Kế hoạch bài học Tự nhiên và xã hội 3 - Bài 32: Làng quê và đô thị

Kế hoạch bài học Tự nhiên và xã hội 3 - Bài 32: Làng quê và đô thị

I.Mục tiêu

1.Kiến thức :

- Phân biệt được sự khác nhau giữ làng quê và đô thị (phong cảnh, đường sá và giao thông).

- Kể tên được hoạt động sinh sống, công việc của nhân dân ở làng quê và đô thị.

- Giới thiệu được về quê hương, nơi mình sinh sống.

2.Kĩ năng :

Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, hợp tác, trình bày, nhận xét, tư duy logic.

3.Thái độ :

Có ý thức học tập tốt, yêu quý quê hương đất nước; có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.

II.Phương pháp dạy học.

- Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp trò chơi học tập.

- Phương pháp động não.

 

doc 7 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Tự nhiên và xã hội 3 - Bài 32: Làng quê và đô thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tự nhiên và xã hội
Bài 32: Làng quê và đô thị
I.Mục tiêu
1.Kiến thức : 
- Phân biệt được sự khác nhau giữ làng quê và đô thị (phong cảnh, đường sá và giao thông).
- Kể tên được hoạt động sinh sống, công việc của nhân dân ở làng quê và đô thị.
- Giới thiệu được về quê hương, nơi mình sinh sống.
2.Kĩ năng : 
Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, hợp tác, trình bày, nhận xét, tư duy logic.
3.Thái độ : 
Có ý thức học tập tốt, yêu quý quê hương đất nước; có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.
II.Phương pháp dạy học.
- Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp trò chơi học tập.
- Phương pháp động não.
III.Phương tiện dạy học
1. Giáo viên : 
Thiết kế bài học, SGK, SGV,tranh ảnh minh họa, giấy vẽ, phiếu thảo luận
Học sinh:
 Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi, bút mực, bút chì, tẩy, màu sáp
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
* Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố kiến thức về các hoạt động công nghiệp, thương mại.
 Yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Kể tên của các hoạt động công nghiệp ở tỉnh (thành phố) của em và lợi ích mà các hoạt động đó mang lại?
Trả lời:
- Công nghiệp dệt may mang lại sản phẩm như: quần áo, chăn mền,
- Công nghiệp khai thác than, dầu khí,.. sản xuất ra than để đốt, dầu khí để chạy máy móc đốt cháy
+ Câu 2: Hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa gọi là gì? Kể tên những hàng hóa được trao đổi, mua bán mà em biết.
Trả lời: 
- Hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa được gọi là các hoạt động thương mại
- Các sản phẩm công nghiệp như: quần án, giầy dép, sơn mài, hoặc các sản phẩm nông nghiệp như rau, thịt, cá, 
3. Dạy – học bài mới.
a. Giới thiệu bài (1’)
GV cho cả lớp hát bài “ quê hương tươi đẹp ”. Các con vừa hát bài “ quê hương tươi đẹp” nói về cảnh đẹp của làng quê. Ở đất nước ta, ngoài những làng quê tươi đẹp còn có những khu đô thị đông vui tấp nập. Để hiểu rõ hơn về cuộc sống, phong cảnh ở làng quê, đô thị cô và các con sẽ đến với bài học hôm nay “Bài 32: làng quê và đô thị”.
b. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14 phút
Hoạt động 1: Phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
* Mục tiêu: HS phân biệt được sự khác nhau giữa làng quê và đô thị (phong cảnh, nhà cửa, đường sá, giao thông).
- GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát hình trong trang 62, 63 sách giáo khoa và cho biết : 
 + Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?
 + Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
 + Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?
- GV tiến hành gọi ngẫu nhiên một số học sinh trả lời câu hỏi trên.
 - GV tổ chức cho học sinh nhận xét phần trình bày của bạn và khuyến khích học sinh nếu ý kiến đề xuất.
- GV nhận xét, chốt kiến thức (tranh vẽ hình ảnh của các làng quê và đô thị của nước ta)
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để điền vào phiếu học tập sau: 
Làng quê
Đô thị
Phong cảnh
Đường sá, giao thông
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV tổ chức cho học sinh trong lớp tiến hành nhận xét phần trình bày của các nhóm và nêu ý kiến bổ sung, thắc mắc (nếu có).
