I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh biết biểu diễn các bài hát đã học
- Kĩ năng: Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc.
- Thái độ: Tập cho học sinh mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ để tập gõ đệm các bài hát
- Trò chơi âm nhạc
- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
2. Học sinh:
- Tập bài hát lớp 1.
Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: MỘT TIẾT 17: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC TRÒ CHƠI ÂM NHẠC MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh biết biểu diễn các bài hát đã học Kĩ năng: Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc. Thái độ: Tập cho học sinh mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nhạc cụ để tập gõ đệm các bài hát Trò chơi âm nhạc Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát). Học sinh: Tập bài hát lớp 1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: (5’) Giáo viên cho học sinh nghe Quốc ca qua băng nhạc. Bài quốc ca còn có tên gọi là gì? Do ai sáng tác? (bài quốc ca còn có tên gọi là Tiến quân ca, do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác) Giáo viên tập cho cả lớp đứng chào cờ, nghe Quốc ca Giáo viên nhận xét. Giới thiệu bài (1’) : Hôm nay chúng ta sẽ ônlại và tập biểu diễn các bài hát đã học từ đầu năm đến giờ. C. Các hoạt động dạy học (25’): Hoạt động 1: Tập biểu diễn các bài hát đã học (10’): Mục tiêu: Giúp học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học Phương pháp: Thực hành theo nhóm, cả lớp, cá nhân. Đồ dùng: Băng nhạc, máy hát băng. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt ôn bài hát Quê hương tươi đẹp Tập vận động phụ hoạ với tư thế đứng vỗ tay theo phách khi hát câu 1 và 3. Sau đó giơ tay lên cao theo hình chữ V, nghiêng sang trái, sang phải nhịp nhàng. Động tác giơ tay lên cao thực hiện trong câu hát 2. Đến câu hát 4 cũng giơ tay lên cao nhưng thêm nắm 2 bàn tay phối hợp động tác 2 cánh tay thành vòng tròn kết hợp chân quay tròn tại chỗ, hết 1 vòng là hết câu 4 Cả lớp thực hiện, rồi nhóm, tổ. 2. Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt ôn bài hát Mời bạn vui múa ca Giáo viên cho cả lớp chơi trò chơi “Ngựa ông đã về” . Giáo viên chia lớp thành từng nhóm vừa đọc lời đồng dao vừa chơi trò chơi “cưỡi ngựa”. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm : nhóm cưỡi ngựa, nhóm gõ phách, nhóm gõ song loan, nhóm gõ trống. 3. Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt ôn bài hát Tìm bạn thân Tập vận động phụ hoạ với tư thế đứng vỗ tay theo phách khi hát. * Động tác 1 : vẫy tay gọi bạn : Giơ tay trái về phía trước, vẫy bàn tay theo phách. Nào ai ngoan ai xinh ai tươi Đổi sang tay phải với câu hát : Nào ai yêu những người bạn thân * Động tác 2 : Giơ 2 tay lên lên cao, 2 bàn tay nắm vào nhau, 2 cánh tay tạo thành vòng tròn. nghiêng mình sang trái rồi sang phải tương ứng với động tác nhún chân theo phách. Động tác vòng tay lên cao thực hiện với câu hát : Tìm đến đây ta cầm tay * Động tác 3 : tiếp tục vòng tay trên cao, phối hợp động tác chân để quay tròn tại chỗ và hát câu : Múa vui nào Sang lời 2 cũng thực hiện như trên Giáo viên gọi một vài nhóm khá lên biểu diễn trước lớp. Giáo viên đệm đàn theo. 4. Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt ôn bài hát Đàn gà con: Tập vận động phụ hoạ với những động tác sau : Cả lớp thực hiện động tác trên với toàn bộ bài hát. Giáo viên gọi một vài nhóm khá lên biểu diễn trước lớp. 5. Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt ôn bài hát Sắp đến Tết rồi : Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, một nhóm đọc lời theo tiết tấu, các nhóm khác đệm theo bằng nhạc cụ gõ. Câu 1 : Sắp đến tết rồi, tiếng rồi vỗ tay 1 cái Đến trường rất vui, tiếng vui vỗ tay vào nhau. Câu 2 : Sắp đến tết rồi, tiếng rồi vỗ tay 1 cái Về nhà rất vui, tiếng vui vỗ 2 tay vào nhau. Câu 3 : Mẹ mua cho áo mới nhé, ngón trỏ (tay trái) từ từ đưa lên ngang vai. Câu hát 4 : Mùa xuân nay em đã lớn, hai bàn tay xoè ra từ từ đưa lên ngang ngực. Giáo viên cho học sinh tự nghĩ ra các động tác múa hoặc vận động phụ hoạ. Giáo viên cho từng nhóm thi đua thể hiện và chọn ra nhóm khá nhất để biểu dương Các nhóm luân phiên hát đối đáp. Thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên Học sinh nam : miệng đọc đồng dao, hai chân kẹp que vào đầu gối ( giả làm ngựa ) nhảy theo phách, ai để que rơi là thua cuộc. Học sinh nữ : một tay cầm roi ngựa, một tay giả như nắm dây cương ngựa, hai chân chuyển động như đang cưỡi ngựa và quất roi cho ngựa phi nhanh Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên * Miệng hát, tay vỗ đệm kết hợp đung đưa thân người và nhún chân theo nhịp * Mô phỏng chú gà con : 2 tay từ vai đến khuỷu tay áp sườn, 2 bàn tay chếch lên giả làm đôi cánh gà. Khi hát người hơi cúi xuống về phía trước, đầu lắc lư cùng thân mình, chân nhúng theo phách. Học sinh thực hiên theo hướng dẫn Các nhóm thi đua với nhau. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc (15’): - Mục tiêu: Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc Học sinh biết áp dụng các tiết tấu đã học vào trò chơi. Phương pháp: Thực hành theo nhóm, cả lớp, cá nhân. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: “Tên tôi, tôi tên” đã chơi ở tiết học trước Cách chơi: Em thứ nhất bắt đầu nói 2 lần: “Tôi tên là”(ví dụ “Tôi tên Minh” , các tiếng “Tôi tên là” phải đúng với tiết tấu: Sau đó người bắt đầu chỉ vào một bạn khác (tuỳ ý) và hỏi: “Bạn tên gì” theo tiết tấu trên. Người được chỉ định phải lập tức đứng lên trả lời và phải nói theo tiết tấu đã xác định: “Tôi tên là” Sau đó người vừa nói lại chỉ định bạn khác để tiếp tục trò chơi Luật chơi: khi được chỉ định, nếu bạn nào chậm trả lời hoặc nói sai tiết tấu sẽ không được chỉ định người khác. Giáo viên cho các em chơi lại từ đầu. Nhận xét trò chơi, khen các em chơi tốt, phản ứng nhanh. Lắng nghe Lắng nghe và tiến hành chơi thử Học sinh chơi trò chơi D. Củng cố, dặn dò: Chọn 1 tốp khá lên biểu diễn trước lớp 1 trong số các bài đã học Dặn học sinh ôn lại các bài hát để chuẩn bị kiểm tra học kì I Nhận xét tiết học. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: NgàythángNăm. NgàythángNăm. Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: