Thủ công
Tiết 28. LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T1)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, hoặc bằng bìa cứng.
Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
Hs yêu thích sản phẩm của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu đồng hồ để bàn làmbằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu).
- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy thủ công (bìa màu), giấy trắng, hồ dán, thước
3C: 19.3.2013 3D: 20.3.2013 TUẦN 28 Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2013 Thủ công Tiết 28. LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T1) I. MỤC TIÊU: Học sinh biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, hoặc bằng bìa cứng. Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật. Hs yêu thích sản phẩm của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đồng hồ để bàn làmbằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu). - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. - Giấy thủ công (bìa màu), giấy trắng, hồ dán, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (ổn định tổ chức). 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập, thủ công của học sinh. 3. Bài mới: Làm đồng hồ để bàn (T1) * Hoạt động 1. Quan sát và nhận xét. Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được chiếc đồng hồ. Cách tiến hành: + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. + Giới thiệu đồng hồ để bàn, mẫu được làm bằng giấy thủ công (bìa màu) (h.1). + Giáo viên nêu câu hỏi định hướng. + Giáo viên liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. + Nêu tác dụng của đồng hồ. * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. Mục tiêu: HS làm được chiếc đông hồ để bàn theo đúng quy trình. Cách tiến hành: - Bước 1. Cắt giấy. + Cắt 2 tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ( HS có thể không cần dùng giấy màu mà dùng bìa cứng để không phải gấp tờ giấy làm nhiều lần.) + Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. + Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 18 ô để làm mặt đồng hồ.( Dùng bìa cứng để làm mặt đồng hồ.) - Bước 2. Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ). + Làm khung đồng hồ. - Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kỹ đường gấp. - Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho 2 nửa tờ giấy dính chặt vào nhau (H.2;3). +Làm mặt đồng hồ (h.4;5;6 SGV/250). + Làm đế đồng hồ (h.7;8;9 SGV/251). + Làm chân đỡ đồng hồ (h.10 SGV/252). - Bước 3. Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. + Dán khung đồng hồ vào phần đế. + Dán mặt đồng hồ vào phần khung đồng hồ. + Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ. + Giáo viên tóm lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho học sinh tập làm mặt đồng hồ để bàn. 4. Củng cố & dặn dò: + Nhận xét tiết học. + Dặn dò học sinh về nhà tập làm mặt đồng hồ để bàn. + CB: Giấy thủ công, kéo, hồ dán để thực hành “Làm đồng hồ để bàn”. 3C: 20.3.2013 3D: 19.3.2013 TUẦN 28 Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2013 Tự nhiên và Xã hội Tiết 55. THÚ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Nêu đựơc ích lợi của thú đối với con người. Giúp học sinh chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của thú rừng. - Hs biết bảo vệ thú rừng. *GDKNS: -Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng. -Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh trong SGK, tranh ảnh sưu tầm. Phiếu thảo luận nhóm, giấy và bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (ổn định tổ chức). 2. Kiểm tra bài cũ: Thú Nêu các bộ phận bên ngoài của thú? Ích lợi của thú nuôi? 3. Bài mới: Thú (tt) * Hoạt động 1. Gọi tên các bộ phận bên ngoài của thú nuôi. - Kể tên các loại thú rừng, chỉ và gọi tên các bộ phận cơ thể của một số con vật đó. - Nêu điểm giống nhau, điểm khác nhau giữa các loại thú? + Giáo viên kết luận: - Đặc điểm chính của thú rừng là động vật có xương sống, có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa. - Khác nhau giữa thú rừng và thú nuôi: Cơ thể thú nuôi có những biến đổi phù hợp với cách nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng sống hoang dã, tự kiếm sống. * Hoạt động 2: Ích lợi của thú rừng. + Giáo viên kết luận: Thú rừng cung cấp các dược liệu quý, là nguyên liệu để trang trí và mỉ nghệ. Thú rừng giúp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. * Hoạt động 3: Bảo vệ thú rừng. + Giáo viên treo tranh một số loài vật quý hiếm: hổ, báo, tê giác, gấu trúc Đây là những loài vật quý hiếm, số lượng các loài vật này còn rất ít. Chúng ta phải làm gì để các loài vật quý không mất đi? - Kể các biện pháp bảo vệ thú rừng? - Vẽ tranh hoặc viết khẩu hiệu? - Địa phương em đã làm gì để bảo vệ thú hiếm? + Giáo viên kết luận: Bảo vệ các loại thú là việc làm rất cần thiết. + Học sinh nhắc lại “ ghi nhớ”. 