Giáo án Tổng hợp các môn đầy đủ cả năm Lớp 3

Giáo án Tổng hợp các môn đầy đủ cả năm Lớp 3

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

CẬU BÉ THÔNG MINH

I. Mục đích, yêu cầu

A. Tập đọc

1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng.

Đọc đúng : xin sữa, đuổi đi, mâm cỗ

Biết đọc phân biệt lời kể lời nhân vật

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Đọc thầm nhanh.

Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải

Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.

 B. Kể chuyện

 1. Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt và thay đổi giọng kể .

2. Rèn kỹ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, kể tiếp lời bạn

II. Đồ dùng dạy họ c: Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 1027 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn đầy đủ cả năm Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2006
Tập đọc - Kể chuyện
Cậu bé thông minh
I. Mục đích, yêu cầu
A. Tập đọc
1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng.
Đọc đúng : xin sữa, đuổi đi, mâm cỗ 
Biết đọc phân biệt lời kể lời nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Đọc thầm nhanh.
Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.
B. Kể chuyện
 1. Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt và thay đổi giọng kể .
2. Rèn kỹ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, kể tiếp lời bạn 
II. Đồ dùng dạy họ c: Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
III. Các hoạt động dạy học : 
Tập đọc
Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài học.
Luyện đọc : a. GV đọc mẫu
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HS nối tiếp đọc câu trước lớp. Kết hợp đọc đúng: xin sữa, đuổi đi, mâm cỗ...
- Đọc đoạn trước lớp. 
- Luyện đọc câu dài, đọc chú giải 
- Đọc từng đoạn trong nhóm - thi đọc giữa các nhóm 
3. Tìm hiểu bài: 
HS đọc thầm đoạn 1 - Trả lời: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? (Lệnh cho mỗi vùng trong làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng). Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lênh nhà vua ? ( Dân làng lo sợ vì gà trống không biết đẻ trứng).
Đọc thầm đoạn 2 - Trả lời : Cậu bé đã làm gì khiến vua cho lệnh của ngài là vô lý ? (Cậu nói một chuyện khiến Vua cho là vô lý từ đó làm cho Vua phải thừa nhận lệnh của ngài là vô lý). 
Đọc thầm đoạn 3 - Trả lời: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
HS đọc thầm cả bài, thảo luận và trả lời : Câu chuyện này nói lên điều gì ? (Ca ngợi tài trí của cậu bé).
Luyện đọc lại : 
GV đọc mẫu, HS luyện đọc phân vai, thi đọc
Kể chuyện 
	1. GV giao nhiệm vụ : : Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt và thay đổi giọng kể .
	2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 
	3. HS nối tiếp nhau kể 
	Sau mỗi lần kể cả lớp nhận xét
 	Khen ngợi những HS kể chuyện có sáng tạo 
	IV. Củng cố, dặn dò: Câu chuyện này em thích nhất nhân vật nào ?
-------------------------------
Toán
Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số
	A. Mục tiêu
	Giúp HS: Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
	B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
GV tổ chức cho HS tự luyện tập dưới hình thức tổ chức học tập cá nhân
	Bài 1.
	HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ trống
	Cho HS đọc kết quả (cả lớp theo dõi tự chữa bài)
	Bài 2.
	HS tự điền số thích hợp vào ô trống 
	Bài 3.
	HS tự điền dấu thích hợp vào ô trống ( , =) vào chỗ trống 
	Với trường hợp các phép tính, khi điền dấu có thể giải thích:
30 + 100 < 131
< 131
	Bài 4 
Yêu cầu HS chỉ ra được số lớn nhất, bé nhất rồi khoanh vào số đó.
	Bài 5
	HS viết vào vở các số theo thứ tự:
	Theo thứ tứ từ bé đến lớn
	Theo thứ tự từ lớn đến bé
	GV chấm một số bài, chũa bài sai phổ biến
	III. Củng cố dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
-----------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
	I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng :
	- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra. 
	- Chỉ và nói tên được các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
	- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
	- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
 	II. Các hoạt động dạy - học
	Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu
	MT: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
	Cả lớp thực hiện động tác : Bịt mũi nín thở	
	- Cảm giác của các em sau khi nín thở sâu như thế nào ?
	- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 (SGK) để cả lớp quan sát. Sau đó, yêu cầu cả lớp thực hiện 
	+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
	+ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.
	+ Nêu ích lợi của việc thở sâu.
	+ GV kết luận 
	Hoạt động 2 : Làm việc với SGK (Theo cặp)
	MT: + Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
 + Chỉ trtên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi hít vào thở ra. 
 + Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
	Quan sát tranh, bạn hỏi - bạn trả lời
	Gọi một số cặp hỏi - đáp trước lớp
	Kết luận Kết thúc tiết học : điều gì sẽ xẩy ra nếu có dị vật tắc đường hô hấp ?
---------------------------------
	Buổi chiều
Luyện tiếng Việt
Luyện đọc : Cậu bé thông minh
	I. Mục đích yêu cầu: 
	1, Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng : ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
	2, Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện.
	3, Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn chuyện và cả câu chuyện. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá bạn kể.
	II. Các hoạt động dạy học.
	1, GV giới thiệu nội dung bài luyện đọc.
	2, GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm.
	- Nhóm 4 thi đua đọc đoạn trong nhóm, các nhóm thi đọc trước lớp.
	Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc đoạn tốt nhất.
	 - Đọc cả bài theo cách phân vai. Mỗi nhóm 3 em tự đọc theo cách phân vai.
	GV kết hợp hỏi các câu hỏi nội dung bài tập đọc. 
	Tuyên dương những nhóm phân vai đọc tốt.
	3. Kể chuyện
	Các em sẽ quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh.
	HS quan sát tranh.
	Ba HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn trước lớp.
	Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét nhanh theo một số yêu cầu sau:
	- Có đủ ý, đúng trình tự không?
	- Đã nói thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
	- Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
	Khen ngợi những HS lời kể sáng tạo.
	III. Tổng kết dặn dò : Trong câu chuyện này, em thích nhân vật nào ? Tại sao ?
 ----------------------------
Hướng dẫn thực hành
LuyệnViết : Cậu bé thông minh
	I. Mục đích yêu cầu
	HS chép lại chính xác một đoạn văn trong truyện Cậu bé thông minh. Biết cách trình bày một đoạn văn: Tên bài văn viết ngay ngắn cân đối giữa trang vở, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, viết hoa chữ cái đầu câu.
	Viết đúng: bình tĩnh, xin sữa, lo sợ, làm lạ...
	II. Các hoạt động dạy học
	1, GV giới thiệu bài viết
	2, Hướng dẫn HS tập chép.
	GV đọc đoạn viết, HS đọc thầm theo.
	Hai HS đọc đoạn viết trước lớp.
	HS viết một số tiếng khó vào vở nháp.
	GV nhắc HS cách trình bày một đoạn văn.
	HS nhìn sách chép bài vào vở.
	GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải.
	HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi.
	GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi.
	III. Tổng kết, dặn dò.
	Tuyên dương những HS viết bài đẹp, trình bày sạch sẽ.
----------------------------------
Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2006
Thể dục
Giới thiệu chương trình...
	I. Mục tiêu: 
	Phổ biến một số quy định khi luyện tập - Yêu cầu hiểu và thực hiện đúng.
	Giới thiệu chương trình môn học. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản của chương trình, có thấi độ đúng và luyện tập tích cực. 
	Biết chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động
	II. Nội dung và phương pháp lên lớp
	1. Phần mở đầu: 
	-Tập hợp lớp, khởi động
	- Phổ biến những nội đung cơ bản
	-Tập bài thể dục phát triển chung
	2. Phần cơ bản
	Phân công nhóm luyện tập: chia 3 nhóm
	Ba nhóm trưởng:
	Cán sự lớp:
	Nhắc lại nội dung học tập và yêu cầu môn học
	Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh luyện tập
	Trò chơi "nhanh lên bạn ơi ". Một HS nhắc lại cách chơi, cho một tổ chơi thử sau đó cả lớp tiến hành chơi dưới sự hướng dẫn của GV, có phân thắng thua.
 	Ôn một số động tác đội hình đội ngũ
	Chơi trò chơi Nhóm ba nhóm bảy
 	3. Phần kết thúc: Hệ thống lại bài, nhận xét chung tiết học.
-----------------------------
Toán
Cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ)
	A. Mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn tập, cách tính cộng, trừ các số có ba chữ 
- Củng cố giải bài toán ( có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn.
	B. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
	GV hướng dẫn HS làm bài tập vào vở bài tập toán
Bài 1: Yêu cầu HS tính nhẩm (HS tự ghi ngay kết quả vào vở), chẳng hạn:
400 + 300 = 700
100 + 20 + 4 = 124
Bài 2: Yêu cầu HS tự đặt tính rồi ghi kết quả
Bài 3: HS đọc bài toán
-Bài toán thuộc dạng toán nào ta đã học ?
-HS giải vào vở 
Bài 4 (tương tự bài 3)
Bài 5: Yêu cầu HS lập được các phép tính
Chữa bài: Bài 1,2 HS nối tiếp nêu, cả lớp theo dõi chữa vào vở; một HS lên bảng trình bày bài 3, một HS trình bày bài 4.
C. Củng cố, dặn dò: Về nhà ôn lại cách giải bài toán về “nhiều hơn ”và “ít hơn”
--------------------------------
Chính tả
Cậu bé thông minh
	I. Mục đích, yêu cầu	 
	1. Chép lại đúng 53 chữ trong bài: Cậu bé thông minh
	Củng cố trình bày một đoạn văn: Chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt đấu chấm câu ; xuống dòng gạch đầu dòng.
	Viết dúng các tiếng có vần an/ ang
	2. Ôn bảng chữ cái: Điền đúng 10 chữ và tên 10 chữ đó vào ô trống trong bảng. Học thuộc lòng 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn tập chép 
	 Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
	GV đọc đoạn chép, cả lớp theo dõi đọc thầm.
	Ba HS đọc đoạn chép.
	- Đoạn chép này từ bài nào?
	- Tên bài viết ở vị trí nào? 
	- Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết như thế nào?
	HS chép bài vào vở
	HS đổi vở chấm bài, GV chấm bài và chữa lỗi
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
	Bài 2: hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ
 	đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng
Bài 3: a, ă, â, b, c, ch, d, đ, e, ê
III. Tổng kết, dặn dò: Về nhà học thuộc 10 chữ cái đã học.
--------------------------------
Tập đọc
Hai bàn tay em
I. Mục đích, yêu cầu
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ; biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
Rèn kỹ năng đọc hiểu:
Nắm nghĩa và biết cách dùng các từ mới.
Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài ( Hai bàn tay em rất đẹp và có ích)
Học thuộc lòng bài thơ
II. Các hoạt động dạy học
Bài cũ: 3 HS nối tiếp đọc bài “ Cậu bé thông minh”
Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Luyện đọc:
- GV đọc mẫu 
- HS nối tiếp đọc từng dòng thơ
- Đọc từng khổ thơ trước lớp - Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm- Thi đọc giữa các nhóm
Cẩ lớp  ... thành tiếng.
	Chú ý các từ ngữ: Lướt qua, thấm nhuần, phảng phất...
	Hiểy được vẽ đẹp và giá trị của cốm, một thứ quà của đồng nội. Thấy rõ sự trân trọng và tình yêu mến của tác giả đối với sự cần cù, khéo léo của người nông dân.
	Ôn tập. Rèn kỹ năng nói: nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu càng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng vui, khôi hài.
	II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy học
	Đọc bài: Mè hoa lượn sóng
	2. Luyện đọc
	- GV đọc mẫu.
	- HS đọc 2 dòng thơ.
	- HS đọc từng khổ thơ trước lớp
	- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. Thi đọc.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	Trả lời câu hỏi nội dung bài:
	Mè hoa sống ở đâu?
	Tìm những từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước?
	Xung quanh mè hoa còn có những loài vật nào?
	Hãy chỉ ra hình ảnh nhân hoá mà em thích?	
	Đọc bài: Quà của đồng nội
	2. Luyện đọc
	- GV đọc mẫu.
	- HS đọc từng câu
	- HS đọc từng đoạn trước lớp
	- Đọc từng đoạn trong nhóm. Thi đọc đoạn
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	Trả lời câu hỏi nội dung bài:
	Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?
	Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
	tìm những từ ngữ nối lên sự đặc sắc của công việc làm cốm?
	Vì sao cốm được gọi là thứ quà riêng biệtcủa đồng quê?
	B, Ôn tập
	 Bài tập 1: Một HS nêu yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý. Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
	GV kể chuyện.
	Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
	Chú sử dụng con ngựa như thế nào?
	Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
	GV kể lại lần 2.
	Một HS giỏi kể lại câu chuyện.
	Từng cặp HS tập kể, vài HS kể trước lớp.
	Cuối cùng GV hỏi: Truyện này gây cười ở chỗ nào?
	Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.	
	III. Củng cố, dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện này
-----------------------------------------------------
Tập đọc
Trên con tàu vũ trụ; Ôn tập ... (Tiết 6, 7)
	I. Mục đích, yêu cầu
	1, Tập đọc
	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
	- Hiểu được những ân tượng và cảm xúc của nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin trong những giây phút đầu tiên bay lên vũ trụ. Thấy được tình yêu trái đất, tình yêu cuộc sốngá của Ga-ga-rin
	2, Ôn tập
	- Rèn kĩ năng viết chính tả: Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Sao mai
	- Củng cố, hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
	III. Các hoạt động dạy học
	A, Tập đọc
	- GV đọc mẫu.
	- HS đọc từng câu.
	- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
	- Thi đọc từng đoạn trước lớp.
	3, Hướng dẫn tìm hiểu bài.
	Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi : 
	Con tàu vũ trụ bắt đầu xuất phát vào thời điểm nào?
	Lúc bắt đầu bay anh Ga-ga -rin cảm thấy như thế nào?
	Trạng thái của người và vật trên tàu vũ trụ có gì đặc biệt?
	Anh Ga-ga -rin làm gì trong thời gian bay?
	Nhìn từ con tàu cảnh thiên nhiên đẹp như thế nào?
	Đoạn văn nói lên điều gì về tình cảm của Ga-ga -rin?
	B, Ôn tập
	Bài tập1 (tiết 6): nghe viết bài Sao mai
	GV đọc một lần bài chính tả, hai, ba HS đọc lại.
	GV nói với HS về sao mai: tức là sao kim có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Vẫn là sao này mà mọc vào lúc chiều tối gọi là sao Hôm.
	GV đọc cho HS viết bài.
	Chấm, chữa bài
	Bài tập 2 (tiết 7) : HS đọc yêu cầu của bài tập, HS làm bài vảo vở bài tập Tiếng Việt. Một số HS đọc bài làm trước lớp.
	III. Củng cố, dặn dò
	Tuyên dương những HS làm bài tốt.
-----------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Ôn tập và kiểm tra: Tự nhiên (tiếp)
	I. Mục đích, yêu cầu: 
	Giúp HS hệ thống hoá các kiến thức về Tự nhiên 
	Yêu phong cảnh thiên nhiên mình.
	Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
	II. Các hoạt động dạy học
	Hoạt động 1 : Vẽ tranh
	Bước 1: Yêu cầu mỗi nhóm chọn một nội dung để vẽ tranh tái hiện phong cảnh của thiên nhiên mình. 
	Bước 2: HS vẽ theo nhóm
	Bước 3: Trình bày và đánh giá
	Các nhóm treo tranh, cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác có thể bình luận, góp ý.
	III. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
-----------------------------------------------------
Buổi chiều Buổi chiều 
Hướng dẫn thực hành
	Luyện viết: Trên con tàu vũ trụ
 -----------------------------------------------------
Tin học
(cô Tuyết)
-----------------------------------------------------
Luyện thể dục
 ÔN nhảy dây
	I. Mục tiêu
	Củng cố động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
	II. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
	1. Phần mở đầu
	GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học
	* Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông.
	Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân tập.
	2. Phần cơ bản
	Nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
	Trước khi tập GV cho HS khởi động kĩ các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, khớp vai, khớp hông.
	HS thực hiện nhảy dây- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
	Thi nhảy giữa các cá nhân của tổ.
	Cả lớp đồng diễn nhảy day kiểu chum hai chân một số lần.
	3. Phần kết thúc
	Đứng tại chỗ hát.
	Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài.
-----------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 9 tháng 11 năm 2006
Thể dục
Tổng kết năm học
	I. Mục đích, yêu cầu
	Tổng kết đánh giá kết quả môn học thể dục. Yêu cầu biết được những kiến thức, kĩ năng đã học và kết quả của HS trong lớp.
	Chơi trò chơi: "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết chơi và chơi chủ động, tích cực.
	II. Nội dung và phương pháp lên lớp
	1. Phần mở đầu:
 	GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
	Đứng tại chỗ hát
	Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên.
	Tập bài thể dục phát triển chung một lần.
	2. Phần cơ bản
	- Tổng kết đánh giá kết quả môn học thể dục:
	+ GV hệ thống tóm tắt nội dung, kiến thức kĩ năng đã học trong các phần đã học.
	+ Nhận xét, đánh giá của GV.
	+ Biểu dương những HS tích cực luyện tập.
	Trò chơi: " Lò cò tiếp sức" (6- 8 phút).
	3. Phần kết thúc
	Chạy châm thoe vòng tròn, thả lỏng.
	Nhắc nhỡ HS trong dịp hè: Tập thể dục hằng ngày; giữ gìn vệ sinh cá nhân.
-----------------------------------------------------
Chính tả
Kiểm tra tập đọc
	I. Mục đích, yêu cầu
	Kiểm tra kỹ năng đọc thành tếng, đọc hiểu các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 35
	II. Chuẩn bị: GV ghi tên các bài tập đọc đã học vào các thăm 
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Kiểm tra
	GV gọi lần lượt HS lên bảng bốc thăm đọc bài rồi trả lời các câu hỏi nội dung bài đọc.
	3. Đánh giá
	- Đọc đúng, trôi chảy rõ ràng, không sai lỗi chính tả: 9 - 10 điểm
	- Đọc đúng, không sai lỗi nhưng ngắtn nghỉ chưa đúng chỗ: 7 - 8 điểm
	Sai một lỗi trừ 0, 5 điểm
	III. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
-----------------------------------------------------
Toán
Tiết 174 . Luyện tập chung
	I. Mục đích, yêu cầu
	Giúp HS tiếp tục củng cố, ôn tập về:
	- Xác định số liền sau của một số. So sánh các số và sắp xếp một nhóm các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
	- Kĩ năng thực hiện các phép tính với các số có đến 5 chữ số. Tìm thừa số hoặc số bị chia chưa biết.
	- Nhận biết các tháng có 30 ngày.
	- Giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ:
	Hai HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp:
	X x 2 = 9328	 X : 2 = 436
	Nhận xét, đánh giá.
	2. Thực hành
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT toán.
	Bài 1, Ba HS đọc kết quả bài làm. 
	Bài 2 : Hai HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính. 
	Bài 3 : Một HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết và cách tìm số bị chia?
	Một HS nêu kết quả.
	Bài tập 4: Một HS đọc các tháng có 30 ngày: tháng 4, 6, 9, 11
	Bài tập 5: Một HS lên bảng trình bày bài giải:
Bài giải
	Chiều rộng hình chữ nhật là:
8 - 5 = 3 (cm)
Diện tích tấm bìa còn lại là:
3 x 5 = 15 (cm)
	Đáp số: 15 cm
	III. Củng cố, dặn dò: Một số HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn và ngược lại.
-----------------------------------------------------
Buổi chiều
Hướng dẫn thực hành
Tự nhiên và xã hội
	I. Mục tiêu:
	Luyện tập củng cố các kiến thức về tự nhiên thông qua trò chơi "ô chữ kì diệu"
	II. Các hoạt động dạy học 
	1, Giới thiệu : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2, Ôn luyện các nội dung đã học theo hình "ô chữ kì diệu"
	GV kẻ bảng ô chư kì diệu.
	GV đọc và HS lần lượt điền:
	1, Tên một nhóm động vật gồm 3 chữ cái? (thú)
	2, Trái đất là một hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có điều này gồm 6 chữ cái? (sự sống)
	3, Địa hình cao nhất trên bề mặt lục địa Trái Đất gồm 3 chữ cái? (núi)
	4, Một loại rễ cây hay gặp trong cuộc sống gồm 4 chữ cái? (chùm)
	5, Vẹt thuộc loại động vật này gồm 4 chữ cái? (chim)
	6, Hện tượng này luân phiên cùng với một hiện tượng khác không ngừng gồm 3 chữ cái? (đêm)
	7, Đới khí hậu quanh năm lạnh gồm 6 chữ cái? (Hàn đới)
	III. Tổng kết, dặn dò
	GV nhận xét chung tiết học.
-----------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
Chính tả: Mưa
	I. Mục đích, yêu cầu:
	Giúp HS hoàn thành các bài tập đã học.
	II. Các hoạt động dạy học:
	Hoàn thành bài tập toán: Bảng đơn vị đo dộ dài. Giúp HS học thuộc bảng đơn vị đo dộ dài đã học buổi sáng, hoàn thành các bài tập trong SGK
	III. Tổng kết, dặn dò: 
	Nhận xét chung tiết học.
-----------------------------------------------------
Ngoài giờ lên lớp
(Đội tổ chức)
-----------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 10 tháng 11 năm 2006
Tập làm văn
Kiểm tra định kỳ
(Đề Sở ra)
-----------------------------------------------------
Toán
Kiểm ta định kì
(Đề Sở ra)
----------------------------------------------------
Đạo đức
Kiểm tra học kì
-----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
	I. Mục tiêu: 
	Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục
	II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nhận xét các hoạt động trong tuần, trong cả năm học
-----------------------------------------------------
	Luyện toán
	Tiết 2 (Tuần 35)
-----------------------------------------------------
	Hướng dẫn thực hành
Hoàn thành các bài tập trong ngày
	I. Mục đích, yêu cầu:
	Giúp HS hoàn thành các bài tập đã học.
	II. Các hoạt động dạy học:
	Hoàn thành các nội dung đã học trong cả năm học.
	III. Tổng kết, dặn dò: 
	Nhận xét chung tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_day_du_ca_nam_lop_3.doc