Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - GV: Trương Thị Hảo

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - GV: Trương Thị Hảo

THỦ CÔNG: ĐAN NONG MỐT ( tiết 2)

I-MỤC TIÊU:-Học sinh biết cách đan nong mốt

-Đan được nong mốt đúng quy trình kỹ thuật.

-Học sinh yêu thích sản phẩm đan được.

II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:-GV:Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa có nan dọc và nan ngang khác màu nhau, có kích thước lớn.Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh.

-Tranh quy trình và sơ đồ đan nong mốt.Các nan đan mẫu có ba màu khác nhau.

- Học sinh: Bìa màu hoặc giấy thủ công, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - GV: Trương Thị Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	THỦ CÔNG: 	ĐAN NONG MỐT ( tiết 2)
I-MỤC TIÊU:-Học sinh biết cách đan nong mốt 
-Đan được nong mốt đúng quy trình kỹ thuật.
-Học sinh yêu thích sản phẩm đan được.
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:-GV:Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa có nan dọc và nan ngang khác màu nhau, có kích thước lớn.Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh.
-Tranh quy trình và sơ đồ đan nong mốt.Các nan đan mẫu có ba màu khác nhau.
- Học sinh: Bìa màu hoặc giấy thủ công, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán...
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A-Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của Học sinh 
-Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của Học sinh 
B-Dạy bài mới:1- Giới thiệu bài
 2-Hướng dẫn thực hành
-GVnhận xét và lưu ý 1số thao tác khó,dễ bị nhầm lẫn khi đan nong mốt,sử dụng tranh quy trình và sơ đồ đan nong mốt để hệ thống lại các bước đan nong mốt.
Bước 1:Kẻ,cắt nan đan
Bước 2:Đan nong mốt (theo cách đan nhấc một nan, đè 1 nan).
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
-GVquan sát,giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Lưu ý:Khi dán các nẹp xung quanh tấm đan cần dán lần lượt từng nan cho thẳng với mép tấm đan.
-T/chức choHS trưng bày,nhận xét,đánh giá sản phẩm,GV lựa chọn một số tấm đan đẹp, chắc chắn lưu giữ tại lớp.
-Nhận xét sản phẩm của HS. 
3- Nhận xét - dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần,thái độ học tập và kỹ năng thực hành của HS. 
* Bài sau:Lđan nong đôi 
- Lớp phó học tập báo cáo.
-HSnhắc lạiquy trình đan nong mốt.
 . 
- Học sinh thực hành.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
TUẦN 22
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
NS..
NG.
I-MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:A-TẬP ĐỌC:1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọcđúng các từ ngữ:Ê-đi-xơn,bác học,nổi tiếng,miệt mài,móm mém 
-Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật(Ê-đi-xơn,bà cụ)
2-Rèn kỹ năng đọc - hiểu:-Hiểu được nghĩa các từ mới(Nhà bác học, món mén)
-Hiểu nội dung câu chuyện:Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
B-KỂ CHUYỆN:1-Rèn kỹ năng nói:Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện,bà cụ,Ê-đi-xơn).
2-Rèn kỹ năng nghe 
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cầnHDluyện đọc.Một vài đạo cụ đểHSlàm bài tập phân vai dựng lại câu chuyện:một mũ phớt choÊ-đi-xơn,một cái khăn cho bà cụ.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
tg
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ: 
-Đọc bài:Bàn tay cô giáovà TLCH( SGK). - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2- Luyện đọc:
a-GV đọc diễn cảm toàn bài:
b)HDluyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Đoạn1:Giọng đọc chậm rãi, khoan thai. 
Đoạn2:Giọng bà cụ chậm chạp,mệt mỏi
Đoạn3:Ê-đi-Xơn vui khi sáng kiến chợt loé lên...
