Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019

2.Bài mới:

 a) Giới thiệu bài: ghi bảng

*Hoạt động 1: -Thực hành.

- Bước 1 : Làm việc cả lớp

- Hướng dẫn áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm nhịp tim đập trong một phút

- Đặt ngón tay trỏ và ngón tay phải lên cổ tay trái của mình đếm số nhịp đập trong một phút ?

- Gọi học sinh lên làm mẫu cho cả lớp quan sát

- Cả lớp nhận xét bổ sung .

- Bước 2: Làm việc theo cặp .

-Từng cặp học sinh lên thực hành .

- Bước 3: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :

- Các em đã nghe thấy gì khi áp tay vào ngực bạn

- Khi đặt ngón tay lên cổ tay mình em thấy gì?

- Kết luận như sách giáo viên

 

doc 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018
Tiết: 7 Tự nhiên xã hội 
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
 	A/ Mục tiêu :
 	- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
 	- Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
 	B/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trang 16, 17, SGK, sơ đồ hai vòng tuần hoàn và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu hai vòng tuần hoàn.
 	C/ Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các thành phần trong máu ?
- Theo em cơ quan tuần hoàn gồm có những bộ phận nào?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
*Hoạt động 1: -Thực hành.
- Bước 1 : Làm việc cả lớp 
- Hướng dẫn áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm nhịp tim đập trong một phút 
- Đặt ngón tay trỏ và ngón tay phải lên cổ tay trái của mình đếm số nhịp đập trong một phút ?
- Gọi học sinh lên làm mẫu cho cả lớp quan sát 
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
- Bước 2: Làm việc theo cặp .
-Từng cặp học sinh lên thực hành .
- Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
- Các em đã nghe thấy gì khi áp tay vào ngực bạn 
- Khi đặt ngón tay lên cổ tay mình em thấy gì?
- Kết luận như sách giáo viên 
*Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 trang 17 sách giáo khoa thảo luận 
- Chỉ trên hình vẽ động mạch, tĩnh mạch, mao mạch? Nêu chức năng của từng loại mạch máu?
- Chỉ và nói đường đi của mạch máu trong vòng tuần hoàn nhỏ ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
- Chỉ đường đi của mạch máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì
*Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Gọi học sinh lên trình bày kết quả thảo luận và chỉ vào sơ đồ .
* Giáo viên rút ra nội dung bài học (SGK) .
* Hoạt động 3 Trò chơi ghép chữ vào hình:
- Hướng dẫn học sinh cách chơi 
- Yêu cầu học sinh cầm phiếu rời dựa vào sơ đồ hai vòng tuần hoàn ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn .
- Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình 
- Theo dõi phân định nhóm thắng cuộc .
- Quan sát sản phẩm và đánh giá .
b) Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà xem lại 2 vòng tuần hoàn và nêu được chức năng của nó.
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ 
- Cả lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Lớp tiến hành làm việc áp tai vào ngực bạn để nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp đập trong một phút thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên .
- Đặt ngón tay trỏ lên cổ tay trái để theo dõi nhịp mạch đập trong một phút .
- 2HS lên làm mẫu cho cả lớp quan sát .
- Từng cặp học sinh lên thực hành như hướng dẫn của giáo viên.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
+ Khi áp tai vào ngực bạn ta nghe tim đập
+ Khi đặt ngón tay lên cổ tay ta thấy mạch máu đập .
- Từng nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh .
- Bức tranh 3: Học sinh lên chỉ vị trí của động mạch , tĩnh mạch và mao mạch
- Chỉ về đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và tuần hoàn lớn trên hình vẽ. Nêu lên chức năng của từng vòng tuần hoàn đối với cơ thể .
- Lần lượt từng cặp lên trình bày kết hợp chỉ vào sơ đồ . 
- Đọc bài học SGK
- Lớp tiến hành chơi trò chơi .
- Lớp chia thành các đội có số người bằng nhau thực hiện trò chơi ghép chữ vào hình .
- Các nhóm thi đua nhóm nào gắn và điền xong trước thì gắn sản phẩm của mình lên bảng lớp.
 - Lớp theo dõi nhận xét và phân định nhóm thắng cuộc .
 - Về nhà học bài và xem trước bài mới. 
Nội dung cần bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 4 Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2018 Tiết: 8 Tự nhiên xã hội 
 VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
A/ Mục tiêu :
- Sau bài học học sinh có khả năng :
- Nêu được một số việc cần làm đẻ giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Tập thể dục đều đặn, vui chơi, làm việc vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn .
II/ Các KNS cần được GD trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch.
B/ Đồ dùng dạy học: - Các hình liên quan bài học ( trang 18 và 19 sách giáo khoa),
C/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chỉ và nêu chức năng của hệ tuần hoàn lớn và hệ tuần hoàn nhỏ ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
 a) Khám phái:
 b) Kết nối:
 *Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động :
 - Bước 1: Hướng dẫn cách chơi và lưu ý học sinh theo dõi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. 
- Cho học sinh chơi "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang" (đòi hỏi vận động ít) 
- Sau khi chơi xong giáo viên hỏi học sinh xem nhịp tim và nhịp mạch của mình có nhanh hơn khi ngồi yên không ?
Bước 2: - Tổ chức chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều hơn: TC ”Đổi chỗ “, đòi hỏi học sinh phải chạy nhanh. Sau khi chơi GV viên hỏi :
- Hãy so sánh nhịp tim khi vận động mạnh với vận động nhẹ và nghỉ ngơi? 
- Kết luận: SGV
Hoạt động 2 Thảo luận nhóm 
-Bước 1 : Làm việc theo nhóm :
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình sách giáo khoa trang 19 và trả lời các câu hỏi sau 
+ Hoạt động nào có lợi cho tim mạch ?
+ Theo bạn tại sao không nên làm việc quá sức 
+ Hãy cho biết những trạng thái nào dưới đây sẽ làm cho tim đập mạnh hơn: - Khi quá vui; Lúc hồi hộp xúc động mạnh; Lúc tức giận; Thư giãn 
+ Tại sao ta không nên mặc quần áo và mang giày dép quá chật ?
+ Kể tên một số thức ăn đồ uống giúp có lợi cho tim ?
-Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
* Giáo viên kết luận như sách giáo viên .
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem trước bài mới .
- 2HS lên bảng trả lời bài cũ, lớp theo dõi. 
- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Lớp chú ý nghe H/dẫn.
- Lớp thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên .
- Dựa vào thực tế để trả lời: Nhịp tim và mạch đập nhanh hơn khi ta ngồi yên .
- Lớp tham gia chơi TC, theo dõi bắt bạn làm sai 
- Chơi trò chơi đòi hỏi vận động mạnh, chạy thật nhanh để dành chỗ đứng .
- Khi chạy xong tim và mạch đập nhanh và mạnh hơn nhiều so với hoạt động nhẹ và ngồi yên .
- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên .
+ Các hoạt động có lợi như: Chơi thể thao, đi bộ,
- Vì làm việc quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
- Dựa vào thực tế để trả lời: Tâm trạng hồi hộp và xúc động mạnh sẽ làm cho tim đập nhanh và mạnh .
- Vì như thế sẽ làm cơ thể mệt mỏi.
- Kể ra tên một số loại đồ ăn thức uống như: các loại rau quả, thịt bò... 
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
- Hai học sinh nêu nội dung bài học 
- Về nhà học bài và xem trước bài mới 
Nội dung cần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2018_2019.doc