- GV nhận xét phần trình bày của học sinh, giải đáp thắc mắc. 
- GV yêu cầu 1 HS lên điền lại vào bảng GV kẻ sẵn trên bảng lớp. Các học sinh khác viết bài vào vở
* Liên hệ mở rộng kiến thức :
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Em sống ở đâu? Quang cảnh và đường xá giao thông ở đó như thế nào?
+ GV tiến hành gọi ngẫu nhiên một số học sinh trả lời câu hỏi trên.
- Kết luận: Ở làng quê phong cảnh rất yên bình và không khí trong lành. Hầu hết là nhà ngói, xung quanh nhà có vườn cây, chuồng trại và ao hồ. Đường làng nhỏ và ít xe cộ đi lại. Còn ở đô thị thì đông đúc, tập nập. Có nhiều nhà tầng, đường phố rộng và rất nhiều xe cộ đi lại.
- HS quan sát, tiếp nhận nội dung câu hỏi từ GV 
+ Làng quê ở đồng bằng
+ Làng quê ở miền núi
+ Đô thị
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS nhận xét phần trình bày của bạn và đề xuất ý kiến thắc mắc (nếu có )
- HS lắng nghe, ghi nhớ, lĩnh hội kiến thức.
- HS ghép nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ từ GV và tiến hành thảo luận , ghi các phương án trả lời vào phiếu học tập
Làng quê
Đô thị
Phong cảnh
Cánh đồng, vườn cây, ao cá, nhà ngói
Nhiều nhà tầng, nhà tập trung san sát nhau
Đường sá, giao thông
-Đường làng nhỏ
-ít người và xe cộ đi lại
-đường phố rộng
-Đông người và xe cộ đi lại.
- HS nhận xét phần trả lời của các bạn và bổ sung, góp ý , nêu ý kiến (nếu có).
- HS lắng nghe, ghi chép 
 (có thể HS sẽ giải đáp thắc mắc của nhóm bạn dành cho nhóm mình)
HS nhận nhiệm vụ từ giáo viên và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
-HS lắng nghe
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
9 phút
Hoạt động 2: Nghề nghiệp ở làng quê và đô thị.
*Mục tiêu: Kể tên được hoạt động, nghề nghiệp của nhân dân ở làng quê và đô thị.
- GV tổ chức trò chơi học tập “ Tiếp sức nghề nghiệp”
 - GV chia lớp thành 2 đội , mỗi đội là một dãy HS, đội 1 kể về các nghề nghiệp ở làng quê, đội 2 kể về các nghề nghiệp ở đô thị.
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
- Trồng trọt
-.
- Buôn bán
-.
- GV tổ chức cho học sinh trong lớp tiến hành nhận xét phần trình bày của các đội chơi, nêu ý kiến bổ sung, thắc mắc ( nếu có). 
- GV nhận xét phần trình bày của học sinh và giải đáp thắc mắc, tuyên dương đội chơi thắng cuộc và chốt kiến thức :
+ Ở làng quê, người ta thường sống bằng các nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới hay các nghề thủ công..
+ Ở đô thị, người dân thường đi làm trong công sở, cửa hàng, nhà máy.
 *Liên hệ mở rộng kiến thức :
- GV yêu cầu học sinh kể tên các nghề nghiệp nơi mình sinh sống. Giúp học sinh biết thêm về sinh hoạt của đô thị và làng quê. 
-Giới thiệu với các em về làng quê miền núi.
- Gíao dục môi trường, dân số cho HS: Ở đô thị đông vui, hoạt động kinh tế sôi động song vấn đề môi trường như rác thải, khói, bụi,.. đang xuống cấp nghiêm trọng, trường học, bệnh viện quá chật vì người đông, không có không gian cho HS vui chơi, rèn luyện thân thể. 
- Để bảo vệ môi trường, góp phần cho cuộc sống xanh sạch đẹp hơn HS cần phải làm gì?
- GV nhận xét và chốt ý.
- HS nhận nhiệm vụ từ GV và tiến hành chơi trò chơi.
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Chài lưới
- .
- Buôn bán
- Công nhân
- Bác sĩ
- 
- HS nhận xét câu trả lời của bạn và nêu ý kiến bổ sung, góp ý ,thắc mắc (nếu có)
- HS lắng nghe, ghi chép
- HS lĩnh hội tri thức.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5 phút
Hoạt động 3: Vẽ tranh phong cảnh quê hương em. 
* Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của HS về quê hương đất nước.
- GV tổ chức cho học sinh vẽ tranh về nơi mình sinh sống hay quê hương mình.
- GV gọi HS lên dán tranh trên bảng và giới thiệu với cả lớp về bức tranh của mình.
- GV nhận xét phần trình bày của học sinh và giải đáp thắc mắc.
- GV chốt lại kiến thức bài học.
-HS Thực hiên vẽ tranh.
- HS dán tranh lên bảng và giới thiệu về bức tranh của mình.
- HS lắng nghe và nêu ý kiến bổ sung, góp ý ,thắc mắc (nếu có).
 -HS lắng nghe.
4. Dặn dò (1’)
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò học sinh học bài và chuẩn bị bài 33.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_tu_nhien_va_xa_hoi_3_bai_32_lang_que_va_do.doc