Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 - Trịnh Thị Hướng

Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 - Trịnh Thị Hướng

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

A.TẬP ĐỌC :

 -Luyện đọc đúng: du ngoạn, khóm lau, hoảng hốt, ẩn trốn, hiển linh, Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu :

 + Hiểu nghĩa các từ khó Chử Xá, du ngoạn, duyên trời, hiển linh.

 + Hiểu nội dung truyện : Câu chuyện ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước .Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 - Học sinh biết kính yêu và biết ơn Chử Đồng Tử.

 

doc 31 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 - Trịnh Thị Hướng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 26
 Ngày soạn:11 /3 /2007
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 12 /3 /2007 
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
A.TẬP ĐỌC :
 -Luyện đọc đúng: du ngoạn, khóm lau, hoảng hốt, ẩn trốn, hiển linh,  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu :
 + Hiểu nghĩa các từ khó Chử Xá, du ngoạn, duyên trời, hiển linh.
 + Hiểu nội dung truyện : Câu chuyện ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước .Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
 - Học sinh biết kính yêu và biết ơn Chử Đồng Tử.
 B.KỂ CHUYỆN :
 * Rèn kĩ năng nói :
 -Dựa vào tranh minh hoạ đặt tên và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng đoạn. 
 * Rèn kĩ năng nghe :
 - Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
II. CHUẨN BỊ :
 	 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 	 -HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Ổn định : Hát. 
 2.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên”. ( 5 phút)
 H.Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi?(M.Trang )
 H. Cuộc đua diễn ra như thế nào? (Chi)
 H. Nêu nội dung chính? (Hạnh)
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: ( Ghi Bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc . ( 10 phút)
- GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS đọc .
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
-GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .( GV kết hợp treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . ( 10 phút)
- Yêu cầu đọc đoạn 1, 2.
H.Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
* Giảng từ : + Chử Xá: Một làng ở xã Vân Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay.
H: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
-Giảng: bàng hoàng: sững sờ, không ngờ tới.
 H.Vì sao công chúa lại kết duyên với Chử Đồng Tử ?
* Giảng từ : duyên trời: chuyện may mắn, hạnh phúc. 
Ý1 : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ.
-Yêu cầu đọc đoạn 3.
H: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
-Giảng từ : hiển linh: (thần thánh) hiện lên giúp người
Ý 2 : Chử Đồng Tử có công lớn với dân, với nước.
-Yêu cầu đọc đoạn 4. 
H.Nhân dân đã làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử ?
Ý3 :Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của Chử Đồng Tử .
 - Cho học sinh đọc lại cả bài, tìm nội dung chính của bài.
- GV chốt, ghi bảng.
Nội dung chính :Câu chuyện ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. ( 10 phút) 
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc bài . 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn, cả bài.
- Nhận xét – sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi tự chọn.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại . ( 10 phút)
-Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4.
-GV theo dõi – Hướng dẫn thêm.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương- chốt nội dung bài.
Hoạt động 4 : Kể chuyện. ( 20phút)
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Nêu nhiệm vụ: Dựa vào bốn tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung của từng đoạn truyện ; đặt tên cho từng đoạn
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để đặt tên cho từng đoạn truyện.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV chốt ý : 
* Tranh 1 : Cảnh nhà nghèo khó/ Tình cha con / nghèo khó mà yêu thương nhau 
* Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kỳ lạ / Duyên trời /Ở hiền gặp lành 
* Tranh 3: Truyền nghề cho dân / Giúp dân 
* Tranh 4 : Tưởng nhớ/ Uống nước nhớ nguồn /Lễ hội hằng năm 
-Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm bốn.
