Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 29 đến tuần 35

Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 29 đến tuần 35

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ : Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti,Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay,.

- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ mới : gà tây, bò mộng, chật vật

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.

B. Kể chuyện

1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ, HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện, bằng lời của một nhân vật.

2. Rèn kĩ năng nghe

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1355Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 29 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 	 Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2006
	Tiết 85: 	Tập đọc - Kể chuyện
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti,Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay,....
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ mới : gà tây, bò mộng, chật vật
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ, HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện, bằng lời của một nhân vật.
2. Rèn kĩ năng nghe
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trong SGK. Thêm tranh, ảnh gà tây, bò mộng.
III. Các hoạt động dạy học:
	Tập đọc 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Tin thể thao và trả lời các câu hỏi SGK
- GV nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài 
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ?
+ Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào? 
+Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục ?
+ Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ?
+ Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li
+ Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt tên cho câu chuyện.
4. Luyện đọc lại
 GV nhắc HS chú ý nhấn giọng một số từ ngữ 
 Kể Chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
2.Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV nhận xét 
- GV và cả lớp bình chọn bạn kể đúng yêu cầu.
 3. Củng cố, dặn dò : 
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể theo lời nhân vật.
- GV nhận xét tiết học
2 HS đọc bài
HS theo dõi
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đọan 2 và 3
-Mỗi HS phải leo lên đến...chiếc xà ngang
-Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như 2 con khỉ, Xtác-đi thở hồng hộc...
-Vì cậu bị tật từ nhỏ - bị gù
-Vì cậu muốn vượt qua chính mìn, muốn làm được những việc các bạn làm được.
+Nen-li leo lên...cái xà
+ HS phát biểu.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đọan câu chuyện
Một tốp (5 HS ) đọc theo vai
- HS chọn kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật.
- 1 HS kể mẫu
- Từng cặp HS kể 
- Một vài HS thi kể 
Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2006
	Tiết 86: 	Tập đọc 
BÉ THÀNH PHI CÔNG
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : quay vòng, buồng lái, không vượt, biến mất, không run, cuồn cuộn, cao tít, đỉnh trời, buồn ngủ
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ mới : phi công, buồng lái, sân bay,
- Hiểu được trò chơi đu quay, sự thú vị của trò chơi vui thích với những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu và sự dũng cảm của chú phi công tí hon.
3. Học thuộc lòng một vài khổ thơ
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
- Gọi HS kể lại truyện Buổi học thể dục theo lời của một nhân vật
- GV nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài thơ
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Bé chơi trò gì ?
+ Bé thấy đội bay của mình như thế nào ?
+ Bé nhìn thấy gì khi nhìn xuống mặt 
đất ?
+ Những câu thơ cho thấy chú bé tỏ ra rất dũng cảm ?
+ Tìm những câu thơ cho thấy chú bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu + Em hiểu câu thơ “Sà vào lòng mẹ/ Mẹ là sân bay” như thế nào 
4. HTL một vài khổ thơ em thích.
5. Củng cố, dặn dò : 
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng khổ thơ em thích.
- GV nhận xét tiết học
2 HS kể lại chuyện
Đọc từng dòng thơ
Đọc từng khổ thơ trong nhóm. Cả lớp đọc bài
Bé được mẹ cho chơi đu quay; Bé ngồi vào chiếc đu hình máy bayĐội bay quay vòng, không chen, không vượt
Máy bay quay vòng nên lúc đầu bé thấy hồ nước
HS phát biểu
Máy bay lên cao, chú bé bỗng thấy buồn ngủ
Bé làm nũng mẹ.Lòng mẹ ấm áp
1,2 HS đọc lại bài
HS chọn HTL khổ thơ mình thích.
HS thi thuộc lòng một vài khổ thơ.
	 Thứ năm 30 tháng 3 năm 2006
	Tiết 87: 	Tập đọc 
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Chú ý các từ ngữ : Gĩư gìn, sức khởe, yếu ớt, luyện tập, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông,
 - Biết đọc bài với giọng rõ, gọn với văn bản “kêu gọi”
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ mới : dân chủ, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông
- Hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
Ảnh Bác Hồ đang luyện tập thể dục SGK
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc thuộc lòng những khổ thơ mình thích
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a. GVđọc toàn bài 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
+ Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ?
+ Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác 
Hồ ?
4. Luyện đọc lại
Cả lớp và GV nhận xét
5, Củng cố, dặn dò :
- GV nhắc nhở HS có ý thức luyện tập thể dục để bồi bổ sức khoẻ 
- GV nhận xét tiết học
2,3 HS đọc thuộc lòng 
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn – Tìm hiểu các từ được chú giải sau bài đọc.
- Tập đặt câu với từ bồi bổ
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà làm thành công.
- Vì mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khỏe.
- HS phát biểu
- Một HS khá giỏi đọc lại toàn bài .
- Một vài HS thi đọc.
Tuần 30 	 Thứ hai ngày 3 tháng 4 năm 2006
	 Tiết 88: 	Tập đọc – Kể chuyện
GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ phiên âm nước ngoài: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca,Giét-xi-ca, In-tơ-net
- Các từ ngữ HS dễ viết sai do phát âm sai : lần lượt, tơ-rưng, xích-lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ-rưng, tuyết, hoa lệ
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện được tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
B. Kể chuyện :
1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên sinh động, thể hiện đúng nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- Bảng lớp viết các gợi ý để HS kể chuyện
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
GV nhận xét ghi điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc 
2. Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV ghi bảng các từ phiên âm nước ngoài: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca,Giét-xi-ca, In-tơ-net.
 Hướng dẫn HS đọc đúng.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
Gọi HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi .
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn các bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ ? 
+ Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ?
+ Các bạn Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?
+ Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?
4. Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc đoạn cuối của bài. 
 Kể chuyện 
1. GV giao nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK, HS kể lại toàn bộ câu chuỵện bằng lời của mình. Yêu cầu kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
 + Câu chuyện được kể theo lời của ai ?
 + Kể bằng lời của em là thế nào ?
5, Củng cố, dặn dò :
- Một hai HS nói về ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân nghe.
- GV nhận xét tiết học
 2,3 HS đọc bài
 HS lắng nghe
- Đọc từng câu
- Đọc từng câu trong mỗi đoạn
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn Tìm hiểu nghĩa các từ được mới được chú giải cuối bài
- Tập đặt câu với từ sưu tầm, hoa lệ
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng ViệtHồ Chí Minh.
- Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô ở Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt.
- Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì? Thích bài hát nào, chơi những trò chơi gì ?
- Một vài HS thi đọc đoạn văn 
- Một HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe
- Theo lời của một thành viên trong đoàn các bộ Việt Nam 
- Kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
- Hai HS tíêp nối nhau kể đoạn 1,2
- Hai HS kể toàn bộ câu chuyện
Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2006
 	Tiết 89: 	Tập đọc 
MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng, tròn vo, rực rỡ, vòm cao.
- Biết đọc bài thơ với giọng vui, thân ái, hồn nhiên .
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài: dim, gấu, cầu vồng.
- Hiểu điều bài thơ muốn nói với các em : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là Trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
3. Học thuộc lòng bài thơ .
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài thơ 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS kể lại bằng lời của mình 1 đoạn của câu chuyện Gặp gỡ ở Luc-xăm-bua.
GV nhận xét ghi điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV nhắc các em cắch nghỉ hơi ngắn sau mỗi dòng thơ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ?
+ Mỗi mái nhà riêng có gì đáng yêu ?
+ Mái nhà chung của muôn vật là gì ?
+ Em muốn nói gì với những người bạn chung mái nhà ?
4. HTL bài thơ :
- GV nhắc HS đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ .
 5. Củng cố, dặn dò :
- Bài thơ muốn nói với em điều gì ? (Muôn vật trên Trái Đấtbảo vệ và gìn giữ nó)
- GV dặn HS ... 
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc : 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : bỗng đâu, liều mạng, vung rều, lăn quay, quay rìu, bã trầu, cựa quậy, vẫy đuôi, lừng lững,  
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt
- Hiểu nội dung bài: 
+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu, của chú Cuội.
+ Giải thích các hiện tượng thiên văn và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- Bảng phụ viết các gợi ý kể từng đoạn câu chuyện
III. Các hoạt động dạy học:
TẬP ĐỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
Gọi HS đọc bài Quà của đồng nội
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ của chú Cuội
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào ? Chọn một ý em cho là đúng
4. Luyện đọc lại 
GV hướng dẫn đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn
 Kể Chuyện 
1. GV nêu nhiệm vụ :
Dựa vào các gợi ý trong SGK kể được tự nhiên từng đoạn của câu chuyện
2. Gọi HS tập kể từng đoạn truyện
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Gọi HS nói lại nội dung truyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện trên.
- GV nhận xét tiết học
- 2,3 HS đọc bài
- Đọc từng câu tiếp nối
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS đọc thầm đoạn 1
- HS đọc thầm đoạn 2
- 3 HS tiếp nối nhau đọc
- 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện
-1 HS đọc lại gợi ý 
- Từng cặp HS tập kể 
- 3 HS thi tiếp nối nhau kể 3 
đoạn của câu chuyện trước lớp
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2006
Tập đọc
MƯA
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : lũ lượt, lật đật, xỏ kim, lửa reo, tí tách, bác ếch, lặn lội,
- Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thể hiện tình cảnh đầm ấm, của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: lũ lượt, lật đật
- Hiểu nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
3. Học thuộc lòng bài thơ 
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
Gọi HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc bài thơ 
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ
+ Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào ? 
+ Vì sao mọi người thương bác ếch ?
+ Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai ?
4. Học thuộc lòng bài thơ 
GV hướng dẫn HS học thuộc từng khổ, cả bài thơ
5. Củng cố, dặn dò : 
- Gọi HS nêu nội dung bài thơ 
- Dặn HS học thuộc bài thơ 
3 HS tiếp nối nhau kể 
- HS tiếp nối đọc từng dòng thơ
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- HS thi đọc HTL từng khổ, cả bài thơ
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2006
Tập đọc
TRÊN CON TÀU VŨ TRỤ
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : Tiếng nổ kinh khủng, chậm chạp, lơ lửng,bỗng nhiên, nhẹ hẳn, dải mây, rực rỡ
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu được những ấn tượng và cảm xúc của nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin trong những giây phút đầu tiên bay vào vũ trụ. Thấy tình yêu Trái Đất, tình yêu cuộc sống của Ga-ga-rin 
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
Gọi HS HTL bài Mưa
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài
 b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Con tàu vũ trụ bắt đầu xuất phát vào thời điểm nào ?
+ Lúc bắt đầu bay, anh Ga-ga-rin cảm thấy thế nào ?
+ Trạng thái của người và vật trên con tàu có gì đặc biệt 
+ Anh Ga-ga-rin làm gì trong thời gian bay
+ Nhìn từ con tàu, cảnh thiên nhiên đẹp như thế nào ? 
+ Đoạn văn nói lên điều gì về tình cảm của anh Ga-ga-rin 
4. Luyện đọc lại
Hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm 
5. Củng cố, dặn dò : 
- Gọi HS nêu nội dung bài 
- Nhận xét tiết học 
3 HS học thuộc lòng
- HS tiếp nối đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trong nhóm,trước lớp 
- 3 HS đọc 3 đoạn văn tiếp nối
- Một vài HS thi đọc cả bài.
Thứ hai ngày 8 tháng 5 năm 2006
Tuần 35 	Tập đọc 
	 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
 	Tiết 1: 
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc 
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ đầu HKII của lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 tiếng/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ)
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
2. Biết viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội: gọn rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ 
- Bảng phụ viết mẫu thông báo
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc 
- GV kiểm tra ¼ số HS trong lớp
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
3. BT 2:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- Cần chú ý những gì khi viết thông báo 
- Mỗi em đóng vai người tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để viết thông báo.
- Bản thông báo cần viết theo kiểu quảng cáo.
+ Về nội dung : đủ thông tin
+ Về hình thức : Lời văn gọn, rõ, trình bày trang trí lạ, hấp dẫn.
- GV thu bài chấm điểm.
4.Củng cố, dặn dò : 
- GV nhắc HS lập sổ lưu giữ các sản phẩm
- HS chưa có điểm đọc tiếp tục luyện đọc.
- Từng HS bốc thăm chọn bài TĐ
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu 
- HS đọc thành tiếng yêu cầu bài 
- HS đọc thầm lại bài quảng cáo
- HS viết thông báo.
Tiết 2:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1
2. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo, Nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. KT Tập đọc : thực hiện như tiết 1.
3. BT2:
- HS đọc yêu cầu của bài-làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:
GV nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ vừa được ôn luyện
	Tiết 3:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc 
2. Rèn kĩ năng chính tả: nghe viết lại chính xác, trình bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát (Nghệ nhân Bát Tràng)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ 
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài
2.Kiểm tra tập đọc
3.Bài tập 2:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc một lần bài chính tả Nghệ nhân Bát Tràng
- Hai, ba HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Giúp HS nắm nội dung bài 
- HS nói về cách trình bày bài thơ lục bát.
b. GV đọc cho HS viết.
c. Chấm chữa bài. GV thu bài chấm
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà HTL bài chính tả
- HS chưa có điểm KT đọc về nhà tiếp tục luyện đọc
	Tiết 4:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc 
2. Ôn luyện về nhân hoá, các cách nhân hoá 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ 
- Tranh minh hoạ bài thơ (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc 
3.Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài BT- Quan sát tranh minh họa bài thơ 
- Cả lớp đọc thầm bài thơ, tìm tên các con vật được kể trong bài 
- HS đọc thầm bài thơ, làm bài cá nhân.
- HS phát biểu, trả lời câu hỏi 
a) Mỗi con vật được nhân hoá nhờ những từ ngữ nào ?
b) Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
4. Củng cố, dặn dò : 
 Về nhà HTL bài thơ Cua càng thổi xôi.
	Tiết 5:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiểm tra lấy điểm HTL 14 bài tập đọc có yêu cầu HTL
2. Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại giọng vui, tự nhiên, khôi hài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài Tập đọc 
- Tranh minh hoạ truyện vui Bốn cẳng và sảu cẳng
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra học thuộc lòng 
- Từng HS bốc thăm chọn bài HTL
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định
- GV ghi điểm cho HS 
3.Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý 
- GV kể chuyện. Kể xong lần 1, hỏi HS :
+ Chú lính được cấp ngựa để làm gì ?
+ Chú sử dụng con ngựa như thế nào ? 
+ Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa ?
- GV kể chuyện lần 2
+ Truyện này gây cười ở điểm nào ?
- HS kể chuyện
4. Củng cố, dặn dò : 
- Về nhà tập kể chuyện
- HS chưa KT HTL về nhà tiếp tục học.
	Tiết 6:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL 
2. Rèn kĩ năng viết chính tả : Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Sao mai
II. Đồ dùng dạy học:
 - 14 phiếu-mỗi phiếu ghi tên 1 bài Tập đọc 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra HTL
3. Bài tập 2: Nghe viết bài Sao mai
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc 1 lần bài Chính tả Sao mai
- 2,3 HS đọc lại
b. GV đọc cho HS viết.
c. Chấm, chữa bài
- GV có thể thu vở để chấm toàn bộ số bài 
4. Củng cố, dặn dò : 
Về nhà HTL bài thơ Sao mai.
	Tiết 7:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL 
2. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm : Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
II. Đồ dùng dạy học:
 Phiếu ghi tên bài Tập đọc có yêu cầu HTL
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra HTL
3. Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm dán bài- đọc kết quả 
- Cả lớp và GV nhận xét
- Cả lớp làm bài vào vở.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Ghi nhớ những từ ngữ vừa được ôn luyện
	Tiết 8: 	Kiểm tra
ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN
	Tiết 9: 	Kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29-35.doc