Đoạn4:Giọng người dẫn chuyện thán phục
- Đọc từng câu: 
+Viết bảng: Ê - đi - xơn
+Sửa lỗi phát âmchoHS
Ghi bảng từ khó:Đọc mẫu 
- Đọc từng đoạn trước lớp:
-HD đọc đúng các câu hỏi,câu cảm:đọc phân biệt lờiÊ-đi-Xơn và lời bà cụ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi :
HĐ3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Câu chuyện có những nhân vật nào?
H: Nói những điều em biết về Ê-đi-Xơn?(NC)
-GV:Ê-đi-xơnlà nhà bác học nổi tiếng người Mỹ,(1847-1931).Ông đã cống hiến cho loài người hơn1ngàn sáng chế.Tuổi thơ của ông rất vất vả.Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập.Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi,ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại,góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
H:Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?(NC)
H: Bà cụ mong muốn điều gì ?(ĐT)
H:Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?(ĐT)
H:Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?(ĐT)
H:Nhờ đâu mong ước bà cụ được thực hiện?(NC)
H: Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?(NC)
KL:Khoa học cải tạo thế giới,cải thiện c/sống của con người,làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
HĐ4- Luyện đọc lại:
-Giáo viên đọc đoạn 3:
-HDđọc đúng lời nhân vật :
Giọng Ê-đi-xơn:reo vui khi sáng kiến loé lên.Giọng bà cụ: phấn chấn.
Giọng người dẫn chuyện:khâm phục.Nhấn giọng:Loé lên,nảy ra,vô cùng ngạc nhiên,bình thường,đầu tiên,làm nhanh.
-Treo bảng phụ chép sẵn đoạn 3.
-Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
-3vai: Người dẫn chuyện,Ê-đi-xơn,bà cụ 
KỂ CHUYỆN
1-GVnêu nhiệm vụ: Vừa rồi các em đã tập đọc truyện “Nhà bác học Ê-đi-xơn và bà cụ”.Theo các vai(người dẫn chuyện,Ê-đi- xơn, bà cụ).Bây giờ các em sẽ không nhìn sách tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
2-HDHSdựng câu chuyện theo vai:
-NhắcHS:Nói lời nhân vật mình nhập ai theo trí nhớ.Kết hợp lời kể với động tác,cử chỉ, điệu bộ.
 -Cả lớp và Giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, sinh động nhất.
Hoạt động nối tiếp:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-Chốt lại:Ê-đi-xơn là nhà bác học vĩ đại.Sáng chế của ông cũng như nhiều nhà khoa học góp phần cải tạo thế giới,đem lại những điều tốt đẹp cho con người.
-Nhận xét tiết học.
- 2 HSđọc thuộc lòng&TLCH
Nhận xét
-HSnối tiếp nhau đọc từng câu .
-Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn(2 lần)
HS nêu từ khó đọc 
HS luyện đọc từ khó.
-HSđọc chú giải:nhà bác học, móm mém cười. 
-HSđọc đoạn trong nhóm đôi.
-4 nhóm đọc đồng thanh4đoạn 
- HSđọc thầm chú thích dưới ảnh Ê- đi xơn và đoạn 1.
+Bà cụ,Ê-đi-xơn
+ Học sinh nói.
+Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem.Bà cụ cũng là một trong số những người đó. 
+ Bà mong Ê - đi - xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
+ Vì xe ngựa rất xóc, đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
+ Chế tạo một chiếc xe chạy bằng đèn điện.
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lờihứa.
- Học sinh phát biểu.
- 2 HSthi đọc đoạn 3.
- Học sinh đọc cả bài theo 3 vai
-HStự hình thành nhóm phân vai.
- Học sinh nói ý kiến của mình.
VD: Ê- đi - xơn quan tâm giúp đỡ người già
-Từng nhóm3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai.
-Nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
TOÁN : 	LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU:Giúp học sinh :
-Củng cố tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
-Củng cố kỹ năng xem lịch(tờ lịch tháng, năm)
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2005
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra bài cũ:
Một năm có bao nhiêu tháng ?
Kể tên các tháng trong năm ?
Những tháng nào có 31 ngày ? 30 ngày?
Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
-GV nhận xét bảng lớp, ghi điểm 
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2- Hướng dẫn thực hành:
Bài 1:(ĐT)Nêu yêu cầu. 
-Treo tờ lịch năm 2005 choHS xem lịch tháng3,9,8,4,12,2 năm2005.
-HD làm 1 câu để biết ngày 8/3 là thứ mấy? trước tiên phải xác định phần lịch tháng 2, ta xác định được ngày 8/3 là thứ 3 vì ngày 8 ở trong hàng “thứ 3”.
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 2:(ĐT)Nêu yêu cầu.
- Cho HS sử dụng cách nắm bàn tay để xác định các thángcó 30 ngày, 31 ngày.
-Tổ chức cho HS làm bài cá nhân, sau đó gọi HS nêu kết quả. HS nhận xét và chấm bài của mình. 
Bài 3:(NC)Nêu yêu cầu 
-HD:Cần phải xác định được tháng 4 có 30 ngày. Sau đó có thể tính dần : Ngày 29 tháng 4 là thứ bảy, ngày 1 tháng 5 là thứ hai, Vì vậy phải khoanh vào chữ nào ?
Hoạt động nối tiếp:
- Tóm tắt nội dung bài
- GV nêu nhận xét tiết học. 
 * Bài sau: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. 
-1Học sinh trả lời-Nhận xét
-1Học sinh trả lời-Nhận xét
-1Học sinh trả lời-Nhận xét 
-1Học sinh trả lời-Nhận xét
- Học sinh xem lịch
- 2HS làm trên bảng-Cả lớp làm bài vào vở. 
-Học sinh nêu yêu cầu bài.
-HS thực hành nắm bàn tayvà làm bài vào vở.
*Học sinh nêu yêu cầu bài.
- Chữ B
ĐẠO ĐỨC: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI ( TIẾT 2)
I/ MỤCTIÊU:-Củng cố và khắc sâu kiến thức về tôn trọng khách nước ngoài
-Rèn kỹ năng cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
-Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài.
-Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Vở bài tập đạo đức 3 .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ: 
-Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài ?
-Giáo viên nêu nhận xét .
B-Dạy bài mới:1- Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a-Hoạt động 1:Liên hệ thực tế
Mục tiêu:HStìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài
Cách tiến hành:-Thảo luận theo cặp
Hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết(qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo).
Em có nhận xét gì về những hành vi đó ?
KL:Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là1việc làm tốt,chúng ta nên học tập.
b-Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Mục tiêu:HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
Cách tiến hành: 
-Mỗi dãy1tình huống và thảo luận theo nhóm 4.
- Nhận xét cách ững xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau:
a-Bạn Vi lúng túng,xấu hổ,không trả lời khách nước ngoài hỏi chuyện.
b-Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày,mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu từ chối.
c-Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm
KL:Tình huống a) Bạn Vi không nên ngượng ngùng,xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ ( vui vẻ nhìn thẳng vào mặthọ, không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn đi chỗ khác)
Tình huống b) Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua, các bạn không nên bám theo sau, làm cho khách khó chịu.
Tình huống c: Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
c-Hoạt động 3:Xử lý tình huống và đóng vai.
Mục tiêu:HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể. 
Cách tiến hành:Chia lớp thành nhóm 4,yêu cầu các nhóm thảo luậnvề cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
a) Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập.
b) Em nhìn thấy 1 số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: khách nước ngoài; học sinh (thời gian 4 phút) 
 Kết luận:
a) Cần chào đón khách niềm nở
b) Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
* Giáo viên kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ... ch đan
Học sinh nêu.
- Quan sát và so sánh các bước trong 2 tranh quy trình và nêu những điểm giống nhau, khác nhau.
*Giống nhau:Bước 1: kẻ, cắt...
Bước 3: Dán 4 nẹp xung quanh tấm đan.
*Khác nhau:về cách đan ở bước 2.
-HSnhắc lại cách kẻ,cắt các nan đan.
-1 học sinh nhắc lại bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
Quan sát sơ đồ đan trong quy trình và trả lời cách đan nong ngang thứ nhất.
- Quan sát GVđan và trả lời cách đan nan ngang thứ 2.
- Quan sát sơ đồ đan trong quy trình và trả lời cách đan nong ngang thứ ba.
- Quan sát Giáo viên đan.
- Quan sát sơ đồ đan trong quy trình và trả lời cách đan nong ngang thứ tư.
- Quan sát Giáo viên đan.
Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi về cách đan nan ngangthứ 5.
-1HSlên thực hiện thao tác đan nan ngang thứ 5.
- Học sinh nhắc lại cách dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Học sinh thực hành.
 - 2 học sinh lên bảng.
 -Nhận xét bài làm của bạn.
MÔN
TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
NS..
NG..
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:1- Rèn kỹ năng nói:Kể được một vài điều về 1 người lao động trí óc mà em biết (tên,nghề nghiệp, công việc hằng ngày, cách làm việc của người đó).
2- Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh minh hoạ về 1số trí thức,4 tranh ở tiếtTLV tuần 21; - Bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí óc.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ:
-Kể lại câu chuyện“Nâng niu từng hạt giống” 
- Giáo viên nhận xét .
B- Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1 : 
VD:Bác sỹ, kỹ sư, giáo viên...
-Em có thể kể về1 người thân trong gia đình.
-Nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK, có thể mở rộng hơn. 
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chấm điểm. Bài tập 2: 
-GV nêu yêu cầu của bài,nhắcHSviết vào vở rõràng,từ1đến7câu(HSTB),1đến10câu(HSK,G) những lời mình vừa kể.(có thể theo trình tự các câu hỏi gợi ý). 
-Cả lớp và Giáo viên nhận xét – cho điểm 1 số bài viết tốt.
-Giáo viên thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài chấm.
 Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Những em chưa viết bài xong về nhà viết tiếp.
 - 2 học sinh kể lại.
-HSđọc yêu cầu và các gợi ý.
- 2 Học sinh kể tên 1 số nghề lao động trí óc.
-HS tập kể trong nhóm đôi.
HSthi kể trước lớp.
-HS làm vào vở bài tập.
-1số HS đọc bài viết trước lớp.
TOÁN: 	LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU :Giúp học sinh.
-Rèn luyện kỹ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số(có nhớ 1 lần).
-Củng cố:Ý nghĩa phép nhân,tìm số bị chia, kỹ năng giải toán có hai phép tính.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Học sinh:Vở, bảng con, bút chì, SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra bài cũ:
-Đặt tính rồi tính:(TB) 
1324 x 2 1236 x 3
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2- Hướng dẫn học sinh thực hành:
Bài 1 :(ĐT)HS nêu yêu cầu.
- GV viết phép tính lên bảng3217+3217
- Gọi hs đọc phép tính đó.
H: 2 số hạng này ntn với nhau?
H: Các số hạng trong một tổng bằng nhau ta có thể viết thay thế bằng phép tính nào? 
-Yêu cầu hs viết thành phép nhân rồi thực hiện tính nhân, ghi kết quả đó.
- Nhận xét chữa bài trên bảng
- Yêu cầu hs làm các phần tiếp. 
Bài 2:(ĐT)Nêu yêu cầu. 
-Ôn cách tìm thương và số bị chia chưa biết.
-Cho học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia.
- Tổ chức trò chơi sổ số.GV mở kết quả ở bảng phụ.HS tự kiểm tra bài.
Bài 3:(NC) Đọc đề toán 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ? 
-Hướng dẫn giải 2 bước
Bước 1:Tìm số lít xăng ở cả 3 xe.
Bước 2:Tìm số lít xăng còn lại.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm 4.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
Bài 4:(ĐT)Nêu yêu cầu
- Hướng dẫn phân biệt “thêm” và “gấp”.
123 + 4 = 127 123 x 4 = 492
Hoạt động nối tiếp
:-Tóm tắt nội dung bài
-GV nêu nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài tập đã làm.
* Bài sau: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (tt).