-GV gọi 4 học sinh thi kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương .
- Gọi 1 HS kể toàn truyện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe .
-1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-HS đọc nối tiếp từng câu .
-HS phát âm từ khó .
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-Theo dõi - đọc lại đoạn văn.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm .
-Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha,đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
-Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử, Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh gia đình của Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- 3 HS nhắc lại ý 1.
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm .
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc . 
-3 HS nhắc lại ý 2. 
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm.
- HS tự trả lời theo ý mình hiểu. Chẳng hạn : Nhân dân đã lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy thánh mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
- 3 HS nhắc lại ý 2.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo – Suy nghĩ, tìm nội dung chính – trình bày.
- 3 HS nhắc lại.
- Học sinh theo dõi. 2 học sinh đọc thể hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- HS luyện đọc theo đoạn, cả bài .
- Học sinh chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng.
-Học sinh đọc nhóm 4, mỗi HS đọc 1 đoạn
-Các nhóm thi đọc. 
-Học sinh nhận xét và bình chọn nhómđọc hay nhất .
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi.
- làm việc theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS theo dõi.
- HS tập kể theo nhóm bốn, mỗi HS kể 1 đoạn.
-Học sinh kể theo tranh. Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 1 HS kể toàn truyện.
 4. Củng cố – dặn dò : ( 5 phút) 
- HS đọc bài , nêu nội dung chính – GV kết hợp giáo dục HS biết kính yêu và biết ơn những người có công với đất nước .
- Nhận xét tiết học .
- Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
_______________________________________________
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN
CỦA NGƯỜI KHÁC ( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:	
 - HS hiểu thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Hiểu quyền được tôn trọng bí mật riêng tư cuả trẻ em. 
 - HS biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại , tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng 
 - HS có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
II.CHUẨN BỊ:
 -GV : Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai , phiếu thảo luận nhóm.
 -HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1.Ổn định: Nề nếp.
 2.Bài cũ: Kiểm tra bài :Tôn trọng đám tang. ( 5 phút)
H: Khi thấy nhà bên cạnh có đám tang ,em phải làm gì ?( Hồng)
H: Khi gặp đám tang em cầm phải làm gì?( Bảo)
H:Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì?( Hữu Đạt)
3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Đóng vai. ( 10 phút)
1. Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
 2. Cách tiến hành: 
- GV chia HS thành các nhóm .
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận phân công sắm vai để xử lí tình huống sau :
 * Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm thì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
- Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
H: Nếu em là Minh, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
 - Yêu cầu các nhóm lên đóng vai.
-GV nêu câu hỏi để HS cả lớp giải quyết các tình huống.
H: Trong những cách giải quyết mà các bạn đưa ra, cách nào là phù hợp nhất?
H: Em thử đoán xem, ông tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc? 
- GV nhận xét, chốt kết luận.
3. Kết luận:
 Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. ( 10 phút)
1. Mục tiêu : 
+ HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng. 
2. Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ chép sẵn các câu hỏi thảo luận - Gọi HS đọc lại.
- GVphát phiếu bài tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những nội dung sau:
a) Điền những từ : bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp.
 Thư từ, tài sản của người khác là  mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm  vi phạm .
 Mọi người cần tôn trọng  riêng của trẻ em.
b) Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc làm sau đây vào 2 cột “ Nên làm” hoặc “ Không nên làm” liên quan đến thư từ, tài sản của người khác:
- Tự ý sử dụng khi chưa được phép.
- Giữ gìn bảo quản khi người  ... 6 HS tham gia thi tiếp sức - cả lớp là cổ động viên
- Gọi HS nhận xét hai đội.
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng
- 2 HS đọc đề .
-Điền số liệu vào bảng.
Các số liệu là số thóc gia đình chị Úùt thu hoạch được trong các năm 2001, 2002, 2003. 
 Năm 2001 : 4200 kg
Năm 2002 : 3500 kg
Năm 2003 : 5400 kg
- Cả lớp làm vào VBT, từng HS nêu số liệu
Năm
2001 
2002
2003
Số thóc
4200 kg
3500 kg
5400 kg
- Đổi chéo vở sửa bài.
-2 HS đọc – lớp đọc thầm.
-Bảng thống kê số cây bản Na trồng được trong 4 năm 2000,2001,2002,2003.
-Trồng hai loại cây thông và bạch đàn.
-HS nhìn bảng thống kê nêu.
-Số cây bạch đàn năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 là:
2165 – 1745 = 420 ( cây )
-Số cây thông và cây bạch đàn năm 2003 trồng được là?
2540 + 2515 = 5055 (cây )
-2 HS đọc đề . Lớp đọc thầm.
-2 HS đọc dãy số .
-HS làm bài vào sách .
-HS đổi vở sửa bài .
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- Hai đội cử đại diện tiến hành chơi .
HS -HS nhận xét .
4.Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
- Nhắc lại nội dung bài học.
-Nhận xét giờ học.
-Ôn tập các dạng toán đã thực hành trên lớp.
__________________________________________________________________________ Ngày soạn :15/ 3/ 2007
 Ngày dạy : Thứ sáu, ngày 16/3/ 2007
CHÍNH TẢ : (Nghe - viết)
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn trong bài Rước đèn ông sao.Viết đúng các từ khó: Tết Trung thu, bận, sắm, quả ổi chín,
 - Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ viết sai r/d/gi hoặc ên/ ênh.
 - HS viết cẩn thận , trình bày sạch đẹp .
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng bài tập 2a. Bảng phụ ghi sẵn bài 2b.
 -HS : Sách giáo khoa và vở chính tả .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 2 HS viết bảng : giặt giũ, khóc rưng rức. (Khoa, Hoàng). Lớp viết bảng con - GV nhận xét, sửa bài. ( 5 phút)
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe - viết . ( 15 phút)
- GV đọc mẫu đoạn viết.
- Gọi HS đọc đoạn viết.
H: Đoạn văn tả gì?
H: Mâm cỗ Trung thu của Tâm có những gì?
H.Đoạn văn có mấy câu?
H. Trong đoạn văn, những chữ nào phải viết hoa?Vì sao
-Treo bảng phụ - Yêu cầu lớp đọc thầm, tìm từ khó.
-Yêu cầu HS nêu từ khó - GV gạch chân các từ khó ở bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ khó.
- GV đọc từ khó.
- Nhận xét - sửa sai.
- Hướng dẫn viết vở - nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi.
- GV đọc bài .
- GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở thêm.
- Đọc cho HS soát bài - yêu cầu HS soát bài.
- Thu bài chấm – nhận xét, gọi HS lên sửa bài. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập . ( 10 phút)
Bài 2 :Yêu cầu HS đọc bài tập 2a.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn ghi lại những từ tìm được vào nháp.
- Dán 2 tờ phiếu lên bảng, chia lớp thành 2 nhóm .
- GV nêu cách chơi.
- Yêu cầu HS tiến hành thi tiếp sức.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. Tuyên dương nhóm làm thắng cuộc.
 * Đáp án: 
r
rổ, rá, rựa, rương, rồng, rùa, rắn, rết 
d
dao, dây, dê, dế 
gi
Giường, giá sách, giáo, mác, giáp, giày da, giấy, gián, giun 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2b.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm các từ theo yêu cầu của bài tập.
- HS hai dãy thi tìm từ trước lớp. Dãy nào tìm nhiều từ hơn nhóm đó thắng cuộc
- GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS làm vào vở.1 HS lên bảng.
- GV chốt đáp án :
- Gọi HS đọc lại đáp án.
- HS lắng nghe .
-1 HS đọc lại - Lớp đọc thầm theo.
 - Mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
- Mâm cỗ có bưởi, ổi, chuối và mía.
-Đoạn văn có 4 câu.
-Các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu ; tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
-Cả lớp đọc thầm và tìm từ khó.
- HS nêu .
-HS đọc những từ khó .
- HS viết bảng con - 1 HS viết bảng lớp. 
- HS lắng nghe .
- HS viết bài vào vở .
- HS tự soát bài sau đó đổi chéo bài, kiểm tra lỗi.
- Theo dõi - sửa bài .
-1 HS đọc bài tập - lớp đọc thầm theo.
- HS thực hiện theo yêu cầu .
-HS chia thành 2 nhóm, cử đại diện tham gia. 
- HS lắng nghe.
- HS chơi theo hướng dẫn - Lớp theo dõi, cổ vũ và nhận xét .
-2 HS nêu .
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS tiến hành chơi.
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
- 2 HS đọc lại đáp án.
 4. Củng cố – Dặn dò : ( 5 phút)
 - Sửa lỗi chính tả.
 - Nhận xét tiết học - Tuyên dương HS học tốt.
 - Về viết lại những lỗi sai, hoàn thành bài tập trong vở bài tập.
_________________________________
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Rèn kĩ năng nói : Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý với lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 
 - Rèn kĩ năng viết : Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
- HS có thói quen tìm hiểu về các lễ hội, phong tục đẹp của địa phương và của dân tộc Việt Nam.
 II. CHUẨN BỊ :
 -GV : Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý bài tập 1.
 Một số tranh ảnh về các lễ hội. Tranh Lễ hội trong SGK( phóng to).
 -HS : Vở , SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Nề nếp. 
 2. Bài cũ : Gọi 2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở bài miệng tuần trước. ( 5 phút)
Bức tranh 1 (H.Trang)
Bức tranh 2 ( Tuấn)
- GV nhận xét, chấm điểm .
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm miệng bài tập 1. ( 10 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ - Gọi HS đọc các câu hỏi gợi ý.
H. Em chọn kể về ngày hội nào?
- Cho HS xem một số tranh ảnh về các ngày hội, các lễ hội.
- GV lưu ý HS :
 + Có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.(Ví dụ : lễ hội kỉ niệm một vị thánh có công với làng, với nước: Hội Gióng, hội đền Kiếp bạc,)
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Gọi 2 HS kể mẫu (theo 6 câu hỏi gợi ý.)
- GV nhận xét.
- Cho vài HS nối tiếp nhau thi kể.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2.(kể viết) (15 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
-Yêu cầu HS tự viết bài của mình vào vở.
-Yêu cầu HS đọc bài viết trước lớp.
- GV và HS nhận xét. GV chấm điểm một số bài làm tốt. Tuyên dương. 
-1HS đọc yêu cầu – lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc.
- HS tự nêu.
- HS quan sát.
- 1 HS đọc - lớp theo dõi.
-2 HS kể, cả lớp theo dõi.
- Vài HS nối tiếp nhau thi kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
Ví dụ : Lễ hội Đâm trâu là lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. Trong hội đâm trâu , người ta dùng giáo dài đâm trâu theo nhịp chiêng trống, máu trâu được pha với rượu để cúng thần, thịt trâu được nấu lên để mọi người ăn uống.
- 1 HS đọc - lớp theo dõi SGK.
- HS viết bài vào vở.
- 5 HS đọc .
- Lớp nhận xét bài của bạn.
 4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút)
- Đọc bài văn mẫu.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
_________________________________
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II)
_________________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 TÌM HIỂU VỀ ÂM NHẠC DÂN TỘC- MĨ THUẬT DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS có những hiểu biết sơ giản về âm nhạc dân tộc và mỹ thuật dân gian.
 - HS phân biệt được các nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian; nhận biết và gọi tên được một số loại tranh dân gian.
 - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc và loại hình nghệ thuật dân gian.
- GV cho HS xem một số tranh ảnh, vật thật về:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 6 tìm hiểu về tên các loại nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian mà các em biết.
b) Hoạt động chung cả lớp:
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm hiểu và trình bày nội dung phong phú.
- GV giới thiệu :
+ Nhạc cụ dân tộc : đàn đá, đàn bầu, đàn nhị, sáo, 
+ Các loại hình nghệ thuật dân gian : Tuồng, chèo, cải lương, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mỹ thuật dân gian.
- GV giới thiệu một số tranh dân gian, các hoa văn thường được trang trí trong mỹ thuật dân gian (trong tranh, trống đồng, các bức phù điêu,).
 + Các loại tranh dân gian : tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ,
+ Các hoa văn, hình ảnh : phản ánh cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của nhân dân; các hình ảnh chim, thú, hoa cách điệu,
- Quan sát tranh.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi.
 *  Tổng kết:
- GV cho HS sinh hoạt văn nghệ.
- GV nhận xét tiết sinh hoạt.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt nội quy trường, lớp .
________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_3_tuan_26_trinh_thi_huong.doc