4. Củng cố & dặn dò: + Thú rừng có các bộ phận nào? + Ích lợi của thú rừng? - Về xem lại bài + Chuẩn bị bài: Mặt Trời. TUẦN 28 Thứ tư, ngày 20 tháng 3 năm 2013 Âm nhạc Tiết 28: ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀI TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH . - TẬP KẺ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHÓA SOL. I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. - Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa sol. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Maùy ñóa, ñóa nhaïc lôùp 3,haùt chuaån xaùc baøi haùt, động tác phụ họa. Học sinh: Sách, vở, thuộc lời bài hát. III. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu cả lớp hát bài tiếng hát bạn bè mình. GV nhận xét. 3.Bài mới: Hoạt động 1: Ôn hát bài Tiếng hát bạn bè mình. - GV trình bày mẫu bài hát HS chuù yù laéng nghe. - Tổ chức hướng dẫn học sinh hát cả bài theo dãy, cá nhân. HS thöïc hieän. - GV nhận xét, sửa sai. - Hát kết hợp voã tay. - Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp voã tay theo phách. Trong không gian bay bay. Một hình tinh thân ái .... Phách P P P P P P .... - Chỉ định học sinh khá thực hiện - Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm. HS thöïc hieän. - GV nhận xét ñaùnh giaù vaø hướng dẫn sửa sai. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động. GV hướng dẫn động tác: Câu “ Trong không gian bay bay......một chồi non thắm xanh lâu bền lá cành”: Chân đi quả trám và tay để ra phía sau. Câu: “ Bay lên cao lên cao......hết bài”. Hai tay giơ lần lượt thành hình chữ V. Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa sol. - Cho HS nhắc lại khuông nhạc có mấy dòng kẻ, khoá Son được đặt vị trí nào trên khuông nhạc. - Treo bảng phụ hướng dẫn HS tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son vào vở (cho 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp viết vào vở) - Cho HS nhận xét một số bài. GV hướng dẫn sửa một số lỗi sai của HS. 4.Củng cố - Dặn dò: Cho HS nhắc lại nội dung bài học. CB: Tiết 29: Ôn tập bài hát: Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc. 3C: 21.3.2013 3D: 22.3.2013 TUẦN 28 Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2013 Tự nhiên và Xã hội Tiết 56: MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU: Nêu được vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Biết một số ứng dụng của con người và bản thân trong việc sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu thảo luận. Tranh minh hoạ. Mô hình thiết bị cung cấp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (ổn định tổ chức). 2. Kiểm tra bài cũ: Thú (tt) Thực vật và động vật khác nhau ở điểm gì? 3. Bài mới: Mặt trời * Hoạt động 1. Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. + Học sinh thảo luận 2 câu hỏi trong SGK. - Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? - Khi đi ra ngoài trời nắng, em thấy như thế nào? Tại sao? + Tổng hợp ý kiến của học sinh. Hỏi: “Qua kết quả thảo luận, em có những kết luận gì về mặt trời?” + Giáo viên kết luận: Như vậy mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. + Học sinh lấy ví dụ mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. * Hoạt động 2: Vai trò của mặt trời đối với cuộc sống. - Theo em, mặt trời có vai trò gì? - Hãy lấy ví dụ để chứng minh vai trò của mặt trời? - Mặt trời có vai trò: + Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài. + Cung cấp ánh sáng để con người và cây cối sinh sống. - Ví du: + Mùa đông lạnh giá nhưng con người vẫn sống được nhờ có mặt trời cung cấp nhiệt, sưởi ấm, đảm bảo sự sống. + Ban ngày không cần thắp đèn ta cũng có thể nhìn thấy mọi vật là do mặt trời chiếu sáng. + Giáo viên kết luận: Nhờ có mặt trời chiếu sáng và toả nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, người và động vật mới khoẻ mạnh. (STK/99). * Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. - HS thảo luận nhóm đôi nêu ý kiến - Trả lời trước lớp: + phơi quần áo. + phơi thóc, lạc, đỗ, rơm rạ. + cung cấp ánh sáng để cây quang hợp. + chiếu sáng mọi vật vào ban ngày. + dùng làm điện. + làm muối + Kết luận: Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời vào rất nhiều việc trong cuộc sống hằng ngày. + Còn sử dụng những thành tựu khoa học vào việc sử dụng năng lượng mặt trời như: hệ thống Pin mặt trời ở huyện đảo CôTô (tranh 4). 