 2 HS lên bảng làm,dưới làm bảng con.
+HS nêu yêu cầu của bài.
-HS làm vào vở
-3HS lên bảng làm
-HS đọc kết quả.
+HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS phát biểu.
- HS làm vào vở
+ Học sinh đọc đề toán.
-1HS lên bảng làm.
-HSthảo luận và làm bài.
+HSnêu yêu cầu bài tập.
-HS làm vào vở
-1sốHS lên bảng làm.
TIẾNG VIỆT (TC):LUYỆN TẬP LÀM VĂN:
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rèn kỹ năng nói lưu loát cho Học sinh.
- Rèn kỹ năng viết báo cáo ngắn gọn,rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Cả lớp đọc thầm lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội.
-Cho Học sinh làm theo tổ: trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. Mỗi em ghi ý chính của cuộc trao đổi.
- Một số Học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình - cả lớp nhận xét .
Bài 2: 
- Học sinh làm bài cá nhân, viết báo cáo, mỗi em tự cho mình là tổ trưởng để viết báo cáo hoạt động của tổ mình.
- 4 học sinh đọc lại báo cáo của mình trước lớp.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét . 
3-Nhận xét tiết học
Tự nhiên-Xã hội(TC):Luyện bài:Rễ cây
I-Mục tiêu:-Rèn kĩ năng phân biệt một số loại rễ cây, chức năng của rễ cây ;ích lợi.
II-Các hoạt động dạy học:
1-GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.
2-HD thực hành:
-HS nêu yêu cầu bài tập(VBT).
-HD HS làm trong VBT.
Bài 1:Quan sát rễ cây trong hình(VBT),đánh dấu x vào trước ý đúng.
Bài 2:Viết tên từ 2-3 cây có các laọi rễ sau:
a-Rễ cọc ;b-Rễ chùm ;c-Rễ phụ ;d-Rễ củ
Bài 3:Rễ cây có chức năng gì?
Bài 4:Rễ cây có ích lợi gì?Kể tên?
-HS lên bảng làm-Nhận xét bài trên bảng,đối chiếu bài của mình.
3-Nhận xét tiết học
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
I-Nhận xét chung các mặt hoạt động:
1-Báo cáo tình hình học tập:+Đi học có chuyên cần không?
+Tình hình học tập ra sao?(Bạn nào tích cực học tập?Làm bài tập?Ngồi học trong lớp có làm việc riêng không?...)
-Tổ trưởng báo cáo tình hình tổ mình về học tập.
-Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của các bạn trong lớp.
2-Báo cáo tình hình lao động và các hoạt động khác:
+Vệ sinh sân trường ai tham gia?Không tham gia?Vệ sinh có sạch sẽ không?
+Vệ sinh lớp học ra sao?Tổ nào trực nhật sạch sẽ?...
+Tham gia tập thể dục có nghiêm túc không?...
-Lớp phó lao động-kỉ luật báo cáo tình hình vệ sinh lớp,sân trường của các tổ.
-Lớp phó văn, thể, mĩ báo cáo tình hình văn nghệ, thể dục, tác phong của HS.
-Lớp trưởng báo cáo chung .Xếp loại thi đua giữa các tổ trong tuần vừa qua.
II-Đề nghị tuyên dương:-Tổ:;cá nhân bạn:.
-GV nhận xét chung tuần 1 tháng 2.Ổn định lại tổ chức lớp học.
III-Hoạt động đội:-Nghiêm cấm HS dùng chất gây nổ.	
MÔN:MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ: VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
 	I. Mục tiêu:
 	- HS làm quen với kiểu chữ nét đều.
	- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
	- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nết đều.
	II. Chuẩn bị:
	- Sưu tầm 1 số dòng chữ nét đều.
	- Bảng mẫu chữ nét đều.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
- Giới thiệu – ghi đề bài.
- Chữ nét đều là chữ có các nét rộng bằng nhau ( các nét đều bằng nhau ).
- Chữ nét đều có chữ hoa và chữ thường.
- Có thể dùng các màu sắc khác nhau cho các dòng chữ.
HĐ1: Quan sát, nhận xét.
- GV chia nhóm giao mẫu chữ cho HS xem và thảo luận theo câu hỏi gợi ý. 
H: Màu chữ nét đều của nhóm em có màu gì?
H: Nét của màu chữ to(đậm) hay nhỏ(thanh)?Độ rộng của chữ có bằng nhau không?
H: Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không?
* Các nét có chữ đều bằng nhau dù nét to hay nét nhỏ, chữ rộng hay chữ hẹp.
* Trong 1 dòng chữ, có thể vẽ một màu hoặc hai màu;có màu nền hoặc không có màu nền.
HĐ2: Cách vẽ màu vào dòng chữ .
- GV nêu yêu cầu bài tập để HS nhận biết.
+ Tên dòng chữ.
+ Các con chữ, kiểu chữ.
- Gợi ý HS tìm màu và cách vẽ màu.
+ Chọn màu theo ý thích( nên vẽ màu chữ đậm, màu nền nhạt)
+Vẽ màu chữ trước. Màu sắc nét chữ( không ra ngoài nền)
+Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, không giữa sau.
+ Màu của dòng chữ phải đều.
HĐ3: Thực hành
- Khi HS làm bài
- GV quan sát nhắc nhở.
HĐ4: Nhận xét và đánh giá.
- GV chọn 1 số bài_nhận xét.
- HS tự tìm ra các bài vẽ mà mình thích và xếp loại.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm những dòng chữ nét đều có màu, cắt dán vào giấy.
- Quan sát các bình đựng nước. 
- Các nhóm nhận ĐDHT thảo luận. Đại diện các nhóm trả lời.
- HS nêu yêu cầu.
- HS vẽ vào vở.
MÔN
ÂM NHẠC
ÔN BÀI HÁT: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHOÁ SON
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hát đồng đều, hoà giọng. Tập biểu diễn kết hợp với động tác phụ hoạ.
- Nhận biết khuông nhạc và khoá son.
II. Chuẩn bị:
- Một số động tác phụ hoạ theo bái hát.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Ôn bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
- Yêu cầu cả lớp hát lại 2,3 lần.
- GV giúp hS hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát như sau:
Nhóm1: Mặt trăng..khu rừng.
Nhóm2: Thỏ mẹ.vui múa.
Nhóm3: Hươunhảy múa.
Cả lớp : La là.dưới trăng.
HĐ2 : Tập biểu diễn kết hợp động tác.
- GV hướng dẫn và làm mẫu.
Động tác1 : 2 tay đưa lên thành hình tròn, nhún chân vào phách mạnh rồi nghiên sang trái, sang phải theo câu hát(2 câu đầu)
Động tác2 : Tay phải (hoặc tay trái) chỉ vào khoảng không như giới thiệu từng con vật theo 2 câu hát tiếp.
Động tác3 : Vẫy tay trái( hoặc 2 tay) như mời bạn đến nhảy múa để phụ hoạ câu hát : Hươu, Nai.. nhảy cùng.
Động tác4 : Vỗ tay theo tiết tấu( la la lá la lá la) sau đó quay trở lại động tác thứ nhất ( đưa 2 tay lên thành hình tròn) theo câu hát « cùng múa hát dưới trăng »
HĐ3 : Giới thiệu khuông nhạc và khoá son.
1. Khuông nhạc :
- GV kẻ khuông nhạc lên bảng và giới thiệu.
* Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe giữa hai dòng được tính từ dưới lên trên( gồm 5 dòng 4 khe)
2. Khoá Son : Khoá son đặt ở đầu khuông nhạc.
3. Tập nhận biết các nốt trên khuông nhạc.
Hoạt động nối tiếp : 
- Nhân xét tiết học.
- Về nhà luyện hát. 
- Cả lớp hát ôn lại bài Cùng múa hát dưới trăng.
- HS hát theo nhóm đã được phân công.
- HS theo dõi GV làm mẫu.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22(sua 28-01-07).doc