Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (27)

Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (27)

Toán:Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số

A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

? Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư).

- Củng cố về dạng toán giảm một số đi nhiều lần.

? Rèn Hs tính đúng các phép tính chính xác, thành thạo.{ (BT1 cột 1,3,4); 2,3}

? Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

B/ CHUẨN BỊ:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu. Phiếu cá nhân.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc 44 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (27)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán:
A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư).
- Củng cố về dạng toán giảm một số đi nhiều lần.
Rèn Hs tính đúng các phép tính chính xác, thành thạo.{ (BT1 cột 1,3,4); 2,3}
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ CHUẨN BỊ:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu. Phiếu cá nhân.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Hs nêu lại bảng chia từ 2 đến 9.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài – ghi tựa.
b.Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động của gv
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 648 : 3.
- Gv viết lên bảng: 648 : 3 = ? Yêu cầu Hs đặt theo cột dọc.
- Gv yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gv hướng dẫn cho Hs tính từng bước:
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia?
+ 6 chia 3 bằng mấy?
+ Sau khi đã thực hiện chia hàng trăm, ta chia đến hàng chục. 4 chia 3 được mấy?
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và thực hiện chia hàng đơn vị.
+ Vậy 648 chia 3 bằng bao nhiêu
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. Một số Hs nhắc lại cách thực hiện phép chia.
=> Ta nói phép chia 648 : 3 là phép chia hết.
b) Phép chia 236 : 5
- Tương tự như ví dụ a. Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính vào giấy nháp.
- Sau khi Hs thực hiện xong Gv hướng dẫn thêm.
- Vậy 236 chia 5 bằng bao nhiêu ? 
=> Đây là phép chia có dư.
H:Em hãy so sánh số dư với số chia?
2.Luyện tập:
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu Hs vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
Gv nhận xét .
Yêu cầu Hs đối chiếu kết quả chữa bài.
Bài 2: 
-Gọi học sinh đọc đề bài, nêu tóm tắt và cách giải.
-Yêu cầu học sinh làm vào vở.
Tóm tắt:
Có : 234 học sinh
1 hàng: 9 học sinh
Tất cả:hàng?
-Gọi 1 em chữa bài, lớp nhận xét.
-GV nhận xét kết luận bài làm đúng.
Bài 3: Viết (theo mẫu)
 Treo bảng phụ có sẵn bài mẫu, hướng dẫn HS tìm hiểu bài mẫu.
? Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
- Phát phiếu cá nhân.
- Thu 5 bài nhanh nhất chấm, chữa bài.
Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
Hs: Chúng ta bắt đầu chia từ hàng trăm của số bị chia.
6 chia 3 bằng 2.
4 chia 3 được 1.
Một Hs lên bảng làm. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
648 chia 3 = 216.
Hs thực hiện lại phép chia trên.
Hs đặt tính và giải vào giấy nháp. 
Một Hs lên bảng đặt tính. Trình bày lại cách tính. 
* 6 chia 3 đươcï 2, viết 2, 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 0. 
*Hạ 4; 4 chia 3 bằng 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1 .
* Hạ 8, được 18 ; 18 chia 3 được 6, viết 6; 6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0. 
Hs thực hiện tính vào giấy nháp .
1 HS lên bảng tính .
236 5 * 23 chia 5 được 4, viết 4. 
20 47 4 nhân 5 bằng 20 ; 23 trừ 
 36 20 bằng 3. 
 35 * Hạ 6 ; được 36; 36 chia 5 
 được 7 viết 7; 7 nhân 5
 bằng 35 ; 36 trừ 35 bằng 1 .
236 chia 5 bằng 47, dư 1.
-Số dư bé hơn só chia.
Bài 1:Tính
Hs lên bảng làm.
b) 457 4 578 3 489 5
 4 114 3 192 45 97
 05 27 39
 4 27 35
 17 08 4
 16 6
 1 2
Bài 2: Bài toán.
Thảo luận nhóm đôi tìm ra cách giải .
Một Hs lên bảng làm.
HS nhận xét .
Bài giải:
Có tất cả số hàng là:
234 : 9 = 26 (hàng)
Đáp số: 26 hàng.
+Học sinh nêu yêu cầu của bài.
?Ta chia số đó cho số lần cần giảm.
- Làm bài vào phiếu. 1 HS làm bảng phụ.
Số đã cho
432m
888kg
600giờ
312 ngày
Giảm 8 lần
432m:8=54m
888kg:8=111kg
600giờ:8=75giờ
312ngày : 8 = 39 ngày
Giảm 6 lần
432m:6=72m
888kg:6=148kg
600giờ6=100giờ
312ngày : 6 = 52 ngày
 3.Củng cố- dặn dò.
-Nêu lại các bước của phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
-Dặn học sinh về luyện thêm trong vở bài tập.