4. Củng cố & dặn dò: + Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt vào những việc gì? + Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”. + Học sinh học thuộc ghi nhớ. + Chuẩn bị bài: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên 3C: 22.3.2013 3D: 21.3.2013 TUẦN 28 Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2013 Đạo đức Tiết 28. TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. (tiết 1) I. MỤC TIÊU. - Biết cần phải sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Nêu đựơc cách sử dụng tiết kiệm nước và bỏa vệ ngưồn nước không bị ô nhiễm. - Biết thực hiên tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. - HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước. *GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. -Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. + 4 trang/ảnh chụp cảnh sử dụng nước (ở miền núi, đồng bằng hay miền biển). III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. 1. ổn định 2. Bài cũ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác Nêu vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản người khác. Vì sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác. - Nhận xét 3. Bài mới: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1) Hoạt động 1: Nước sạch rất cần thiết với sức khỏe,với đời sống của con người. + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về 4 bức ảnh (tranh) được phát. + Hỏi: Đưa tranh/ảnh và yêu cầu học sinh nêu nội dung từng bức tranh/ảnh đó. + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 1. Tranh/ảnh vẽ cảnh ở đâu? (miền núi, miền biển hay đồng bằng ... ). 2. Trong mỗi tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì? 3. Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? + Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xé ... a sai cho HS b/ Trò chơi “ Hoàng Anh- Hoàng Yến” * Mục tiêu: Tham gia chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn. Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức. Chơi khoảng 3-5 phút những em nào bị bắt 2 lần sẽ bị phạt nhảy cò 1 vòng GV nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi chơi. 3/ Phần kết thúc _ Cho HS chạy chậm, thả lỏng _ Gv cùng HS hệ thống bài _ Nhận xét tiết học _ Chuẩn bị bài sau Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2013 Thể dục Tiết 56 : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC” I/ MỤC TIÊU - Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN _ Địa điểm : Trên sân trường _ Phương tiện : Còi , kẻ sân III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/ Phần mở đầu _ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học _ Cho HS khởi động _ Chơi trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” _ GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi 2/ Phần cơ bản a/ Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ *Mục tiêu: Thuộc bài và biết cách thực hiện động tác tương đối chính xác. GV nêu tên động tác, lần đầu giáo viên vừa làm mẫu, vừa hô nhịp, lần sau cán sự lớp vừa làm mẫu vừa hô nhịp. GV quan sát, sửa sai. - Có thể cho học sinh tập theo tổ, các tổ trưởng điều khiển. GV đi đên từng tổ giúp đỡ, sữa sai cho HS b/ Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức” * Mục tiêu: Tham gia chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn. * Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi, làm mẫu. Cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức. GV nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi chơi. 3/ Phần kết thúc _ Cho HS chạy chậm, thả lỏng _ GV cùng HS hệ thống bài _ Nhận xét tiết học _ Chuẩn bị bài sau TUẦN 28 (BUỔI CHIỀU) 3C: 22.3.2013 3D: 25.3.2013 Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2013 Âm nhạc Tiết 28 : ôn bài hát: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa Son I/ MỤC TIÊU : Ø Củng cố bài hát tiếng hát bạn bè mình Ø Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Ø HS khá, giỏi: Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa Son. II/ CHUẨN BỊ: Ø Máy hát, đĩa nhạc, bảng phụ khuơng nhạc v khố Son. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát tiếng hát bạn bè mình. 3. Bài mới: Ôn bài hát Tiếng hát bạn bè mình ó Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình. - HS hát lại bài hát theo máy nghe nhạc - Tổ chức cho HS hát kết hợp gõ đệm theo hai âm sắc - Tổ chức cho HS trình bày bài hát theo cách hát đối đáp và hoà giọng kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Gợi ý, mời học sinh lên biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ hoạ, em nào có động tác phù hợp, đẹp cho hướng dẫn lại cả lớp. - Tổ chức cho HS tập biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân. - Nhận xét đánh giá ó Hoạt động 2: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son. - Cho HS nhắc lại khuông nhạc có mấy dòng kẻ, khoá Son được đặt vị trí nào trên khuông nhạc. - Treo bảng phụ hướng dẫn HS tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son vào vở (cho 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp viết vào vở) - Cho HS nhận xét một số bài. GV hướng dẫn sửa một số lỗi sai của HS. 4. Củng cố- Dặn dò. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Nhắc HS về nhà ôn tập, tập biểu diễn bài hát kết hợp thực hiện các động tác phụ hoạ. Luyện tập ghi nhớ tên vị trí 7 nốt nhạc đã được giới thiệu, tập kẻ khuông nhạc, khoá Son. - Chuẩn bị: Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc. 3C: 22.3.2013 3D: 25.3.2013 TUẦN 28 Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2013 Tự học Tiết 28: HÁI HOA DÂN CHỦ I/ MỤC TIÊU : Ø HS bắt thăm, trả lời câu hỏi của các kiến thức đã học từ tuần 23, 24, 25, 26, 27. Ø HS tự tin, dạn dĩ và có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong nhóm. II/ CHUẨN BỊ: Ø các câu hỏi của từng môn học. 1. Ổn định. 2. Bài Mới. ó Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ. - Gv cho các nhóm chuẩn bị chọn ra thành viên tham gia cuộc thi, có ít nhất 3 thành viên. - Chọn ra ban giám khảo và thư kí. - GV cho các nhóm bắt thăm chọn và trả lời câu hỏi. - Nhóm nào không trả lời được câu hỏi nhóm khác sẽ giành quyền ưu tiên. - Nhóm có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. - Gv có thể gợi ý các câu hỏi từ các buổi ôn tập trước. Ví dụ: + Nêu nội dung bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên. + Tìm một số từ ngữ về lễ hội. + Đặt câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?. + Có 30 cái bánh xếp đều vào 5 hộp. Hỏi trong 4 hộp có bao nhiêu cái bánh? + Hãy nêu vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. + Nêu lợi ích của tôm, cua đối với đời sống con người. + Nêu lợi ích của cá đối với đời sống con người. ó Hoạt động 2: Công bố kết quả. - Ban giám khảo chấm điểm, thư kí tổng hợp, công bố kết quả. - GV và cả lớp tuyên dương, khen thưởng (nếu có) nhóm đạt giải nhất. 3. Củng cố- Dặn dò. Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương. Chuẩn bị: Ôn tập kiến thức đã học TUẦN 28 (BUỔI CHIỀU) Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2013 Toán Tiết 82: ÔN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 - Biết được số bé nhất, số lớn nhất trong một nhóm, 4 số mà các số là số có năm chữ số. - Rèn HS cẩn thận, chính xác. II. Thiết bị - ĐDDH - VBT toán lớp 3 tập 2 III.Hoạt động dạy học: Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 57 > < = Bài 1: ? 2 543 2 549 26 513 26 517 7 000 6 999 100 000 99 999 4 271 4 271 99 999 9 999 - HS đọc yêu cầu - Học sinh nêu cách làm và làm vào vở - Nhận xét, sửa sai * Kết quả: 2 543 < 2 549 26 513 < 26 517 7 000 > 6 999 100 000 > 99 999 4 271 = 4 271 99 999 > 9 999 > < = Bài 2: ? 