việt Bắc đánh giặc giỏi. 
- HS chia sẻ trả lời: Vì khi đọc những dòng thơ này tôi thấy: rừng cây, núi đá đã giăng thành lũy sắt dày che cho các chú bộ đội và còn bao vây quân thù. 
- HS2: Xin cảm ơn bạn. tôi đã rõ thắc mắc của mình.
- HS chia sẻ: Còn bạn nào có ý kiến khác không?
- Cả lớp: Không.
- HS chia sẻ: Như vậy các bạn đã nhất trí với kết quả của nhóm tôi.
- HS chia sẻ: Thưa cô con đã chia sẻ xong, xin ý kiến của cô.
- HS vỗ tay
- Vẻ đẹp của người Viêt Bắc được thể hiện qua những câu thơ sau: 
Đèo cao
Nhớ ng.
Nhớ cô em gái .
- Con cũng nhất trí với phần trả lời của bạn. Song con bổ sung thêm 1 câu nữa: 
Nhớ ai
- Bài thơ ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
- Con cũng có câu trả lời giống bạn.
- HS nêu
- 2 HS đọc nối tiếp
- 1HS đọc
-1HS đọc
 - HS nx: Bạn đọc đúng rồi.
- 1 HS đọc
- HS vỗ tay.
-1 HS đọc 
- 1 HS nx: Bạn đã đọc rất chính xác ạ..
- nghe
1hs đọc
Nx. Bạn đã đọc thuộc bài rồi ạ
- Cả lớp đọc đồng thanh
	4. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay các con học bài gì? 
( Thưa cô Hôm nay chúng con học bài Nhớ Việt Bắc)
	+ Bài thơ cho con biết điều gì?
( Bài thơ ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
	+ Trong lớp mình có bạn nào đã được lên Việt Bắc chưa?
	( Con ạ!)
	+ Vậy con hãy kể cho cô và các bạn nghe những địa danh nổi tiếng ở Việt Bắc mà con biết ?
	+ HS1: Hồ Ba Bể ở Bắc Cạn, Thác Bản Giốc ở Cao Bằng
	+ HS2: Chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn, cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang.
	- GV: Đúng rồi các con ạ! Ngoài những nơi mà các bạn vửa kể thì ở Việt Bắc còn nhiều địa danh khác nổi tiếng nữa, khi nào có dịp con cùng gia đình đến tham quan nhé!
	- Giờ học hôm nay cô thấy lớp mình học tập rất sôi nổi, mạnh dạn trình bày ý kiến, biết hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ. Các con phát huy nhé. Tiết học đến đây là kết thúc. Kính mời các thầy cô giáo và các con nghỉ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoi_giang_thanh_pho_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_201.docx