-Chuẩn bị: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
-Nhận xét tiết học./.
*Rút kinh nghiệm:
Tự nhiên xã hội:
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
 Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
 Giáo dục Hs yêu quê hương, có ý thức giữ gìn và bảo vệ những phương tiện liên lạc.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Một số bì thư. Điện thoại, đồ chơi.
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Bài cũ: Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Em hãy kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế?
+ Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó? 
- Gv nhận xét.
2.Bài mới:
	a.Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 b.Hướng dẫn các hoạt động:
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Thảo luận nhóm đôi.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo các câu hỏi:
+ Bạn đã đến nhà bưu điện thành phố chưa?
+ Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện?
+Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện?
+ Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
*Kết luận:
=> Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
? Hiện nay, dọc đường đi và ở một số nơi công cộng còn có nhiều hộp điện thội công cộng. Những hộp điện thoại đó có tác dụng gì?
?Đối với những tài sản nhà nước đó chúng ta cần phải làm gì?
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Thảo luận nhóm 4-5 HS.
-Yêu cầu các nhóm trao đổi câu hỏi sau:
- Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình?
Bước 2: Thực hành.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Các chương trình phát thanh, truyền hình có nhiều tác dụng nhằm cung cấp thông tin giúp chúng ta thêm hiểu biết,thư giãn.
? Vậy để có nhiều thông tin hiểu biết các em phải làm gì?
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi
Cách tiến hành.
- Cho Hs ngồi thành vòng tròn, mỗi Hs một ghế.
- Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư 
+ Có thư “ chuyển thường”. 
+ Có thư “ chuyển nhanh”. Hs dịch chuyển 2 ghế.
+ Có thư “ chuyển hỏa tốc”. Hs dịch chuyển 3 ghế.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm chơi nhiệt tình.
*Mục tiêu: 
+Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
+ Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống.
Hs thảo luận nhóm đôi theo nội dung yêu cầu.
+ Ví dụ: Gửi thư, Gọi điện thoại, Gửi bưu phẩm,
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm mình.
Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe.
?để gọi điện mà không cần đến bưu điện, gọi điện nhanh và thuận tiện hơn.
?Phải bảo vệ, giữ gìn, không được phá hỏng, nghịch ngợm.
* Mục tiêu:
+ Biết được ích lợi của các hoạt động hoạt động phát thanh, truyền hình.
Hs thảo luận theo nhóm theo nội dung yêu cầu.
+Đài truyền hình và phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong và ngoài nước.
+ Đài truyền hình, phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế,
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Hs cả lớp nhận xét.
+ Lắng nghe.
- Phải thường xuyên đọc báo, nghe đài xem ti vi và cả sử dụng Internet để biết thông tin. 
* Mục tiêu: Tập cho HS có phản ứng nhanh.
Hs chơi trò chơi.
?Mỗi HS đứng lên chuyển dịch 1 ghế. 
? Mỗi HS đứng lên chuyển dịch 2 ghế. 
? Mỗi HS đứng lên chuyển dịch 3 ghế. 
 Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào một ghế trống ,ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó, người trưởng trò lấy bớt ra một ghế và tiếp tục tổ chức trò chơi.
3.Củng cố dặn dò:
H: Hoạt động thông tin liên lạc có tác dụng gì?
- Gọi HS đọc Mục bạn cần biết SGK/57.
- Dặn học sinh về xem lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: Hoạt động nông nghiệp.
-Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm:
Tuần 15
Tập đọc-Kể chuyện:
HỦ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
 I.MỤC TIÊU:
A. Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo ra mọi của cải.
-Đọc đúng các kiểu câu.
-Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm mồi, vất vả, thản nhiên 
-Biết phân biệt các câu kể với lời nhân vật (ông lão).
-Giáo dục Hs biết yêu quí lao động.
B. Kể Chuyện.
-Biết sắp xếp tranh theo đúng thứ tự trong truyện.
-Biết dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu truyện.
 -Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
- KNS: -Tự nhận thức bản thân
 - xác định giá trị
 - Lắng nghe tích cực 
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ: Nhớ Việt Bắc.
- Gv gọi 2 em lên đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu bài Nhớ Việt Bắc .
+ Người cán bo ... ng dẫn học sinh: Đặt tính rồi tính nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia.
Yêu cầu Hs tự làm vào vở
Yêu cầu 4 Hs lên bảng làm.
-Gọi học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
* HĐ2: Làm bài 
Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv vẽ sơ đồ bài toán trên bảng.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi, phân tích bài toán.
H: Muốn tính quãng đường AC ta phải tìm gì?
H:Quãng đường BC như thế nào so với quãng đường AB?
- Gv yêu cầu Hs làm vào vở, giáo viên chấm bài, nhận xét.
Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc đề bài, phân tích bài toán.
? Bài toán yêu cầu tìm gì?
? Muốn biết tổ còn phải dệt bao nhiêu áo len nữa ta phải tính được gì?
Bài toán cho biết gì về số áo len đã dệt?
Vậy làm thế nào để tìm được số áo len đã dệt?
-Gọi 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
Tóm tắt:
Kế hoạch : 450 chiếc áo
Đã dệt : kế hoạch
Còn phải dệt: ? chiếc áo
* HĐ3: Làm bài 5.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi: Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Gv mời 2 Hs lên thi đua làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét bài làm, tuyên dương bạn làm nhanh, đúng.
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
a. b. c.
Hs cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- Đối chiếu kết quả, chữa bài.
Bài 2:Đặt tính rồi tính (theo mẫu)
 948 4
14 237
 28
 0
Mẫu:
 630 7
 00 90
 0
 396 3
 09 132
 06
 0
a) b)
 457 4
 05 114
 17
 1
c) d)
 724 6
 12 120
 04
 4
Bài 3:Bài toán.
A 172m B C
 ?m
-Ta phải tìm quãng đường BC.
-Quãng đường BC gấp 4 lần quãng đường AB.
Bài giải:
Quãng đường BC dài là:
172Í 4 = 688(m)
Quãng đường AC dài là:
172 + 688 = 860 (m)
Đáp số : 860 m.
Bài 4:Bài toán.
- Tìm số áo len mà tổ đó còn phải dệt.
-Phải tìm số áo len đã dệt được trong số 450 chiếc áo len.
- Đã dệt tổng số áo len.
- Lấy 450 áo chia cho 5.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Bài giải:
 Số áo đã dệt là:
 450 : 5 = 90 (chiếc)
 Số áo còn phải dệt là:
 450 – 90 =360 (chiếc)
 Đáp số: 360 chiếc áo len.
Bài 5:Tính độ dài mỗi đường gấp khúc ABCDE, KMNPQ:
-Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
 B 4cm C
 3cm 3cm
 A D 4cm E
 N 3cm P
 3cm 3cm
 K 3cm M Q
*Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3+4+3+4=14 (cm)
*Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là:
3+3+3+3=12(cm) 
3.Củng cố– dặn dò.
Giáo viên củng cố cho học sinh về cách nhân chia số có 3 chữ số và cách giải các dạng toán.
-Dặn dò học sinh làm bài tập trong vở bài tập in.
 Chuẩn bị : Luyện tập chung. 
-Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm:
Đạo đức:
I/ MỤC TIÊU: Giúp Hs hiểu:
Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Biết quan tâm, giúp dỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
Có thái độ tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Các tình huống.
Nội dung câu chuyện “ Tình làng nghĩa xóm” - Nguyễn Vân Anh – TP Nam Định. 
* HS: VBT Đạo đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 1).
- Gọi 2 Hs lên làm bài tập 3 VBT. - Gv nhận xét.
2.Bài mới:
	a.Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 b.Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
- Gv phát phiếu thảo luận và yêu cầu Hs thảo luận.
* Các tình huống: 
Bác Tư sống một mình, lúc bị ốm không có ai bên cạnh chăm sóc. Thương bác, Hằng đã nghỉ học hẳn một buổi để ở nhà giúp bác làm công việc nhà.
Thấy bà Lan vừa phải trông bé Bi, vưà thổi cơm. Huy chạy lại, xin được trông bé Bi giúp bà.
Chủ nhật nào, Việt cũng giúp cu Tuấn ở nhà bên học Toán.
Tùng nô đùa với các bạn trong khu tập thể, đá bóng vào cả quán nước nhà bác Lưu.
- Gv nhận xét câu trả lời cuả các nhóm.
=> Gv chốt lại: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giếng là việc làm tốt nhưng cần phải chú ý đến sức mình, chỉ nên giúp những công việc hoàn toàn phù hợp và vừa sức với hoàn cảnh của mình.
* Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi, ghi lại những công việc mà bạn đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình. 
- Gv nhận xét, khen ngợi các em đã biết cư xử đúng đối với hàng xóm láng giềng..
* Hoạt động 3: 
* Xử lý tình huống và đĩng vai.
- Chia lớp thành 3 nhĩm.
- Yêu cầu mỗi nhĩm thảo luận, xử lý 1 tình huống rồi đĩng vai (BT5 - VBT).
- Mời các nhĩm lên đĩng vai.
1. Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng.
2. Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ rất sớm, bác nhờ em trông nhà giúp.
3. Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang ốm.
4. Khách của bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp cho bác Hải lá thư.
- Nhận xét, KL.
- Gọi HS nhắc lại phần kết luận.
Các nhóm tiến hành thảo luận.
Đại diện các nhóm đưa ra lời giải thích hợp lý do cho mỗi ý kiến.
Các nhóm nhận xét bổ sung câu trả lời.
Hs các nhóm nhận xét, bổ sung.
1 –2 Hs nhắc lại.
Hs thảo luận nhóm đôi.
3 – 4 cặp lên phát biểu.
Hs nghe, nhận xét, bày tỏ ý kiến của mình.
*Mục tiêu: Có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến
- Các nhĩm thảo luận, xử lý tình huống và chuẩn bị đĩng vai.
- Các nhĩm lên đĩng vai.
- Cả lớp nhận xét về cách ứng xử của từng nhĩm
- Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hải.
- Em vui vẻ trông hộ nhà cho bác Nam.
- Em cần nhăc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
-Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa cho bác.
- HS đọc phần luận trên bảng.
* Mỗi người không thể sống xa gia đình, xa hàng xóm, láng giềng. Cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng để thắt chặt hơn mối quan hệ tình cảm tốt đẹp này.
3.Củng cố– dặn dò. 
H:Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gọi HS đọc phần kết luận chung.
Người xưa đã nói chớ quên
Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.
Gĩư gìn tình nghĩa tương giao,
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.
-Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài: Biết ơn thương binh, liệt sỹ.
-Nhận xét tiết học./.
Chính tả:
Nhà Rông Ở Tây Nguyên
I/ MỤC TIÊU:
Nghe -viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Nhà rông ở Tây Nguyên.”
Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: ( ưi/ươi) hay âm đầu (s/x), âm giữavần (ât/âc). 
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ:
	* GV: ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ: “ Hũ bạc của người cha”.
+-Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : hạt muối, múi bưởi, núi lửa, mật ong, quả gấc.
-Gv và cả lớp nhận xét.
2.Bài mới:
	a.Giới thiệu bài + ghi tựa.
 b.Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần đoạn viết của bài: Nhà rông ở Tây Nguyên.
Gv mời 2 HS đọc lại.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những từ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả?
- Gv hướng dẫn các em viết vào bảng con những từ dễ viết sai: 
Gv đọc cho viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv đọc từng câu, cụm từø. 
Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi 
- Gv chấm bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 nhóm (mỗi nhóm 5 Hs (tiếp nối nhau lên bảng điền đủ từ)
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Phát giáy và bút cho 3 nhóm làm.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần, cho 3 nhóm trình bày kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
- Đó là nơi thờ thần làng, có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách.
-Có ba câu.
-Hs phát biểu ý kiến, ví dụ: 
 + giỏ mây, truyền lại, chiêng trống
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
Bài 2: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi?
+3 nhóm tiếp nối nhau lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Khung cửi – mát rượi – cưỡi ngựa – gửi thư – sưởi ấm – tưới cây.
- 1 HS đọc thành tiếng.
Bài 3:Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- Nhận đồ dùng, trao đổi làm trong nhóm.
- Đại diêïn nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
Xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh, xâu xé.
Sâu: sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu sắc, sâu rộng.
Xẻ: xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, máy xẻ..
Sẻ: chim sẻ, chia sẻ, nhường cơm sẻ áo.
Bật: bật lửa, tất bật, run bần bậ, nổi bật,..
Bậc: bậc cửa, bậc thang, cấp bậc, thứ bậc,
Nhất: thứ nhất, nhất trí, thống nhất, duy nhất,
Nhấc: nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân, nhấc gót,
3.Củng cố-dặn dò:
-Về xem và tập viết lại từ khó.
-Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học./.
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 15(1).doc