27 000 30 000 86 005 86 050 8000 9000 – 2000 72 100 72 099 43 000 42000 + 1000 23 400 23000 + 400 - HS đọc yêu cầu - Học sinh nêu cách làm và làm vào vở - Nhận xét, sửa sai * Kết quả: 27 000 < 30 000 86 005 < 86 050 8000 > 9000 – 2000 72 100 > 72 099 43 000 = 42000 + 1000 23 400 = 23000 + 400 Bài 3: Số? a/ Khoanh vào số lớn nhất: 54 937 ; 73 945 ; 39 899 ; 73 954. b/ Khoanh vào số bé nhất: 65 048 ; 80 045 ; 50 846 ; 48 650. - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài vào vở - Nhận xét, sửa sai *Kết quả: a/ Số lớn nhất là: 73 954 b/ Số bé nhất là: 48 650 Bài 4: a/ Các số 20 630; 60 302; 30 026; 36 200 viết số thứ tự từ bé đến lớn là: b/ Các số 47 563; 36 754; 35 647; 65 347 viết số thứ tự từ lớn đến bé là: - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài vào vở - Nhận xét, sửa sai *Kết quả: a/ Viết số thứ tự từ bé đến lớn là: 20 630; 30 026; 36 200; 60 302 b/ Viết số thứ tự từ lớn đến bé là: 65 347; 47 563; 36 754; 35 647 Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số lớn nhất trong các số 49 376; 49 736; 38 999; 48 987 là: A. 49 376 B. 49 736 C. 38 999 D. 48 987 - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài vào vở B - Nhận xét, sửa sai *Kết quả: - Chấm bài một số tâp học sinh C. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại các dạng toán đã học - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2013 Toán Tiết 83: ÔN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố về đọc, viết số có năm chữ số. - Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. - Biết giải toán tìm thành phần chưa biết và giải toán có lời văn. - Rèn HS cẩn thận, chính xác. II. Thiết bị - ĐDDH - VBT toán lớp 3 tập 2 III.Hoạt động dạy học: Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 59 Bài 1: Viết (theo mẫu): Viết số Đọc số 32 047 Ba mươi hai nghìn không trăm bốn mươi bảy Tám mươi sáu nghìn không trăm hai mươi lăm 70 003 89 109 Chín mươi bảy nghìn không trăm mười - HS đọc yêu cầu - HS tự điền vào vở bài tập toán trang 59 - Nhận xét, sửa sai Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm: a/ 4396; 4397; ; ; . ; 4401 b/ 34 568; 34 569; ; ; 34 572; . . c/ 99 995; ; ; 99 998; . ; . - HS đọc yêu cầu - HS nêu mối quan hệ và tự điền vào vở bài tập toán trang 59 - Nhận xét, sửa sai Bài 3: Tìm X a/ X + 2143 = 4465 b/ X – 2143 = 4465 c/ X : 2 = 2403 d/ X x 3 = 6963 - HS đọc yêu cầu - HS nêu cách tìm X, sau đó tự làm vào vở - HS sửa bài, nhận xét sửa sai a/ X + 2143 = 4465 b/ X – 2143 = 4465 X = 4465 – 2143 X = 4465 + 2143 X = 2322 X = 7608 c/ X : 2 = 2403 d/ X x 3 = 6963 X = 2403 x 2 X = 6963 : 3 X = 4806 X = 2321 Bài 4: Một ô tô cahy5 quãng đường dài 100km hết 10 lít xăng. Hỏi với 8 lít xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét? - HS đọc yêu cầu - HS nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở - HS sửa bài, nhận xét sửa sai Bài giải Quãng đường ô tô đi hết 1 lít xăng 100 : 10 = 10 (km) Quãng đường ô tô đi hết 8 lít xăng 10 x 8 = 80 (km) Đáp số: 80 km - Chấm bài một số tâp học sinh C. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại bài - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2013 Toán Tiết 84: ÔN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố về đơn vị đo diện tích xăng ti mét vuông - HS đọc, viết số đo diện tích xăng ti mét vuông - Rèn HS cẩn thận, chính xác. II. Thiết bị - ĐDDH - VBT toán 3 tập 2 III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh B. Bài mới: Học sinh đọc kỹ đề bài và lần lượt làm các bài. Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: Đọc Viết Sáu xăng-ti-mét vuông .. 12 cm2 Ba trăm linh năm xăng-ti-mét vuông .. .. 2004 cm2 - HS đọc yêu cầu - HS tự làm vào vở - HS sửa bài, nhận xét sửa sai Bài 2: a/ Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: 1cm2 1cm2 A B Diện tích hình A bằng cm2 Diện tích hình B bằng . b/ Dúng ghi Đ, sai ghi S: + Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B. + Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình B. + Diện tích hình A bằng diện tích hình B. - HS đọc yêu cầu - HS tự làm vào vở - HS sửa bài, nhận xét sửa sai Bài 3: Tính a/ 15cm2 + 20cm2 = .. b/ 12cm2 x 2 = 60cm2 - 42cm2 = .. 40cm2 : 4 = .. 20cm2 + 10cm2 + 15cm2 = .. 50cm2 - 40cm2 + 10cm2 = .. - HS đọc yêu cầu - HS tự làm vào vở - HS sửa bài, nhận xét sửa sai *Kết quả: a/ 35cm2; 18cm2; 45cm2 ; b/ 24cm2 ; 10cm2 ; 20cm2 1cm2 Bài 4: Số? Một tờ giấy gồm các ô “xăng-ti-mét vuông” như hình bên. Tờ giấy gồm ô vuông 1cm2. Diện tích tờ giấy là . cm2. - HS đọc yêu cầu - HS tự làm vào vở - HS sửa bài, nhận xét sửa sai - Chấm bài một số tâp học sinh C. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại bài - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập
Tài liệu đính kèm: