II. Các hoạt động dạy – học
1, Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS
2, Bài mới
a, Giới thiệu bài
b, HD học sinh viết
- GV cho HS quan sát chữ a viết thường trên bảng phụ và yêu cầu HS nêu độ cao và các nét trong mẫu chữ
- GV viết mẫu chữ b trên bảng ,HS quan sát và nhận xét cách viết sau đó viết 3 dòng chữ b vào vở (GV quan sát ,uốn nắn )
- HD tương tự với các từ bạn bè, bàn bạc (lưu ý khoảng cách các con chữ trong 1 tiếng ,các tiếng trong 1 từ ), viết mỗi từ 1 dòng
- HD học sinh viết chữ B(5 dòng ) Ba Bể (2 dòng)
- HS nêu độ cao của các chữ cái hoa, cách viết hoa danh từ riêng có trong bài
-HD học sinh viết câu ứng dụng(Biển bạc rừng vàng)
- HS luyện viết cả bài
- GV quan sát , uốn nắn HS viết đúng độ cao,khoảng cách
- GV chấm một số bài và nhận xét
Tuần 3 Ngày lập kế hoạch: 3- 4/9/2012 Ngày thực hiện kế hoạch: Từ ngày 10/9-14/9/2012 Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012 ôn Tiếng việt Luyện viết chữ đẹp tuần 3 I. Mục tiêu - Học sinh luyện viết đúng chữ cái B, b, theo mẫu chữ thường và chữ in hoa và một số câu, từ ứng dụng theo kiểu chữ đứng chữ nghiêng - Học sinh nắm được cỡ chữ ,cách viết và trình bày rõ ràng , sạch đẹp . - Giáo dục HS ý thức rèn chữ ,giữ vở . II. Các hoạt động dạy – học 1, Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS 2, Bài mới a, Giới thiệu bài b, HD học sinh viết - GV cho HS quan sát chữ a viết thường trên bảng phụ và yêu cầu HS nêu độ cao và các nét trong mẫu chữ - GV viết mẫu chữ b trên bảng ,HS quan sát và nhận xét cách viết sau đó viết 3 dòng chữ b vào vở (GV quan sát ,uốn nắn ) - HD tương tự với các từ bạn bè, bàn bạc (lưu ý khoảng cách các con chữ trong 1 tiếng ,các tiếng trong 1 từ ), viết mỗi từ 1 dòng - HD học sinh viết chữ B(5 dòng ) Ba Bể (2 dòng) - HS nêu độ cao của các chữ cái hoa, cách viết hoa danh từ riêng có trong bài -HD học sinh viết câu ứng dụng(Biển bạc rừng vàng) - HS luyện viết cả bài - GV quan sát , uốn nắn HS viết đúng độ cao,khoảng cách - GV chấm một số bài và nhận xét c, HD học sinh viết chữ nét nghiêng - HD cách cầm bút ,để vở nghiêng chếch về bên trái 1 góc nhỏ - HS quan sát và nhận xét độ cao ,khoảng cách các chữ ,cách viết chữ nét nghiêng - HS luyện viết chữ nét nghiêng -GV quan sát ,uốn nắn 3, Củng cố , dặn dò : - Nhận xét giờ học . - Về nhà hoàn thành nốt phần còn lại của bài ôn toán Luyện tập A. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh bảng nhân, chia 2,3,4,5. - Rèn kỹ năng giải toán có liên quan đến phép nhân hoặc phép chia B- Đồ dùng dạy học: Vở BT toán C- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Tổ chức: 2/ Luyện tập- Thực hành: Bài 1: Ôn các bảng nhân - Hỏi thêm: VD: 3 x 6 = 18. Vậy 6 x 3 =? - Khắc sâu: Khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi. Bài 2: Ôn các bảng chia. - Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia? Bài 3:Tính - Nêu thứ tự thực hiện phép tính? - Chấm bài, nhận xét 4/ Các hoạt động nối tiếp: + Củng cố: Trò chơi" Ai nhanh hơn" + Dặn dò: Ôn lại bảng nhân và bảng chia - Hát - HS đọc nối tiếp ( Đọc cá nhân, bàn, dãy) - 3 x 6 = 18 Vậy 6 x 3 = 18=> 3 x 6 = 6 x 3 - HS đọc lại nhiều lần - Thi đọc nối tiếp - Đọc theo nhóm - Phép chia là phép tính ngược của phép nhân - Làm vở 21 : 3 + 124 = 7 + 124 = 131 5 x 9 + 322 = 45 + 322 = 367 40 : 2 + 0 = 20 + 0 = 20 + HS 1: Nêu phép tính của phép nhân ( hoặc phép chia) + HS 2: Nêu KQ Ôn Toán ôn tập hình học I.Mục tiờu giờ dạy : - Củng cố cho HS cỏc kiến thức cơ bản về cỏch tớnh chu vi hỡnh tam giỏc, chu vi hỡnh vuụng , cỏch tớnh độ dài đường gấp khỳc và đếm số lượng hỡnh trong một hỡnh vẽ cho trước . - HS ỏp dụng làm bài cho tốt . - Giỏo dục HS say mờ học tập . II.Cỏc hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra bài tập của HS 2.Nội dung giờ học: - Hoàn thiện bài buổi 1: HS làm bài 4/12SGK. -GV cho HS làm bài tập 1,2,3,4 trang 10 vở Luyện tập toỏn - GV mời một số HS lờn bảng làm bài HS trỡnh bày cỏch làm , HS khỏc nhận xột , bổ sung - GV chốt kiến thức đỳng -Bài 4/12 Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để có: a, 3 hình tam giác b, 2 hình tứ giác Bài 1: Tớnh độ dài đường gấp khỳc: Giải 30cm Độ dài đường gấp khỳc là: 25cm 30+ 25+ 38 = 93 (cm) 38cm Đỏp số 93cm GV:Muốn tớnh độ dài của một đường gấp khỳc bất kỳ ta làm như thế nào? ( Ta tớnh tổng của cỏc đoạn thẳng cú trong đường gấp khỳc đú) Bài 2 :Tớnh chu vi hỡnh tam giỏc Giải 42cm 38cm Chu vi hỡnh tam giỏc là: 42+38 +45= 125 (cm) Đỏp số 125cm 45cm Bài 3 : Đo độ dài hỡnh vuụng rồi tớnh chu vi hỡnh vuụng Giải Cạnh của hỡnh vuụng là 3cm Chu vi hỡnh vuụng là : 3 x 4= 12 (cm) . . . cm Đỏp số 12cm Chu vi hỡnh vuụng...cm? Bài 4 : Trong hỡnh bờn : Số a. Cú 9 hỡnh chữ nhật b. Cú 12 hỡnh tam giỏc 3. Củng cố dặn dũ. -Giỏo viờn nhận xột giờ học. Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012 ôn tiếng việt ôn tập các bài tập đọc trong tuần I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng , trôi chảy cả ba bài tập đọc: chiếc áo len, Quạt cho bà ngủ,Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng, đặc biệt lưu ý các từ ngữ có âm l, n. - Đọc đúng các kiểu câu phân biệt lời tác giả và lời nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - HS hiểu được một số từ ngữ khó trong từng bài tập đọc. - HS nắm được cốt truyện và ý nghĩa giáo dục thông qua nội dung từng bài học. - HS áp dụng làm bài tập trắc nghiệm cho tốt. II. Đồ dùng: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra: - 2 hs đọc thuộc lòng bài “ Quạt cho bà ngủ”. ? Tình cảm của bà với cháu như thế nào? Câu văn nào nói lên điều đó? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu giờ học: b. Luyện đọc: Bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng * Gv đọc toàn bài: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. ? Bài văn chia làm bao nhiêu đoạn? ( 3 đoạn) c. Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ * Luyện đọc đoạn: 2 hs đọc 3 đoạn - Gv đọc mẫu đoạn 1- HS nhận xét cách đọc đoạn 1: ngắt nghỉ, nhấn giọng. - Gọi hs đọc cá nhân, luyện đọc theo nhóm 2, thi đọc giữa các nhóm. Mùa này/ bằng lăng nở hoa mà không vui/ vì bé Thơ/ bạn của cây/ phải nằm viện//. ? Hoa bằng lăng có màu gì? Thế nào là chúc xuống? * Luyện đọc đoạn 2, đoạn 3 tương tự như đoạn 1 ? Câu cuối ta đọc thế nào?( vui, reo lên) * Luyện đọc bài: 2 hs đọc cả bài. d. Tìm hiểu bài: ? Truyện có những nhân vật nào? ( Hoa, Thơ, sẻ) ? Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai? ( bé Thơ) ? Vì sao bằng lăng để dành hoa cho bé Thơ? ( Vì cả mùa hoa bé phải nằm viện, cây yêu bé Thơ) ? Bé Thơ trở về nhà và nghĩ gì? ( mùa hoa đã qua). Vì sao? ( không nhìn thấy hoa) ? Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình? ? Bạn của bé Thơ có điểm gì tốt? - Sẻ, bằng lăng, bé Thơ có tình cảm như thế nào? Bài: Chiếc áo len - GV cho HS luyện đọc bài: Chiếc áo len, Quạt cho bà ngủ theo nhóm sau đó trả lời các câu hỏi sau: 1,Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào? 2,Em có nhận xét gì về nhân vật Tuấn trong bài?Em học được gì ở nhân vật này? Bài: Quạt cho bà ngủ 1, Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì? 2, Qua bài thơ em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với bà như thế nào?Em học tập được gì ở bạn nhỏ này? III. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài giờ sau. Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2012 ôn Tiếng Việt Ôn tập: So sánh-Dấu chấm I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS biết tìm các từ chỉ sự so sánh và các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn cho trước, HS biết đượctác dụng của việc sử dụng hình ảnh so sánh . 2. Giúp HS hiểu được tác dụng của dấu chấm từ đó biết sử dụng dấu chấm cho hợp lí. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài: - GV hỏi: thế nào là biện pháp so sánh? Muốn xác định hình ảnh so sánh ta làm như thế nào? - HS làm bài tập 1, 2 trang 12 vở bài tập Tiếng Việt. - GV gọi HS lên bảng làm bài. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức đúng: Bài 1. Tìm và viết các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây: a) Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Đôi mắt của Bác sáng tựa vì sao. b) Em yêu nhà em Hàng hoa xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm. Hoa xoan nở như mây. c) Mùa đông Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hè Trời là cái bếp lò nung. Trời mùa đông như cái tủ ướp lạnh. Trời mùa hè như cái bếp lò nung. d) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Dòng sông như một đường trăng dát vàng. Bài 2. Ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu văn câu thơ ở bài tập 1: ? BT 2 yêu cầu chúng ta làm gì? 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở, GV chốt kiến thức đúng. a) Tựa c) Là b) Như d) Là Bài 3. GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc bài: - Đề bài yêu cầu ta làm gì? - Dấu chấm được sử dụng trong những trường hợp nào? - Sau dấu chấm chúng ta phải làm gì? - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở, GV chốt kiến thức đúng: Cô bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào cô. Cô mỉm cười, nhìn chúng em bằng đôi mắt dịu hiền. Tiết học đầu tiên là tập đọc. Giọng cô thật ấm áp khiến cả lớp chăm chú lắng nghe. Cô giảng bài thật dễ hiểu. Những cánh tay nhỏ nhắn cứ rào rào đưa lên phát biểu. Bỗng một hồi trống vang lên. Thế là hết tiết học đầu tiên và em cảm thấy rất thích thú. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn về nhà học bài. ôn toán Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu: - Rèn các kĩ năng giải toán cho hs dạng ít hơn, nhiều hơn, so sánh, tìm tổng. - Rèn kĩ năng trình bày các dạng toán trên. II. Hoạt động dạy- học: 1. Tổ chức cho hs làm các bài tập: Bài 1: Xác định yêu cầu bài: bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? Nêu cách tính? Rèn kĩ năng trả lời, viết tên đơn vị, đáp số. ? Đây là dạng toán gì? Nêu cách giải? Bài 2( Tương tự bài 1) Khắc sâu cách giải Bài 3( Tương tự bài 1, bài 2) 2. GV gọi một số hs lên bảng làm bài. - Các hs khác nhận xét bổ sung. 3.GV chốt kiến thức đúng: Bài 1. Chủ nhật mẹ hái được 275 bông hoa hồng đem bán, thứ hai mẹ hái được nhiều hơn chủ nhật 43 bông. Hỏi thứ hai mẹ hái được bao nhiêu bông hồng? Bài giải Số bông hoa hồng thứ hai mẹ hái được là: 275+ 43= 318( bông hoa) Đáp số: 318 bông hoa Bài 2. Tóm tắt: Bài giải Đợt một: 706 con vịt Số con vịt đợt hai lò ấp nhà bác Ba ấp được là: Đợt hai ít hơn đợt 1: 123 con vịt 706- 123= 583( con vịt) Đợt hai:?... con vịt Đáp số: 583 con vịt Bài 3. Tóm tắt: Bài giải Con lợn: 115 kg Số ki- lô- gam con lợn nặng hơn con dê là: Con dê: 43 kg 115- 43= 72( kg) Lợn hơn dê:kg? Đáp số: 72 kg 4. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012 ôn Tiếng việt Ôn tập viết đơn- kể về gia đình Mục tiêu: - Củng cố để hs nắm chắc các phần của đơn - HS trình bày đơn khoa học, viết đúng chính tả, đúng mẫu. - Củng cố cách viết 1 đoạn văn giới thiệu về gia đình mình. Hoạt động dạy- học: 1. Ôn viết đơn: ? Nêu các phần của đơn? ( Đơn xin vào Đội) ? Phần đầu ta viết gì? Phần 2 ghi gì? Phần cuối ghi gì? - Gv hướng dẫn hs làm miệng, gv hướng dẫn bài trên bảng( Gv hỏi, hs trả lời). - Cho hs đọc 3- 4 lần. Yêu cầu hs viết vào vở. 2. Kể về gia đình em: - Gv hướng dẫn hs làm miệng: ? Đầu đoạn văn con viết gì kể về gia đình mình? ( các thành viên) ? Những người đó có tính tình và đặc điểm gì? Làm gì? ? Tình cảm của mọi người trong gia đình ra sao? - Cho 2- 3 hs làm miệng, lên kể theo cặp. Thi kể. 3. Yêu cầu hs viết vào vở: Gv giúp đỡ hs yếu để các em diễn đạt được. III. Tổng kết, dặn dò: - Nhắc lại những nội dung chính của tiết học. - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài giờ sau. Hoạt động tập thể Truyền thống nhà trường I. Mục tiêu: - HS hiểu được một số nét cơ bản về truyền thống nhà trường. - Giáo dục tình cảm yêu trường, yêu lớp cho hs. - Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản của 2 môn Toán và Tiếng Việt qua những câu chuyện trong cuộc sống thường ngày và những câu đố vui dí dỏm, đáng yêu của bài Cùng học, cùng chơi trong tuần 3. II. Chuẩn bị: Sưu tầm một số trang ảnh về nhà trường trước kia và hiện nay. III. Các hoạt động dạy học 1.Gv nêu yêu cầu bài học 2.HS trả lời một số câu hỏi - Trường ta thành lập năm nào? - Kể tên một số thành tích nổi bật mà trường đã đạt được trong những năm qua? - Trường có bao nhiêu lớp? Bao nhiêu thầy cô giáo? Ai là hiệu trưởng? Nêu công việc chính của thầy cô? - Con đã làm gì để giữ gìn và bảo vệ trường? - Hãy kể tấm gương về những bạn hs đã giữ gìn trường lớp tốt mà em biết. * HS trình bày kết quả thảo luận. * Cùng học, cùng chơi: _ GV cho HS đọc thầm các mẩu đối thoại của Đa và Bống hoặc sắm vai các nhân vật có trong từng mẩu chuyện trong tuần 3 sách Cùng học, cùng chơi sau đó trả lời câu hỏi và làm bài vào vở. - GV cho HS nhận xét, bổ sung. Gv chốt KT đúng Các từ cần gạch chân trong ô 7 là : Mẹ Đa bẻ được số bắp ngô là : 250-25=225 ( bắp ngô) đáp số 225 bắp ngô Các từ cần gạch chân trong ô 15 là: Cánh chim, nhành hoa Các từ cần điền trong ô 16 là: Lá chắn, che chở ngoan hiền, khôn lớn. * Gv kết luận 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn hs bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. Sinh hoạt lớp Bình tuần tuần 3 I. Nhận xét những ưu khuyết tuần 3 - Chuyên cần. - Vệ sinh cá nhân. - ý thức học tập, đạo đức. - Đóng góp các hoạt động đầu năm. II. Nêu phương hướng tuần 4 III. Sinh hoạt văn nghệ.
Tài liệu đính kèm: